[Toán Tư Duy Lớp 4] Tính Diện Tích: Đơn Vị đo Lường Hệ Mét
Có thể bạn quan tâm
Theo chương trình toán tư duy cho trẻ ở tiểu học thì đại lượng là một trong những nội dung kiến thức quan trọng. Sau đây, Sylvan Learning sẽ giới thiệu một số hoạt động toán tư duy lớp 4 hữu ích để giúp trẻ học về các tính diện tích theo đơn vị đo lường hệ mét.
Kỹ năng đạt được
- Trẻ có thể tính được diện tích bằng cách tìm tổng số đơn vị diện tích có cùng kích thước bao phủ một hình dạng không có khoảng trống hoặc chồng lên nhau.
- Trẻ giải được các bài toán tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông
- Trẻ tính diện tích của các hình phức tạp bằng cách chia các hình đó thành các hình cơ bản (ví dụ: hình chữ nhật, hình vuông)
- Đo các cạnh của hình dạng để sử dụng công thức tính diện tích giải quyết vấn đề
Hoạt động toán tư duy lớp 4 về Tính Diện tích với đơn vị đo lường hệ mét
Hoạt động 1: Hình chữ nhật hệ mét
Tổng quát
Trẻ ước tính và tính diện tích các tờ giấy hình chữ nhật bằng cm vuông, bao gồm cả việc sử dụng công thức tính diện tích.
Hướng dẫn
- Yêu cầu trẻ dựng một hình vuông có diện tích bằng 400 cm2. Sau khi trẻ có một phút để suy nghĩ và thực hiện, hãy để các em chia sẻ kết quả.
- Bây giờ hãy giơ hình chữ nhật bằng giấy mà bạn đã chuẩn bị. Yêu cầu trẻ ước tính diện tích theo đơn vị cm2, sử dụng mảnh giấy đơn vị có chiều dài 10cm mỗi cạnh.
- Bây giờ yêu cầu trẻ chia sẻ ý kiến để tìm diện tích thực của hình chữ nhật bằng giấy. Đố trẻ nghĩ ra một phương pháp hiệu quả hơn so với việc sử dụng mảnh giấy đơn vị có chiều dài 10cm mỗi cạnh. Trẻ có thể đề xuất đặt hình chữ nhật bằng giấy lên trên mảnh giấy đơn vị có chiều dài 10cm mỗi cạnh.
- Dán hình chữ nhật bằng giấy lên bảng. Yêu cầu trẻ đo và ghi nhãn kích thước các cạnh trong khicác bạn khác cùng quan sát. Ghi lại các số trên bảng sau đó cho trẻ áp dụng phép nhân để nhân các số này với nhau.
- Yêu cầu trẻ lấy các mảnh giấy đơn vị có chiều dài 10cm mỗi cạnh đặt trở lại túi của mình. Sau đó, yêu cầu trẻ bắt cặp để làm việc chung. Phát cho mỗi cặp tờ giấy xi măng có in các hình chữ nhật. Yêu cầu trẻ phối hợp để cắt 6 hình chữ nhật theo các đường kẻ đậm.
- Yêu cầu trẻ ước lượng và tìm diện tích của mỗi hình chữ nhật theo đơn vị cm2. Khuyến khích trẻ sử dụng các mảnh mảnh giấy đơn vị có chiều dài 10cm mỗi cạnh để ước lượng diện tích các hình này. Đồng thời yêu cầu trẻ sử dụng kỹ năng ước lượng của mình để xếp 6 hình chữ nhật theo thứ tự, từ diện tích nhỏ nhất đến lớn nhất và yêu cầu trẻ thảo luận ý kiến.
Hoạt động 2: Ladybug dream house – Ngôi nhà mơ ước của bọ rùa
Tổng quát
Trẻ ước tính và tính diện tích theo đơn vị cm2 khi vẽ sơ đồ mặt bằng cho ngôi nhà mơ ước của bọ rùa.
Hướng dẫn
- Chiếu hình ảnh tờ giấy kẻ đường lưới cm lên màn hình. Cho trẻ biết rằng các em đã được thuê để thiết kế và vẽ sơ đồ cho ngôi nhà mới của gia đình bọ rùa. Khi trẻ quan sát, hãy sử dụng thước kẻ của bạn để vẽ một hình chữ nhật 14cm x 18cm trên lưới. Đây là các kích thước bên ngoài ngôi nhà của Bọ rùa. Yêu cầu trẻ ước lượng tổng diện tích của ngôi nhà theo đơn vị cm2.
- Phát cho mỗi học sinh một tờ giấy kẻ đường lưới cm. Yêu cầu các em vẽ một hình chữ nhật có kích thước 16cm x 21cm trên tờ giấy của mình, sử dụng thước kẻ để vẽ các đường thẳng.
- Khi trẻ quan sát, vẽ một hình chữ nhật 6cm x 8cm ở một trong các góc của sơ đồ mặt bằng ngôi nhà phía trên. Giải thích rằng đây là một trong những phòng ngủ. Yêu cầu học sinh ước lượng diện tích hình chữ nhật vừa vẽ và sau đó llàm việc nhóm để tìm diện tích thực tế. Ghi nhãn phòng với kích thước, diện tích và tên phòng.
- Sau đó, yêu cầu học sinh chọn một vị trí trên sơ đồ mặt bằng bọ rùa của họ để vẽ và dán nhãn cho một phòng ngủ 6cm × 8cm. Hãy cho trẻ biết rằng trẻ có thể đặt phòng ngủ đó ở bất cứ đâu trong nhà, nhưng cần tận dụng không gian. Vì họ Bọ rùa cần rất nhiều diện tích cho các phòng khác.
- Phát cho mỗi trẻ một bản vẽ Ngôi nhà mơ ước của Bọ rùa. Nhắc trẻ rằng các em có thể bố trí các phòng ở bất cứ đâu trong nhà. Khuyến khích trẻ sử dụng không gian một cách tối ưu, vì có thể trẻ muốn thiết kế thêm các phòng và đặt các hành langnữa.
- Yêu cầu trẻ thiết kế thêm các phòng khác trong Ngôi nhà mơ ước của Bọ rùa. Các phòng này có diện tích ít nhất bằng với diện tích trong bảng bên dưới, nhưng trẻ có thể thiết kế các phòng rộng hơn nếu trẻ muốn. Đề nghị trẻ ghi nhãn tên phòng và lưu ý trẻ cần có khoảng trống là hành lang giữa các phòng để dễ dàng đi lại.
- Ngoài các phòng chính nói trên, bạn có thể yêu cầu trẻ thiết kế các phòng khác trong nhà. Có thể gia đình bọ rùa sẽ cần thêm phòng máy tính, phòng cho khách, phòng nghệ thuật, phòng giải trí, phòng âm nhạc… và rất nhiều phòng nữa. Gợi ý cho trẻ tận dụng diện tích để diện tích các phòng thật rộng rãi, thoải mái. Với các phòng này, bạn cũng yêu cầu trẻ ghi nhãn tên phòng, đo diện tích và ghi chép vào bảng bên dưới.
- Nếu còn thời gian, bạn có thể yêu cầu trẻ tô màu các phòng trong Ngôi nhà mơ ước của Bọ rùa theo ý thích. Trẻ có thể tùy ý thêm cửa vào và cửa sổ, đồ đạc và bất cứ món đồ ưa thích nào.
Tải về bài tập: Area in Metric units
Trên đây là nội dung hoạt động toán tư duy lớp 4 cho trẻ để học về đại lượng – tính diện tích theo đơn vị đo lường hệ mét. Mong thông qua các hoạt động này, trẻ sẽ được trau dồi nhiều hơn kiến thức về tính diện tích.
Từ khóa » Dụng Cụ đo Diện Tích Lớp Học
-
Các Loại Thước đo Diện Tích, Máy đo Diện Tích đất Phổ Biến Nhất Hiện ...
-
Máy Đo Diện Tích Thước Đo Diện Tích, Hệ Đo Lường Cổ Việt Nam
-
(1) Người Ta Chọn đơn Vị đo Diện Tích Như Thế Nào ? - Hoc24
-
Kể Tên Các đơn Vị đo Diện Tích? - Selfomy Hỏi Đáp
-
Tổng Hợp Thiết Bị đo điện, động Cơ, đồng Hồ Kiểm Tra điện - TKTech
-
Bảng đơn Vị đo Diện Tích Và Cách Quy đổi Chuẩn Nhất
-
Điện Tích Thử Là Gì? Sự Tương Tác Và Dụng Cụ đo điện Tích
-
Điều Nào Sau đây Là Không đúng?
-
Cách để Đo Diện Tích Căn Phòng - WikiHow
-
Hãy Kể Tên Một Số Dụng Cụ đo Chiều Dài, Khối Lượng, Thể Tích, Thời ...