Toán Tử Trong Java - GP Coder (Lập Trình Java)
Có thể bạn quan tâm
Java cung cấp rất nhiều toán tử đa dạng để thao tác với các biến. Chúng ta có thể chia tất cả các toán tử trong Java thành các nhóm sau:
Nội dung
- 1 Toán tử số học
- 2 Toán tử quan hệ
- 3 Toán tử thao tác bit
- 4 Toán tử logic
- 5 Các toán tử gán
- 6 Toán tử hỗn hợp
- 7 Thứ tự ưu tiên của các toán tử
- 8 Thay đổi thứ tự ưu tiên của các toán tử
- 9 So sánh toán tử logic và toán tử thao tác bit
- 10 Thăng hạn dữ liệu (Numeric Promotion)
Toán tử số học
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ: B = 20, A = 10 |
+ | Phép cộng | A + B sẽ cho kết quả 30 |
– | Phép trừ: trừ toán hạng trái cho toán hạng phải | A – B sẽ cho kết quả -10 |
* | Phép nhân | A * B sẽ cho kết quả 200 |
/ | Phép chia: chia toán hạng trái cho toán hạng phải | B / A sẽ cho kết quả 2 |
% | Phép chia lấy phần dư: Lấy phần dư của phép chia toán hạng trái cho toán hạng phải | B % A sẽ cho kết quả 0 |
++ | Phép lượng gia: lượng gia giá trị toán hạng thêm 1 | B++ sẽ cho kết quả 21 |
— | Phép lượng giảm: lượng giảm giá trị toán hạng đi 1 | B– sẽ cho kết quả 19 |
Toán tử quan hệ
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ: B = 20, A = 10 |
---|---|---|
== | Kiểm tra nếu giá trị của hai toán hạng có cân bằng hay không, nếu có thì điều kiện là true. | (A == B) là không true. |
!= | Kiểm tra nếu giá trị hai toán hạng là cân bằng hay không, nếu không cân bằng, thì điều kiện là true | (A != B) là true. |
> | Kiểm tra nếu toán hạng trái có lớn hơn toán hạng phải hay không, nếu có thì điều kiện là true | (A > B) là không true. |
< | Kiểm tra nếu toán hạng phải có lớn hơn toán hạng trái hay không, nếu có thì điều kiện là true | (A < B) là true. |
>= | Kiểm tra nếu toán hạng trái có lớn hơn hoặc bằng toán hạng phải hay không, nếu có thì điều kiện là true | (A >= B) là không true. |
<= | Kiểm tra nếu toán hạng phải có lớn hơn hoặc bằng toán hạng trái hay không, nếu có thì điều kiện là true | (A <= B) là true. |
Lưu ý: Toán tử == và != được sử dụng trong các trường hợp sau:
- So sánh hai kiểu nguyên thủy số hoặc ký tự. Nếu các giá trị số thuộc các kiểu dữ liệu khác nhau, các giá trị sẽ tự động được thăng hạng. Ví dụ: 5 == 5,00 trả về true vì phía bên trái được thăng cấp thành double.
- So sánh hai giá trị boolean.
- So sánh hai đối tượng, bao gồm giá trị null và chuỗi.
Toán tử thao tác bit
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ: B = 20, A = 10 |
---|---|---|
& | Toán tử Và nhị phân sao chép một bit tới kết quả nếu nó tồn tại trong cả hai toán hạng | (A & B) sẽ cho kết quả 12, hay là 0000 1100 |
| | Toán tử Hoặc nhị phân sao chép một bit tới kết quả nếu nó tồn tại trong một hoặc hai toán hạng | (A | B) sẽ cho kết quả 61, hay là 0011 1101 |
^ | Toán tử Hoặc loại trừ nhị phân sao chép bit nếu nó được thiết lập trong một toán hạng nhưng không phải trong cả hai | (A ^ B) sẽ cho kết quả 49, hay là 0011 0001 |
~ | Toán tử đảo bit là toán tử một ngôi. Đảo bít 1 thành 0 và ngược lại | (~A ) sẽ cho kết quả -61, hay là 1100 0011 |
<< | Toán tử dịch trái. Giá trị toán hạng trái được dịch chuyển sang trái bởi số các bit được xác định bởi toán hạng bên phải. | A << 2 sẽ cho kết quả 240, hay là 1111 0000 |
>> | Toán tử dịch phải. Giá trị toán hạng trái được dịch chuyển sang phải bởi số các bit được xác định bởi toán hạng bên phải | A >> 2 sẽ cho kết quả 15, hay là 1111 |
>>> | Toán tử dịch phải và điền 0 vào chỗ trống | A >>>2 sẽ cho kết quả 15, hay là 0000 1111 |
Toán tử logic
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ: B = true, A = false |
---|---|---|
&& | Toán tử Và logic. Nếu cả hai toán hạng là true, thì khi đó điều kiện là true | (A && B) là false. |
|| | Toán tử Hoặc logic. Nếu một trong hai toán tử là true, thì điều kiện là true | (A || B) là true. |
! | Toán tử Phủ định logic. Sử dụng để đảo ngược lại trạng thái logic của toán hạng đó. Nếu điều kiện toán hạng là true thì phủ định nó sẽ là false. | !(A && B) là true. |
Các toán tử gán
Toán tử | Miêu tả | Ví dụ: B = 20, A = 10 |
---|---|---|
= | Toán tử gán đơn giản. Gán giá trị toán hạng bên phải cho toán hạng trái. | C = A + B sẽ gán giá trị của A + B vào cho C |
+= | Thêm giá trị toán hạng phải tới toán hạng trái và gán giá trị đó cho toán hạng trái. | C += A là tương đương với C = C + A |
-= | Trừ đi giá trị toán hạng phải từ toán hạng trái và gán giá trị này cho toán hạng trái. | C -= A là tương đương với C = C – A |
*= | Nhân giá trị toán hạng phải với toán hạng trái và gán giá trị này cho toán hạng trái. | C *= A là tương đương với C = C * A |
/= | Chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán giá trị này cho toán hạng trái. | C /= A là tương đương với C = C / A |
%= | Lấy phần dư của phép chia toán hạng trái cho toán hạng phải và gán cho toán hạng trái. | C %= A là tương đương với C = C % A |
<<= | Dịch trái toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải. | C <<= 2 là giống như C = C << 2 |
>>= | Dịch phải toán hạng trái sang số vị trí là giá trị toán hạng phải. | C >>= 2 là giống như C = C >> 2 |
&= | Phép AND bit | C &= 2 là giống như C = C & 2 |
^= | Phép OR loại trừ bit | C ^= 2 là giống như C = C ^ 2 |
|= | Phép OR bit. | C |= 2 là giống như C = C | 2 |
Toán tử hỗn hợp
Toán tử điều kiện ( ? : )
Toán tử điều kiện là một loại toán tử đặc biệt vì nó bao gồm ba thành phần cấu thành biểu thức điều kiện. Cú pháp:
<biểu thức 1> ? <biểu thức 2> : <biểu thức 3>;
- biểu thức 1: Biểu thức logic. Trả trả về giá trị True hoặc False
- biểu thức 2: Là giá trị trả về nếu <biểu thức=”” 1=””>xác định là True</biểu>
- biểu thức 3: Là giá trị trả về nếu <biểu thức=”” 1=””>xác định là False</biểu>
Toán tử instanceof
Toán tử này chỉ được sử dụng cho các biến tham chiếu đối tượng. Toán tử kiểm tra có hay không đối tượng là một kiểu cụ thể (kiểu class hoặc kiểu interface). Toán tử instanceof được viết như sau:
Ví dụ: public class Test { public static void main(String args[]){ String name = "gpcoder"; // Kiểm tra name có phải là kiểu chuỗi hay không boolean result = name instanceof String; System.out.println( result ); // kết quả: true } }( Object reference variable ) instanceof (class/interface type)
Thứ tự ưu tiên của các toán tử
Loại | Toán tử | Thứ tự ưu tiên |
---|---|---|
Postfix | () [] . (toán tử dot) | Trái sang phải |
Unary | ++ – – ! ~ | Phải sang trái |
Tính nhân | * / % | Trái sang phải |
Tính cộng | + – | Trái sang phải |
Dịch chuyển | >> >>> << | Trái sang phải |
Quan hệ | > >= < <= | Trái sang phải |
Cân bằng | == != | Trái sang phải |
Phép AND bit | & | Trái sang phải |
Phép XOR bit | ^ | Trái sang phải |
Phép OR bit | | | Trái sang phải |
Phép AND logic | && | Trái sang phải |
Phép OR logic | || | Trái sang phải |
Điều kiện | ?: | Phải sang trái |
Gán | = += -= *= /= %= >>= <<= &= ^= |= | Phải sang trái |
Dấu phảy | , | Trái sang phải |
Thay đổi thứ tự ưu tiên của các toán tử
Để thay đổi thứ tự ưu tiên trên một biểu thức, bạn có thể sử dụng dấu ngoặc đơn ():
- Phần được giới hạn trong ngoặc đơn được thực hiện trước.
- Nếu dùng nhiều ngoặc đơn lồng nhau thì toán tử nằm trong ngoặc đơn phía trong sẽ thực thi trước, sau đó đến các vòng phía ngoài.
- Trong phạm vi một cặp ngoặc đơn thì quy tắc thứ tự ưu tiên vẫn giữ nguyên tác dụng.
Ví dụ:
package com.gpcoder; public class App { public static void main(String[] args) { int a = 20; int b = 5; int c = 10; System.out.println("a + b * c = " + (a + b * c)); System.out.println("(a + b) * c = " + ((a + b) * c)); System.out.println("a / b - c = " + (a / b - c)); System.out.println("a / (b - c) = " + (a / (b - c))); } }Output:
a + b * c = 70(a + b) * c = 250a / b – c = -6a / (b – c) = -4
So sánh toán tử logic và toán tử thao tác bit
So sánh || và |
package com.gpcoder; public class App { public static void main(String[] args) { if (check1() || check2()) { System.out.println("Result = true"); } else { System.out.println("Result = false"); } System.out.println("---"); if (check1() | check2()) { System.out.println("Result = true"); } else { System.out.println("Result = false"); } } public static boolean check1() { System.out.println("Check 1"); return true; } public static boolean check2() { System.out.println("Check 2"); return false; } }Output chương trình:
Check 1 Result = true --- Check 1 Check 2 Result = trueNhư bạn thấy, với toán tử ||, chương trình sẽ không thực thi kiểm tra vế sau nếu vế trước cho kết quả là true. Còn với toán tử |, chương trình sẽ luôn luôn thực thi cả 2 vế.
So sánh && và &
Tương tự, với toán tử &&, chương trình sẽ không thực thi kiểm tra vế sau nếu vế trước cho kết quả là false. Còn với toán tử &, chương trình sẽ luôn luôn thực thi cả 2 vế.
package com.gpcoder; public class App { public static void main(String[] args) { if (check1() && check2()) { System.out.println("Result = true"); } else { System.out.println("Result = false"); } System.out.println("---"); if (check1() & check2()) { System.out.println("Result = true"); } else { System.out.println("Result = false"); } } public static boolean check1() { System.out.println("Check 1"); return false; } public static boolean check2() { System.out.println("Check 2"); return true; } }Output:
Check 1 Result = false --- Check 1 Check 2 Result = falseThăng hạn dữ liệu (Numeric Promotion)
Như chúng ta đã biết, mỗi kiểu số nguyên thủy (primitive number) có một độ dài bit xác định. Chúng ta không cần biết kích thước chính xác của các loại này, nhưng nên biết loại nào lớn hơn các loại khác. Ví dụ, giá trị long chiếm nhiều dung lượng hơn giá trị int, int chiếm nhiều dung lượng hơn giá trị short, …
Các quy tắc mà Java sẽ tuân theo khi áp dụng các toán tử cho các kiểu dữ liệu:
- Nếu hai giá trị có kiểu dữ liệu khác nhau, Java sẽ tự động thăng hạng một trong các giá trị lên giá trị lớn hơn trong hai kiểu dữ liệu. Ví dụ: int + long -> long.
- Nếu một trong các giá trị là nguyên và giá trị kia là dấu phẩy động, Java sẽ tự động chuyển giá trị nguyên sang kiểu dữ liệu của giá trị dấu phẩy động. Ví dụ: int + double -> double.
- Các kiểu dữ liệu nhỏ hơn, cụ thể là byte, short và char, lần đầu tiên được thăng cấp thành int bất kỳ khi nào chúng được sử dụng với toán tử số học nhị phân Java, ngay cả khi không có toán hạng nào là int.
- Sau khi tất cả việc thăng hạng đã xảy ra và các toán hạng có cùng kiểu dữ liệu, giá trị kết quả sẽ có cùng kiểu dữ liệu với các toán hạng được thăng hạng của nó.
Lưu ý:
- Rule cuối cùng không áp dụng đối với các toán tử Unary. Chẳng hạn, áp dụng ++ trên short, sẽ cho kết quả là short.
- Đối với các toán tử kết hợp (compound operator): trình biên dịch sẽ tự động chuyển giá trị kết quả sang kiểu dữ liệu của giá trị ở phía bên trái của toán tử ghép. Ví dụ:
Chuyên mục: Basic Java Được gắn thẻ: Basic Java
Một số ký tự đặc biệt trong JavaMột số từ khóa trong JavaCó thể bạn muốn xem:
- Lấy ngày giờ hiện tại trong Java (29/10/2017)
- Biến trong java (20/10/2017)
- Integer Constant Pool trong Java (03/02/2018)
- Chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu trong Java (29/10/2017)
- Tránh lỗi NullPointerException trong Java như thế nào? (06/08/2018)
Bình luận
bình luận
Từ khóa » Toán Tử Logic Trong Java
-
Toán Tử Logic Trong Java - Hướng Dẫn Java - Huong Dan Java
-
Toán Tử Trong Java - Học Java Miễn Phí Hay Nhất - VietTuts
-
Toán Tử Logic Trong Java Và Giá Trị True False
-
Toán Tử Trong Java
-
Cách Hoạt động Của Các Toán Tử Logic Trong Java - Deft Blog
-
Tìm Hiểu Các Loại Toán Tử Trong Java
-
[Tự Học Java] Tìm Hiểu Các Toán Tử(Operator) Trong Java - Cafedev
-
Toán Tử Trong Java - Hoclaptrinh
-
Các Toán Tử Trong Java | How Kteam
-
Bài 14: Toán Tử LOGIC Trong Java | Tự Học Java | NIIT - ICT Hà Nội
-
Toán Tử Logic Java
-
Các Toán Tử Trong Java - Techacademy
-
Toán Tử Trong Java - Toán Tử Số Học, Logic, Bitwise, Bậc ... - TutorialCup
-
Các Toán Tử Trong Java - KungFu Tech
-
Toán Tử 3 Ngôi Trong Java - KungFu Tech
-
Các Toán Tử (operators) Trong Java - Góc Học IT
-
Toán Tử Trong Lập Trình Java - Le Vu Nguyen
-
Kiểu Boolean Toán Tử So Sánh Toán Tử Logic
-
Các Loại Toán Tử Trong Ngôn Ngữ Java - Lập Trình Không Khó