Toàn Văn - Bộ Y Tế
Có thể bạn quan tâm
Bộ Y tế
- CSDL Quốc Gia
- Trang chủ
- Tìm kiếm
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản hợp nhất
- Hệ thống hóa VBQPPL
- Quốc hội
- Chính phủ
- Thủ tướng Chính phủ
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Các cơ quan khác
- Hiến pháp
- Bộ luật
- Luật
- Pháp lệnh
- Lệnh
- Nghị quyết
- Nghị quyết liên tịch
- Nghị định
- Quyết định
- Thông tư
- Thông tư liên tịch
- 1945 đến 1950
- 1951 đến 1960
- 1961 đến 1970
- 1971 đến 1980
- 1981 đến 1990
- 1991 đến 2000
- 2001 đến 2010
- 2011 đến 2020
- CSDL quốc gia về VBPL »
- CSDL Bộ Y tế »
- Văn bản pháp luật »
- Thông tư 42/2015/TT-BYT
- Toàn văn
- Thuộc tính
- Lịch sử
- VB liên quan
- Lược đồ
- Bản PDF
- Tải về
- Bản in
- Hiệu lực: Còn hiệu lực
- Ngày có hiệu lực: 05/01/2016
BỘ Y TẾ Số: 42/2015/TT-BYT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
_______________________
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Trung tâm Pháp y cấp tỉnh).
Điều 2. Vị trí pháp lý
Trung tâm Pháp y cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thu trực thuộc Sở Y tế, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu, tài khoản riêng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM
Điều 3. Chức năng
Trung tâm Pháp y cấp tỉnh có chức năng tổ chức thực hiện giám định pháp y trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo, đào tạo bồi dưỡng trong lĩnh vực pháp y.
Điều 4. Nhiệm vụ
1. Thực hiện công tác giám định pháp y trên địa bàn tỉnh bao gồm:
a) Giám định và giám định lại tổn thương cơ thể do chấn thương và các nguyên nhân khác;
b) Giám định sự xâm phạm thân thể phục vụ tố tụng, giám định giới tính;
c) Giám định và giám định lại tử thi, giám định hài cốt. Tham gia giám định các trường hợp chết do thiên tai thảm họa ở trong và ngoài nước theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền;
d) Giám định và giám định lại trên hồ sơ;
đ) Các trường hợp giám định khác theo quy định của pháp luật và trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
e) Giám định pháp y theo yêu cầu theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia các hoạt động theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tham gia Hội đồng thi hành án tử hình;
b) Xác định chết não phục vụ cho việc hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật.
3. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về chuyên ngành pháp y.
4. Tham gia công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực pháp y. Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên địa bàn và của Trung ương về lĩnh vực giám định pháp y.
5. Thực hiện dịch vụ y tế theo nhu cầu khi đủ điều kiện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo đúng quy định của pháp luật.
6. Thực hiện việc quản lý viên chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thống kê, báo cáo Sở Y tế, Sở Tư pháp và Viện Pháp y Quốc gia về hoạt động giám định pháp y, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực pháp y trên địa bàn tỉnh.
8. Quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về lĩnh vực pháp y trên địa bàn tỉnh khi được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
Điều 5. Quyền hạn
1. Được quyền đề nghị phối hợp, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng trang thiết bị với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để thực hiện công tác giám định pháp y theo quy định của pháp luật.
2. Được quyền mời chuyên gia, người giám định theo vụ việc và sử dụng các kết luận chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định pháp y;
3. Được quyền yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết trong quá trình thực hiện giám định pháp y.
4. Được từ chối thực hiện giám định pháp y nếu không có đủ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc thực hiện giám định;
5. Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định pháp y; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định pháp y khi trả kết quả giám định pháp y.
Điều 6. Mối quan hệ của Trung tâm Pháp y cấp tỉnh với các cơ quan
1. Chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện, trực tiếp về tổ chức, hoạt động và nguồn lực của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ pháp y của Bộ Y tế và Viện Pháp y Quốc gia.
3. Chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp về công tác giám định tư pháp trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC CỦA TRUNG TÂM
Điều 7. Lãnh đạo Trung tâm
1. Trung tâm Pháp y cấp tỉnh có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn về giám định phải là giám định viên pháp y.
2. Giám đốc Trung tâm Pháp y cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm; Phó Giám đốc Trung tâm pháp y cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm pháp y cấp tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý công chức, viên chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 8. Các phòng chức năng và các khoa chuyên môn
1. Các phòng:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính.
2. Các khoa chuyên môn
a) Khoa Giám định;
b) Khoa Giải phẫu bệnh;
c) Khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh.
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Giám đốc Trung tâm có thể đề nghị Giám đốc Sở Y tế xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập thêm một số khoa, phòng khác như Khoa Xét nghiệm ADN, Khoa Hóa pháp hoặc các khoa, phòng cần thiết khác khi có nhu cầu và đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa thuộc Trung tâm Pháp y cấp tỉnh do Giám đốc Trung tâm quy định theo hướng dẫn phụ lục kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Vị trí việc làm và số lượng người làm việc
Chức danh nghề nghiệp, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của Trung tâm Pháp y cấp tỉnh được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm hoặc Đề án điều chỉnh vị trí việc làm của Trung tâm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2016.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
1. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Y tế làm đầu mối phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Viện Pháp y Quốc gia hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Căn cứ các quy định tại Thông tư này hướng dẫn Trung tâm Pháp y cấp tỉnh xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt;
b) Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển Trung tâm pháp y cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cho việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, bảo đảm thực hiện tốt công tác giám định pháp y trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng.
3. Trung tâm Pháp y cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Y tế (qua Vụ Tổ chức cán bộ) xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
| KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (Đã ký) Nguyễn Viết Tiến |
PHỤ LỤC
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của các phòng, khoa
thuộc Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị
a) Đầu mối giúp Giám đốc Trung tâm trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; các chế độ chính sách tiền lương, khen thưởng, kỷ luật và công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ hành chính văn thư, lưu trữ phục vụ cho hoạt động của Trung tâm;
c) Quản lý việc cấp phát trang thiết bị, vật tư, hóa chất, dung môi theo kế hoạch. Quản lý tài sản, trang thiết bị theo quy định;
d) Tham gia tổ chức công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm;
đ) Đầu mối tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn, các hoạt động thông tin tuyên truyền về hoạt động của chuyên ngành pháp y;
g) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm quy định.
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính
a) Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm trình Giám đốc phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch;
b) Xây dựng dự toán ngân sách, kế hoạch sử dụng ngân sách hàng năm; quản lý việc thu, chi theo kế hoạch và theo đúng quy định pháp luật;
c) Thu thập thông tin và phân tích số liệu chuyên môn; lưu trữ hồ sơ giám định và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
d) Chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, quyết toán tài chính, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với các khoa, phòng xây dựng kế hoạch, triển khai công tác nghiên cứu khoa học của Trung tâm;
g) Tổ chức thu, chi các loại phí, lệ phí và các khoản thu, chi khác theo quy định của pháp luật;
h) Đầu mối tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác pháp y;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
3. Khoa Giám định
a) Tổ chức thực hiện các giám định pháp y về tổn thương cơ thể, xác định nguyên nhân chết, hài cốt, cơ chế hình thành các thương tích, vật gây thương tích, tình dục, độ tuổi, và giám định trên hồ sơ vv…;
b) Thực hiện các giám định khác theo quy định của pháp luật;
c) Tham gia Hội đồng thi hành án tử hình;
d) Khám sức khỏe tiền hôn nhân;
đ) Xác định chết não phục vụ cho việc hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
g) Nghiên cứu và nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực pháp y;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
4. Khoa Giải phẫu bệnh
a) Xét nghiệm mô bệnh học, tế bào học để xác định hình thái và mức độ tổn thương;
b) Thực hiện nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giải phẫu bệnh pháp y;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
5. Khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh
a) Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho giám định;
b) Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho giám định;
c) Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực pháp y;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao./.
Tải file đính kèm- Bản PDF:
- 42.2015.TT.BYT.pdf
- File đính kèm:
- 42.2015.TT.BYT và Phụ lục.doc - (Xem nhanh)
- 42.2015.TT.BYT và Phụ lục.doc - (Xem nhanh)
- 42.2015.TT.BYT.pdf
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.Từ khóa » Giám định Mô Bệnh Học Là Gì
-
Mô Bệnh Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
[DOC] Mẫu Số …/QTGĐ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH MÔ BỆNH HỌC ... - Bộ Y Tế
-
YÊU CẦU CHUNG CỦA XÉT NGHIỆM MÔ BỆNH ... - Health Việt Nam
-
Thời Gian Giám định Mô Bệnh Học - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Ý Nghĩa Và Các Loại Xét Nghiệm Giải Phẫu Bệnh | Medlatec
-
Gian Truân Nghề Giám định Pháp Y - Sở Y Tế Vĩnh Phúc
-
Qui Trình Xét Nghiệm Mô Bệnh Học
-
Mục đích Của Giải Phẫu Bệnh | Vinmec
-
Cách Bảo Quản Mẫu Và Triển Khai Giải Phẫu Bệnh | Vinmec
-
Phương Pháp Chẩn đoán Ung Thư Bằng Mô Bệnh Học
-
[PDF] YÊU CẦU CHUNG CỦA XÉT NGHIỆM ... - Bệnh Viện Nội Tiết Nghệ An
-
Giới Thiệu Chung | Khoa Giải Phẫu Bệnh
-
Mức Tiền Bồi Dưỡng Giám định Viên Tham Gia Giám định Mô Bệnh Học ...
-
Các Quy Trình Kỹ Thuật Cố định, Chuyển đúc, Cắt Mảnh Bệnh Phẩm