Toán Tìm X Lớp 3 - 6 Quy Tắc Tính Và 30 Bài Tập Có Lời Giải

Share

Bài toán tìm x lớp 3 là 1 dạng toán quen thuộc trong chương trình môn Toán lớp 3. Toán tìm x lớp 3 chia thành 5 dạng khác nhau, từ cơ bản tới nâng cao. Bên cạnh đó, còn cung cấp chi tiết cách giải từng dạng toán, cùng 24 bài tập thực hành.

Nhờ đó, các em sẽ hiểu sâu hơn về dạng toán tìm x, rồi tự mình rèn luyện tốt các bài tập tìm x để đạt kết quả cao trong học tập. Mời các em cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây

Các Nội Dung Chính

  • Tìm X lớp 3 là gì?
  • 6 quy tắc tìm x lớp 3 và các công thức tìm x lớp 3
  • Các dạng toán tìm x lớp 3
  • 30 bài tập tìm x lớp 3 cơ bản và bài tìm x lớp 3 nâng cao

Tìm X lớp 3 là gì?

Tìm x là dạng toán đi tìm giá trị của ẩn X trong phép tính

Ví dụ 1:

x+236=432

x=432-236

x=196

Ví dụ 2:

x:25=100

x=100*25

x=2500

>>> Tham khảo: Bài Tập Toán Tìm X Lớp 2 Nâng Cao – 27 Đề Bài Hay Nhất Cho Bé

6 quy tắc tìm x lớp 3 và các công thức tìm x lớp 3

Quy tắc về phép cộng

Công thức như sau:

Số hạng + số hạng = tổng.

Số hạng chưa biết = tổng – số hạng đã biết

Quy tắc về phép trừ

Công thức tìm x lớp 3 với phép trừ như sau:

Số bị trừ – số trừ = hiệu.

Số trừ = số bị trừ – hiệu

Số bị trừ = số trừ + hiệu

Quy tắc về phép nhân

Công thức tìm x lớp 3 với phép nhân như sau:

Thừa số x thừa số = tích

Thừa số chưa biết  = tích : thừa số đã biết

Quy tắc về phép chia

Công thức tìm x lớp 3 với phép chia như sau:

Số bị chia : số chia = thương

Số bị chia = thương x số chia

Số chia = Số bị chia : thương

Quy tắc về thứ tự ưu tiên 1

Nhân chia trước, cộng trừ sau.

Quy tắc về thứ tự ưu tiên 2

Nếu chỉ có cộng trừ, hoặc chỉ có nhân chia thì thực hiện từ trái qua phải.

Xem thêm: Bảng Nhân Chia Lớp 3 (Bảng Cửu Chương Lớp 3) Chi Tiết và Hướng Dẫn Cách Học

Các dạng toán tìm x lớp 3

Dạng 1: Toán tìm x lớp 3 trong tổng, hiệu, tích, thương của số cụ thể ở vế trái – số nguyên ở vế phải

Phương pháp:

– Bước 1: Nhớ lại quy tắc, thứ tự của phép cộng, trừ, nhân, chia

– Bước 2: triển khai tính toán

Bài tập toán lớp 3 tìm x biết

Ví dụ 1:

a) 1264 + X = 9825

X = 9825 – 1264

X = 8561

b) X + 3907 = 4015

X = 4015 – 3907

X = 108

c) 1521 + X = 2024

X = 2024 – 1521

X = 503

d) 7134 – X = 1314

X = 7134 – 1314

X = 5820

e) X – 2006 = 1957

X = 1957 + 2006

X = 3963

Ví dụ 2:

a) X x 4 = 252

X = 252 : 4

X = 63

b) 6 x X = 558

X = 558 : 6

X = 93

c) X : 7 = 103

X = 103 x 7

X = 721

d) 256 : X = 8

X = 256 : 8

X = 32

Tìm x lớp 3 – Dạng 2: Bài toán có tổng, hiệu, tích, thương của một số cụ thể ở vế trái – biểu thức ở vế phải

Phương pháp:

– Bước 1: Nhớ lại quy tắc thực hiện phép tính nhân, chia, cộng, trừ

– Bước 2: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện bên trái

– Bước 3: Trình bày, tính toán

Bài tập toán lớp 3 tìm x biết

Ví dụ 1:

a) X : 5 = 800 : 4

X : 5 = 200

X = 200 x 5

X = 1000

b) X : 7 = 9 x 5

X : 7 = 45

X = 45 x 7

X = 315

c) X x 6 = 240 : 2

X x 6 = 120

X = 120 : 6

X = 20

d) 8 x X = 128 x 3

8 x X = 384

X = 384 : 8

X = 48

e) X : 4 = 28 + 7

X : 4 = 35

X = 35 x 4

X = 140

g) X x 9 = 250 – 25

X x 9 = 225

X = 225 : 9

X = 25

Ví dụ 2:

a) X + 5 = 440 : 8

X + 5 = 55

X = 55 – 5

X = 50

b) 19 + X = 384 : 8

19 + X = 48

X = 48 – 19

X = 29

c) 25 – X = 120 : 6

25 – X = 20

X = 25 – 20

X = 5

d) X – 35 = 24 x 5

X – 35 = 120

X = 120 + 35

X = 155

Dạng 3: Tìm X có vế trái là biểu thức hai phép tính và vế phải là một số nguyên

Phương pháp:

– Bước 1: Nhớ lại kiến thức phép cộng trừ nhân chia

– Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ trước rồi mới thực hiện phép chia nhân sau

– Bước 3: Khai triển và tính toán

Bài tập toán lớp 3 tìm x biết

Ví dụ 1:

a) 403 – X : 2 = 30

X : 2 = 403 – 30

X : 2 = 373

X = 373 x 2

X = 746

b) 55 + X : 3 = 100

X : 3 = 100 – 55

X : 3 = 45

X = 45 x 3

X = 135

c) 75 + X x 5 = 100

X x 5 = 100 – 75

X x 5 = 25

X = 25 : 5

X = 5

d) 245 – X x 7 = 70

X x 7 = 245 – 70

X x 7 = 175

X = 175 : 7

X = 25

Xem thêm: Toán Tư Duy Lớp 3 – 5 Môn Toán Phổ Biến Nhất Và Bài Tập Tham Khảo

Dạng 4: Tìm X có vế trái là một biểu thức hai phép tính – vế phải là tổng hiệu tích thương của hai số

Phương pháp:

– Bước 1: Nhớ quy tắc tính toán phép cộng trừ nhân chia

– Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó rồi tính vế trái. Ở vế trái ta cần tính toán trước đối với phép cộng trừ

– Bước 3: Khai triển và tính toán

Bài tập toán lớp 3 tìm x biết

Ví dụ 1:

a) 375 – X : 2 = 500 : 2

375 – X : 2 = 250

X : 2 = 375 – 250

X : 2 = 125

X = 125 x 2

X = 250

b) 32 + X : 3 = 15 x 5

32 + X : 3 = 75

X : 3 = 75 – 32

X : 3 = 43

X = 43 x 3

X = 129

c) 56 – X : 5 = 5 x 6

56 – X : 5 = 30

X : 5 = 56 – 30

X : 5 = 26

X = 26 x 5

X = 130

d) 45 + X : 8 = 225 : 3

45 + X : 8 = 75

X : 8 = 75 – 45

X : 8 = 30

X = 30 x 8

X = 240

Ví dụ 2:

a) 125 – X x 5 = 5 + 45

125 – X x 5 = 50

X x 5 = 125 – 50

X x 5 = 75

X = 75 : 5

X = 15

b) 350 + X x 8 = 500 + 50

350 + X x 8 = 550

X x 8 = 550 – 350

X x 8 = 200

X = 200 : 8

X = 25

c) 135 – X x 3 = 5 x 6

135 – X x 3 = 30

X x 3 = 135 – 30

X x 3 = 105

X = 105 : 3

X = 35

d) 153 – X x 9 = 252 : 2

153 – X x 9 = 126

X x 9 = 153 – 126

X x 9 = 27

X = 27 : 9

X = 3

Dạng 5: Tìm x có vế trái là một biểu thức có dấu ngoặc đơn – vế phải là tổng, hiệu, tích, thương của hai số

Phương pháp:

– Bước 1: Nhớ lại quy tắc đối với phép cộng trừ nhân chia

– Bước 2: Tính toán giá trị biểu thức vế phải trước, sau đó mới thực hiện các phép tính bên vế trái. ở vế trái thì thực hiện ngoài ngoặc trước trong ngoặc sau

 Bài tập tìm x lớp 3

Ví dụ 1:

a) (X – 3) : 5 = 34

(X – 3) = 34 x 5

X – 3 = 170

X = 170 + 3

X = 173

b) (X + 23) : 8 = 22

X + 23 = 22 x 8

X + 23 = 176

X = 176 – 23

X = 153

c) (45 – X) : 3 = 15

45 – X = 15 x 3

45 – X = 45

X = 45 – 45

X = 0

d) (75 + X) : 4 = 56

75 + X = 56 x 4

75 + x = 224

X = 224 – 75

X = 149

Ví dụ 2:

a) (X – 5) x 6 = 24 x 2

(X – 5) x 6 = 48

(X – 5) = 48 : 6

X – 5 = 8

X = 8 + 5

X = 13

b) (47 – X) x 4 = 248 : 2

(47 – X) x 4 = 124

47 – X = 124 : 4

47 – X = 31

X = 47 – 31

X = 16

c) (X + 27) x 7 = 300 – 48

(X + 27) x 7 = 252

X + 27 = 252 : 7

X + 27 = 36

X = 36 – 27

X = 9

d) (13 + X) x 9 = 213 + 165

(13 + X) x 9 = 378

13 + X = 378 : 9

13 + X = 42

X = 42 – 13

X = 29

>>>Các phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo thêm chương trình học giúp bé giải bài toán tìm x lớp 2 hiệu quả nhấtnhất.

30 bài tập tìm x lớp 3 cơ bản và bài tìm x lớp 3 nâng cao

1. X x 5 + 122 + 236 = 633

2. 320 + 3 x X = 620

3. 357 : X = 5 dư 7

4. X : 4 = 1234 dư 3

5. 120 – (X x 3) = 30 x 3

6. 357 : (X + 5) = 5 dư 7

7. 65 : x = 21 dư 2

8. 64 : X = 9 dư 1

9. (X + 3) : 6 = 5 + 2

10. X x 8 – 22 = 13 x 2

11. 720 : (X x 2 + X x 3) = 2 x 3

12. X+ 13 + 6 x X = 62

13. 7 x (X – 11) – 6 = 757

14. X + (X + 5) x 3 = 75

15. 4 < X x 2 < 10

16. 36 > X x 4 > 4 x 1

17. X + 27 + 7 x X = 187

18. X + 18 + 8 x X = 99

19. (7 + X) x 4 + X = 108

20. (X + 15) : 3 = 3 x 8

21. (X : 12 ) x 7 + 8 = 36

22. X : 4 x 7 = 252

23. (1+ x) + (2 + x) + (3 + x) + (4 + x ) + (5 + x) = 10 x 5

24. (8 x 18 – 5 x 18 – 18 x 3) x X + 2 x X = 8 x 7 + 24

Xem thêm: Bài Tập Tiếng Anh Lớp 3 Nâng Cao – Tổng Hợp Các Đề Phổ Biến Nhất.

3.3/5 - (185 votes)

Nếu ba mẹ thấy hữu ích hãy chia sẻ:

  • Email

Related

Từ khóa » Cách Tìm X