Toàn Văn - Trung ương
Có thể bạn quan tâm
Trung ương
- CSDL Quốc Gia
- Trang chủ
- Tìm kiếm
- English
- Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản hợp nhất
- Hệ thống hóa VBQPPL
- Tòa án nhân dân tối cao
- Quốc hội
- Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Chính phủ
- Thủ tướng Chính phủ
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Các cơ quan khác
- Hiến pháp
- Bộ luật
- Luật
- Pháp lệnh
- Lệnh
- Nghị quyết
- Nghị quyết liên tịch
- Nghị định
- Quyết định
- Thông tư
- Thông tư liên tịch
- 1945 đến 1950
- 1951 đến 1960
- 1961 đến 1970
- 1971 đến 1980
- 1981 đến 1990
- 1991 đến 2000
- 2001 đến 2010
- 2011 đến 2020
- CSDL quốc gia về VBPL »
- CSDL Trung ương »
- Văn bản pháp luật »
- Thông tư 14-TC/TDT
- Toàn văn
- Thuộc tính
- Lịch sử
- VB liên quan
- Lược đồ
- Tải về
- Bản in
- Hiệu lực: Còn hiệu lực
- Ngày có hiệu lực: 06/10/1972
BỘ TÀI CHÍNH Số: 14-TC/TDT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Toàn quốc, ngày 6 tháng 10 năm 1972 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thi hành điều lệ ngân sách xã ban hành theo Nghị định số 64-CP ngày 08-4-1972 của Hội đồng Chính phủ
________________________
Hội đồng Chính phủ đã ban hành Điều lệ ngân sách xã (nghị định số 64-CP ngày 08-4-1972 ([1])). Căn cứ vào điều 3 của nghi định nói trên, Bộ ra thông tư này để nói rõ thêm một số điểm nhằm làm cho việc tổ chức chỉ đạo thực hiện điều lệ được thống nhất, phù hợp với hoàn cảnh các địa phương.
I. NẮM VỮNG CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ VÀ Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA NGÂN SÁCH XÃ
Trung ương Đảng và Chính phủ đã nhiều lần xác định cấp xã là cấp cơ sở của Nhà nước ở nông thôn, là một cấp rất quan trọng, ngày càng cần được củng cố thêm (nghị quyết số 29-CP tháng 01-1968 của Hội đồng Chính phủ, nghị quyết số 197-NQ/TW ngày 15-3-1970 của Bộ Chính trị).
Là cấp chính quyền cơ sở, xã phải phát huy đầy đủ chức năng là cơ quan quyền lực và đơn vị hành chính của Nhà nước ở nông thôn. Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính xã phải làm tròn nhiệm vụ là những cơ quan đại diện của Nhà nước, đồng thời là đại diện của nhân dân, phải vươn lên làm đầy đủ nhiệm vụ và sử dụng đúng đắn quyền hạn của mình - như đã quy định trong luật pháp của Nhà nước - để tổ chức việc xây dựng nông thôn mới, xã hội chủ nghĩa, phải giữ vững trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, nhất là thường xuyên chăm lo công tác quản lý kinh tế, quản lý hợp tác xã, tổ chức đời sống của nhân dân như nghị quyết 197-NQ/TW ngày 15-3-1970 của Bộ Chính trị đã đề ra.
1. Quản lý kinh tế. Do nền kinh tế của ta ở nông thôn là kinh tế tập thể nên tại cấp xã, Nhà nước không chủ trương tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu toàn dân. Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã trong việc quản lý kinh tế là làm những công việc thuộc quyền hạn và chức năng của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã và nhân dân lao động đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước giao cho và thi hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Cụ thể là:
a) Chính quyền cấp xã phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bao gồm tài sản của Nhà nước và tài sản của hợp tác xã, đặc biệt phải rất coi trọng việc quản lý ruộng đất theo đúng nghị quyết số 125-CP ngày 28-6-1971 của Hội đồng Chính phủ, bảo đảm cho ruộng đất được sử dụng hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao, diện tích không bị bỏ hoang, không hao hụt.
b) Chính quyền cấp xã phải tăng cường quản lý lao động, cụ thể là tổ chức chu đáo việc quản lý hộ tịch, hộ khẩu, thực hiện nghị quyết số 104-CP ngày 27-6-1964 và các văn bản bổ sung nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý lao động của hợp tác xã, bảo đảm nghĩa vụ quân sự và kế hoạch phân bổ lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, phát hiện những tên đầu giải đi "mộ" lao động ở các nơi để truy tố trước pháp luật.
c) Chính quyền cấp xã phải kiểm tra việc chấp hành điều lệ hợp tác xã, các chính sách, chế độ, quản lý trong các loại hợp tác xã: nông nghiệp, mua bán, tín dụng, thủ công nghiệp v.v… nhất là kiểm tra tài chính và phân phối, động viên và giám sát các hợp tác xã làm đầy đủ và đúng hạn mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2. Về mặt tổ chức đời sống của nhân dân, thì chính quyền cấp xã trước hết phải làm tốt công tác quản lý hành chính, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân; làm tốt công tác quân sự địa phương, tổ chức dân quân tự vệ, phòng không sơ tán v.v…
Một nhiệm vụ rất quan trọng của chính quyền cấp xã trước mắt cũng như sau này là không ngừng phát triển các sự nghiệp văn hóa xã hội, y tế, vệ sinh, giáo dục, thông tin, bưu điện… để bảo vệ sức khỏe, nâng cao trình độ về mọi mặt của nhân dân, có kế hoạch động viên và tổ chức nhân dân xây dựng các công trình lợi ích công cộng như đường xá, cầu cống, quán chợ, bến đò, trường học, trạm xá, câu lạc bộ, thư viện v.v…
Ngân sách xã chính là phương tiện tài chính để bảo đảm cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính xã thực hiện một cách có kế hoạch những nhiệm vụ trên đây.
Từ Cách mạng tháng tám tới nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nội dung và cơ cấu thu chi ngân sách xã vào các năm 1949, 1952, 1958. Rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các văn bản này quy định về ngân sách xã, Bộ Tài chính trong năm 1964 có đề ra chủ trương xây dựng tài chính xã và đã thí điểm ở nhiều tỉnh. Tác dụng của chủ trương xây dựng tài chính xã nói chung là tốt, rất nhiều địa phương đã phát huy những khả năng tiềm tàng về kinh tế của xã, tạo ra cho các xã trong địa phương mình một nguồn thu vững chắc, không phải dựa vào nân sách tỉnh. Nhưng do mối quan hệ giữa xã và hợp tác xã trong thời kỳ này chưa được xác định rõ ràng nên ở một số nơi có sự thiếu nhất trí giữa lợi ích của xã với lợi ích của hợp tác xã. Hơn nữa, trong quan hệ giữa các xã với huyện và tỉnh cũng có những vấn đề cần được xác định cho được chặt chẽ hơn và cụ thể hơn.
Vì những lẽ trên, Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ ngân sách xã mới nhằm ba mục đích:
a) Xác định rõ nội dung ngân sách xã và những nguyên tắc quản lý ngân sách xã để Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính xã nắm vững và sử dụng một cách đúng đắn công cụ tài chính để làm tốt nhiệm vụ của mình, nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ quản lý các công việc của xã, biết dựa vào sức dân để thực hiện những nhiệm vụ mà chính quyền xã phải đảm nhiệm, không quan liêu làm việc lối giấy tờ, hoàn toàn ỷ lại vào Nhà nước, hoặc làm việc theo lối mệnh lệnh, thoát ly chỗ dựa là quần chúng nhân dân.
b) Xác định rõ mối quan hệ giữa xã và hợp tác xã, đảm bảo thi hành đúng Điều lệ hợp tác xã và Điều lệ ngân sách xã, chấm dứt tình trạng xã bổ bán cho hợp tác xã gánh chịu những khoản chi tiêu không dính líu gì đến tài chính của hợp tác xã, hoặc ngược lại để cho hợp tác xã chiếm dụng tài sản công cộng mà không đóng góp gì cho Nhà nước.
c) Xác định rõ mối quan hệ giữa ngân sách xã và ngân sách tỉnh, thành phố, định rõ chế độ, thu, chi, trợ cấp, khen thưởng vật chất v.v… để ngân sách tỉnh, thành phố có thể tập trung vào những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế địa phương, không chạy theo giải quyết mọi việc chi tiêu phân tán ở xã. Mặt khác lại khuyến khích xã tích cực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, nỗ lực tăng thu, tiết kiệm chi, đúng chính sách, chế độ, trên cơ sở ấy có phương tiện tài chính ngày càng dồi dào để mở mang các sự nghiệp phục vụ lợi ích của nhân dân.
II. QUÁN TRIỆT NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG ĐIỀU LỆ NGÂN SÁCH XÃ
Điều lệ đã cụ thể và rõ ràng nên dưới đây Bộ chỉ giải thích một số điểm mới hoặc những điểm mà nội dung có chỗ khác với cách hiểu và làm hiện nay.
1. Ngân sách xã gồm hai phần lớn: chi và thu thường xuyên, và chi và thu không thường xuyên.
Chi thường xuyên là các khoản chi hàng năm xã nào cũng phải thực hiện để đảm bảo hoạt động bình thường của cơ quan chính quyền cấp xã. Các khoản chi này được bảo đảm bằng các khoản thu thường xuyên theo chế độ và chính sách đã ban hành. Sau khi đã bố trí các khoản chi một cách chặt chẽ, tiết kiệm, nếu số thu còn thừa thì có thể chuyển sang để bổ sung cấp phát cho các khoản chi không thường xuyên.
Chi không thường xuyên là những khoản chi nhằm thực hiện các công trình kiến thiết cơ bản nằm trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã và do xã phải đảm nhiệm. Các khoản chi này chủ yếu được đảm bảo bằng các khoản thu không thường xuyên như kết dư năm trước, trợ cấp của tỉnh, động viên sức lao động của nhân dân…
Việc phân biệt hai loại chi, thu như trên nhằm làm cho nhân dân và cán bộ thấy rõ tính chất phạm vi, mức độ của từng loại để có biện pháp quản lý rành mạch, dễ hiểu, dễ so sánh năm này với năm khác, xã này với xã khác, tiện cho việc theo dõi và kiểm soát của nhân dân và của cấp trên.
2. Về chi: cần chú ý là ngân sách xã chỉ được chi vào những công việc thuộc chức trách, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, còn việc phát triển kinh tế tập thể thì do hợp tác xã thực hiện với khả năng vốn tự có của hợp tác xã và sự giúp đỡ của Nhà nước (ngân sách địa phương hoặc ngân sách trung ương).
Đối với những công việc vừa có quan hệ đến kinh tế tập thể, vừa có quan hệ đến đời sống chung của nhân dân như mở đường trong xã hay đường từ xã thông ra ngoài, làm công trình thủy lợi có lợi ích cho nhiều hợp tác xã nằm trong xã thì Ủy ban hành chính xã đứng ra huy động sức lao động của nhân dân và sự góp phần của hợp tác xã để thực hiện. Trường hợp những công việc nói trên vượt ra ngoài phạm vi xã (có liên quan đến xã khác) thì phải báo cáo lên cấp huyện quyết định.
Trong việc quản lý chi tiêu, Ủy ban hành chính xã phải cân nhắc tính toán, vận dụng các tiêu chuẩn, định mức cho sát, nhằm đảm bảo được công việc với số chi phí ít nhất. Phải tiết kiệm từng đồng xu nhỏ của nhân dân, tránh phô trương hình thức, lãng phí sức người, sức của của nhân dân. Đặc biệt không được bày ra việc này, việc khác để ăn uống liên hoan, tiếp khách… ngoài chế độ, tiêu chuẩn đã quy định.
3. Về thu: Nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách xã là thu thường xuyên bao gồm các khoản thu cố định, thu điều tiết và thu trợ cấp.
a) Các khoản thu cố định nói trong điều lệ là những khoản thu về các tài sản do xã quản lý và thu về các sự nghiệp kinh tế, văn hóa do xã tổ chức. Xã phải lo khai thác và phát triển các nguồn thu này, vì đây là nguồn thu chủ yếu, lâu dài và ổn định nhất của xã.
Thu về hoa lợi công sản: hiện nay xã nào cũng có những khoảnh đất công, đầm, hồ, ao mà nguồn gốc là của công, trong cải cách ruộng đất không chia cho nông dân và những tài sản công như rừng, núi, sông ngòi… nằm trong địa hạt xã, Nhà nước không có sức khai thác hoặc không có điều kiện trực tiếp quản lý.
Theo tinh thần Nghị quyết số 125-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 28-6-1971 thì ruộng đất, ao hồ, đồng cỏ dùng vào sản xuất nông nghiệp thì giao cho hợp tác xã sản xuất nông nghiệp sử dụng với điều kiện:
- Được Nhà nước chính thức chứng nhận quyền quản lý và sử dụng ruộng đất.
- Sử dụng ruộng đất đúng mục đích đã đề ra khi được Nhà nước cấp và làm tốt nghĩa vụ đóng góp đối với Nhà nước theo chính sách quy định.
Như vậy là đối với ruộng đất, ao hồ, đồng cỏ thì giao cho hợp tác xã sử dụng và tổ chức kinh doanh, nhưng hợp tác xã phải trích một phần thu nhập để đóng góp cho xã.
Tuy nhiên, xét tình hình cụ thể, từ năm 1964 đến nay, nhiều Ủy ban hành chính xã đã dùng vốn của ngân sách xã và đã tích cực động viên nhân dân bỏ công sức ra khai thác, nay chuyển lại cho hợp tác xã thì cần có biện pháp giải quyết một cách hợp lý.
- Đối với những vườn cây ăn quả và những cơ sở nuôi cá do Ủy ban hành chính xã hiện đang trực tiếp quản lý và thu hoa lợi thì Ủy ban hành chính huyện cần xem xét mọi mặt, bàn bạc kỹ với xã và hợp tác xã để giải quyết thỏa đáng từng trường hợp một sao cho lợi ích của hợp tác xã và của xã không trái ngược nhau và nhất là không gây thiệt hại cho sản xuất. Nếu hợp tác xã nhận để tiếp tục khai thác thì hợp tác xã phải bảo đảm giữ vững và phát triển cơ sở sản xuất và phải trả lại cho xã những chi phí xã đã bỏ ra, theo những điều kiện thỏa thuận giữa 2 bên, ghi rõ trong hợp đồng được Ủy ban hành chính huyện duyệt và kiểm tra việc thi hành. Cần rút kinh nghiệm trong thời gian qua, một số nơi dùng biện pháp quan liêu, mệnh lệnh, giải quyết vội vàng, đơn giản, làm ảnh hưởng đến sản xuất và lợi ích chung của nhân dân.
- Đối với những hoa lợi khác thuộc về công sản như cây, cành, hoa quả của những cây cối có sẵn trên đất công hoặc do xã tổ chức trồng ở ven đường, ven đê, trong sân trường học, trạm xá, trụ sở… thì Ủy ban hành chính xã cần bảo vệ, phát triển và khai thác.
- Về cá tự nhiên trong những đầm, hồ ao… chưa có hợp tác xã nào đăng ký xin sử dụng, Ủy ban hành chính xã cũng phải lo bảo vệ và khai thác vì đây cũng là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách xã.
- Đối với các tài sản vắng chủ hay vô chủ, xã có nhiệm vụ trông nom, bảo vệ và chỉ được sử dụng nếu được Ủy ban hành chính tỉnh cho phép.
Lệ phí đò, lệ phí chợ là những khoản thu sự nghiệp. Xã phải sử dụng số tiền thu được trước hết vào việc xây dựng quán chợ, nhà vệ sinh công cộng ở chợ, cũng như tu sửa bến đò, sửa chữa đò, mua sắm phao bơi để bảo vệ tính mạng, tài sản cho khách qua đò. Mức thu phải được Ủy ban hành chính tỉnh duyệt.
Thu về sự nghiệp y tế là những khoản thu về các hoạt động của y tế xã gồm: hoa hồng bán thuốc và lãi sản xuất thuốc đông y của trạm y tế xã, tiền góp về y tế của các hợp tác xã và của các hộ ngoài hợp tác xã.
Khoản thu này dành riêng để chi cho việc phát triển sự nghiệp y tế ở xã.
Thu về sự nghiệp giáo dục chủ yếu là học phí các lớp mẫu giáo lớn, còn học phí cấp I, II thì xã có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc các ban phụ huynh học sinh thu và nộp đầy đủ và đúng hạn cho ngân sách tỉnh, thành phố.
Thu về các sự nghiệp khác như cung cấp điện, nước (một vài nơi xã đã bắt đầu có điện, nước), thu về truyền thanh, biểu diễn văn nghệ theo chế độ do Ủy ban hành chính tỉnh quy định.
Trích lãi hợp tác xã mua bán xã theo chế độ của Nhà nước. Khoản thu này nhằm khuyến khích xã quan tâm giúp đỡ hợp tác xã quản lý kinh doanh ngày một tốt. Đối với các loại hợp tác xã khác, Bộ sẽ nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ quy định sau.
Các khoản thu cố định khác không thuộc các loại nói trên như tiền khấu hao về nhà cửa cho mượn, lệ phí giấy tờ hành chính (hộ tịch, lý lịch, lệ phí về tổ chức đăng ký kết hôn…) tuy không lớn, nhưng xã cần phải chú ý thu để dùng vào việc tổ chức tu sửa nhà cửa hoặc tổ chức việc cấp phát giấy tờ hành chính cho đường hoàng, xứng đáng với vị trí của một cấp chính quyền Nhà nước ở nông thôn.
b) Thu điều tiết là những khoản thu về các loại thuế do cấp trên ủy cho xã thu và nộp cho Nhà nước, nhưng được hưởng một phần điều tiết cho ngân sách xã. Nguồn thu này có tác dụng kích thích xã ra sức phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch thu của tỉnh và cũng là để bổ sung nguồn thu cho xã, nhằm giúp cho xã cân đối được các nguồn thu cho xã, nhằm giúp cho xã cân đối được các nguồn thu với các khoản chi thường xuyên của xã.
Căn cứ vào các chính sách chế độ thu và chính sách chế độ giá cả hiện hành của Nhà nước, các khoản thu điều tiết gồm có:
- Thuế nông nghiệp, với tỷ lệ điều tiết chung cho toàn tỉnh là 13%: Ủy ban hành chính tỉnh cùng với Ủy ban hành chính huyện sẽ tùy theo tình hình từng xã giàu, nghèo mà định tỷ lệ điều tiết cụ thể riêng cho từng xã, song nhất thiết phải đảm bảo cho ngân sách xã được phân phối đủ mức tối thiểu do tỉnh quy định (không dưới 7% số thuế nông nghiệp thực thu) và phải giao hết cho các xã, không được giữ lại để chi tiêu ở cấp huyện, cấp tỉnh, dù là chỉ giữ lại một phần.
- Thuế công thương nghiệp thu ở xã, Ủy ban hành chính xã có nhiệm vụ giúp Phòng tài chính huyện thu các thứ thuế hàng hóa vào những nguồn nông sản phải chịu những loại thuế này, sản xuất trên đất vườn hoặc trên mảnh đất 5%, thuế buôn chuyến (thu tại gốc và vãng lai qua xã chưa nộp thuế), thuế doanh nghiệp và lợi tức của các hộ nhỏ và các hợp tác xã nông nghiệp kinh doanh ngành công thương nghiệp ở xã, nộp cho Nhà nước theo sự hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của Phòng tài chính huyện. Ngân sách xã được hưởng tỷ lệ điều tiết về các thứ thuế công thương nghiệp do xã tổ chức thu. Tỷ lệ điều tiết cho xã do Ủy ban hành chính tỉnh quy định tỷ lệ cho các vùng trung du và đồng bằng (có thể định từ 10 đến 15%, các xã miền núi từ 20 đến 25% số thuế thực nộp).
Nguyên tắc là sau khi xã nộp đủ 100% số thuế công thương nghiệp đã thu trong từng kỳ cho ngân sách tỉnh, thì tỉnh, căn cứ vào tỷ lệ đã quy định mà cấp lại cho ngân sách xã phần ngân sách xã được hưởng.
Thuế sát sinh: đối với súc vật giết thịt ở xã thì xã được thu và trích cho ngân sách xã theo đúng chế độ thuế sát sinh hiện hành, đối với súc vật giao nộp cho mậu dịch quốc doanh thu mua để giết thịt (kể cả phần giao cho trung ương và phần được giữ lại tiêu thụ ở địa phương) ngân sách xã được trích theo mức cố định như đã quy định tại điểm B mục III Thông tư số 01-TC/TT ngày 05-01-1965 của Bộ Tài chính.
Trách nhiệm của Ủy ban hành chính xã đối với các khoản thu điều tiết là phải bảo đảm nhiệm vụ kế hoạch thu của tỉnh giao và chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách chế độ thu mà Nhà nước đã quy định.
Đối với khoản thu về tiền thưởng giao nộp nông sản thực phẩm cho Nhà nước, Ủy ban hành chính tỉnh sẽ quy định chế độ khen thưởng này theo nguyên tắc:
- xã hoàn thành kế hoạch thu mua và giao nộp nông sản thực phẩm cho Nhà nước (về giá trị và về mặt hàng chủ yếu) thì xã được thưởng một số tiền tính trên tổng giá trị hàng hóa đã giao nộp;
- xã hoàn thành vượt mức kế hoạch thu mua và giao nộp hàng hóa thì xã được thưởng thêm một số tiền tính trên trị giá số hàng hóa đã giao nộp vượt kế hoạch.
Tiêu chuẩn để xét thưởng là tác dụng của xã về việc đôn đốc kiểm tra thực hiện kế hoạch thu mua và giao nộp nông sản thực phẩm, có xác nhận của các ngành liên quan và của Ủy ban hành chính huyện.
c) Các khoản thu trợ cấp là những khoản do ngân sách tỉnh cấp cho ngân sách xã. Cần phân biệt trợ cấp nằm trong thu thường xuyên và trợ cấp đặc biệt.
- Trợ cấp ghi trong thu thường xuyên là:
a) Trợ cấp để đảm bảo trả thù lao cho cán bộ chuyên trách ở xã theo chế độ Nhà nước quy định. Vì hiện nay ngân sách của nhiều xã còn eo hẹp nên khoản trợ cấp này còn cần thiết.
b) Trợ cấp để thăng bằng ngân sách cho những xã quá nghèo, số thu cố định và điều tiết của ngân sách xã chưa đảm bảo được các khoản chỉ thường xuyên tối thiểu của xã.
Hướng phấn đấu là ngân sách xã phải ra sức tăng thu, tiết kiệm chỉ để cân đối các khoản thu chi thường xuyên của xã, tiến tới không cần phải xin trợ cấp của ngân sách tỉnh.
- Trợ cấp đặc biệt là khoản trợ cấp mà tỉnh giúp cho xã để xây dựng những công trình có ý nghĩa chính trị đối với xã hay những xã chung quanh, thí dụ: xây dựng trường học, trạm xá, làm cầu cống, đường xá v.v…
Các khoản trợ cấp đặc biệt này là khoản thu không thường xuyên, ghi vào ngân sách xã, nhưng khi công trình xây dựng đã hoàn thành thì phải quyết toán riêng với cơ quan đã cấp kinh phí.
III. TÍCH CỰC CHUẨN BỊ ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỐT ĐIỀU LỆ NGÂN SÁCH XÃ
Chế độ ngân sách xã đã có từ lâu, nhưng đến nay trong ngót 6.000 xã ở miền Bắc, chỉ mới trên 40% có thể coi là đã thi hành chế độ tương đối có nề nếp; ở các nơi khác thực chất vẫn là chế độ huyện quyết định từng khoản chi tiêu cho xã. Vì vậy việc tổ chức thực hiện điều lệ mới về ngân sách xã không phải là tiếp tục thi hành chế độ cũ với sự giải thích mới, mà là sự nhận thức mới về vị trí, chức trách, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã và về ý nghĩa, tác dụng của ngân sách xã trong việc củng cố chính quyền của ta ở nông thôn, trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ngay tại nơi mình sinh sống, nó đòi hỏi một sự chuẩn bị thật chu đáo, kỹ lưỡng.
Để việc thi hành Điều lệ ngân sách xã phát huy đầy đủ tác dụng, đạt các yêu cầu đề ra, ở tất cả các địa phương, Ủy ban hành chính tỉnh, huyện và các ngành chuyên môn có liên quan cần tổ chức nghiên cứu điều lệ thật kỹ, có liên hệ với tình hình địa phương, phân tích hết những thuận lợi và khó khăn, từ đó đề ra những chủ trương và biện pháp để triển khai việc thực hiện điều lệ, Ty tài chính có trách nhiệm nắm tình hình, chuẩn bị trước các tài liệu, dự thảo kế hoạch tiến hành… và chủ động đề nghị với Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố mọi việc cần phải làm thích hợp với hoàn cảnh địa phương.
a) Ở những tỉnh từ trước đã có phong trào xây dựng ngân sách xã tương đối tốt, sau khi đã nắm vững tinh thần và nội dung điều lệ mới, Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cần xúc tiến những công tác chuẩn bị cụ thể như: nghiên cứu và sớm ra những văn bản quy định và hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hành chính, sự nghiệp ở cấp xã để xã có căn cứ thống nhất lập dự án ngân sách. Mặt khác cần quy định chính thức những chế độ thu về lệ phí đò, chợ, về giấy tờ hành chính… đề ra các chủ trương giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan đến phần thu của ngân sách xã như vấn đề sử dụng đất công, vấn đề trách nhiệm và quyền lợi của xã trong việc chỉ đạo thu thuế công thương nghiệp, việc thu mua, giao nộp nông sản thực phẩm v.v… để đưa việc quản lý thu của ngân sách xã vào nề nếp.
Nguyên tắc thống nhất vào ngân sách xã tất cả các khoản thu chi ở xã phải được chấp hành một cách nghiêm chỉnh, vì chỉ có làm như vậy thì ngân sách xã mới phản ánh được mọi hoạt động phục vụ lợi ích của nhân dân trong xã, mới làm cho Ủy ban hành chính xã thật sự là cấp chính quyền cơ sở và mới giúp cho cán bộ xã nâng cao dần trình độ quản lý; sau hết mới tạo điều kiện cho nhân dân kiểm tra được công tác của chính quyền, ngăn ngừa được những việc làm tùy tiện của cán bộ, những sự lạm dụng chức quyền, tham ô của công… Tuy nhiên do điều kiện của mỗi địa phương có khác nhau và trình độ quản lý của xã hiện nay còn rất chênh lệch, nên Ủy ban hành chính tỉnh phải căn cứ vào tình hình cụ thể mà hướng dẫn cách thực hiện nguyên tắc thống nhất từng bước cho sát với hoàn cảnh địa phương.
Một việc khá quan trọng nhưng thường chưa được chú ý đúng mức là việc tích cực chuẩn bị các phương tiện vật chất để thi hành điều lệ như in và phân phối đủ sổ sách, giấy tờ kế toán theo chế độ mới, kiện toàn tổ chức bộ máy tài chính xã cũng như bộ máy quản lý ngân sách xã ở huyện và ở tỉnh, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ chuyên trách ngân sách xã ở các cấp, phổ biến sâu rộng trong cán bộ và nhân dân điều lệ mới về ngân sách xã… Bộ sẽ in và gửi về cho các tỉnh tập tài liệu gồm: nghị định số 64-CP của Hội đồng Chính phủ, Điều lệ ngân sách xã, chế độ kế toán ngân sách xã và bản hướng dẫn cách lập dự toán, quyết toán ngân sách xã. Tỉnh nào cần và cần bao nhiêu cuốn thì gửi ngay dự trù về Bộ (Vụ Tổng dự toán) để lập kế hoạch in và phân phối.
Khi mọi công việc chuẩn bị đã xong thì cần tổ chức một số cuộc họp với những cán bộ chủ chốt trong Ủy ban hành chính huyện, Ủy ban hành chính xã và các ngành liên quan nhằm làm cho các cán bộ nói trên quán triệt ý nghĩa, mục đích, nội dung của ngân sách xã để quyết tâm khắc phục khó khăn, nghiêm chỉnh thi hành chế độ mới, nắm được trình tự công việc phải tiến hành, dự kiến cách giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ ngân sách xã.
Bộ sẽ phối hợp với một vài tỉnh để rút kinh nghiệm tổ chức các cuộc họp này.
Sau đợt phổ biến điều lệ, tỉnh cần chỉ đạo thí điểm một số xã, ở từng vùng để đi trước một bước, lấy kinh nghiệm kịp thời phổ biến cho các xã khác.
Tóm lại, một công việc phải tiến hành khẩn trương, nhưng phải theo trình tự nhất định, có kế hoạch cụ thể từng bước, có lịch công tác trong từng thời kỳ, không thể nóng vội, làm ồ ạt được.
b) Ở những nơi phong trào xây dựng ngân sách xã còn yếu: thì sau khi Ủy ban hành chính tỉnh tổ chức nghiên cứu điều lệ, cần bàn bạc về chủ trương và phương hướng tổ chức thực hiện ở địa phương. Sau đó cử cán bộ xuống cơ sở, điều tra nghiên cứu, sưu tầm tài liệu giúp Ủy ban hành chính tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai công tác ở từng huyện, đồng thời chuẩn bị dự thảo những quy định cần thiết về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, về chế độ thu v.v… Đoàn cán bộ này cũng có thể được giao nhiệm vụ chỉ đạo làm thí điểm ở một vài xã để rút kinh nghiệm.
c) Riêng ở các tỉnh miền núi, theo điều 3 của nghị định số 64-CP, Ủy ban hành chính tỉnh cần nghiên cứu cách vận dụng điều lệ này cho thích hợp với các xã ở miền núi, nhất là về nội dung các khoản chi và các khoản thu, trong đó có những khoản quan trọng đối với miền núi như nguồn thu từ việc bảo vệ rừng, hoặc từ việc quản lý thị trường mậu dịch tiểu ngạch biên giới… Bộ sẽ cử cán bộ phối hợp với Ủy ban hành chính khu và một số tỉnh để nghiên cứu các vấn đề này, trình Hội đồng Chính phủ quyết định.
Cuối cùng đề nghị Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố gửi về Bộ bản dự kiến kế hoạch và lịch công tác tổ chức thực hiện Điều lệ ngân sách xã, trước ngày 31 tháng 10 năm 1972 để Bộ có kế hoạch phối hợp công tác. Tỉnh nào đã bắt tay vào thực hiện chế độ mới thì xin gửi báo cáo tình hình công tác về Bộ, cùng trong thời hạn ấy.
Bộ trưởng |
(Đã ký) |
Ðặng Việt Châu |
- Bản PDF:
- File đính kèm:
- 14.TC.TDT.doc - (Xem nhanh)
- 14.TC.TDT.doc - (Xem nhanh)
CƠ SỞ DỮ LIỆU VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRUNG ƯƠNG
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.
Từ khóa » Hoa Lợi Công Sản Là Gì
-
Hoa Lợi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoa Lợi Là Gì ? Khái Niệm Hoa Lợi được Hiểu Như Thế Nào Theo Quy ...
-
Hoa Lợi Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Thu Hoa Lợi Công Sản Là Gì - Xây Nhà
-
Quy định Về Hoa Lợi, Lợi Tức Trong Bộ Luật Dân Sự - Thư Viện Pháp Luật
-
Hoa Lợi Là Gì? Lợi Tức Là Gì? Quyền Hưởng Hoa Lợi, Lợi Tức Trong Pháp ...
-
Hoa Lợi Là Gì? Nêu Ví Dụ Cụ Thể Về Hoa Lợi
-
CHI TIẾT CÂU HỎI - Bộ Tài Chính
-
Hoa Lợi Là Gì? Lợi Tức Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Quy định Của Pháp Luật Về Hoa Lợi, Lợi Tức
-
Quản Lý, Sử Dụng Hiệu Quả Ngân Sách Xã - Báo Hưng Yên điện Tử
-
Hoa Lợi, Lợi Tức được Hình Thành Từ đâu? Quyền Sở Hữu Hoa Lợi, Lợi Tức
-
Nhiều Bất Cập Trong Quản Lý, Sử Dụng đất Công ích 5% Tại Thăng Bình
-
Tăng Cường Huy động Ngân Sách để Tạo Nguồn Cho đầu Tư Phát Triển