Tobicom - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng - VN-5349-01

  • Thuốc
  • Nhà thuốc
  • Phòng khám
  • Bệnh viện
  • Công ty
  • Trang chủ
  • Thuốc mới
  • Cập nhật thuốc
  • Hỏi đáp
Home Thuốc Tobicom Gửi thông tin thuốc Tobicom TobicomNhóm thuốc: Khoáng chất và VitaminDạng bào chế:Viên nangĐóng gói:Hộpgiấy 18 vỉ x 10 viên; Hộp thiếc 18 vỉ; 36 vỉ x 10 viên; Lọ 20 viên

Thành phần:

sodium chondroitin sulfate, Choline hydrogen tartrate, Vitamin A, B1, B2 SĐK:VN-5349-01
Nhà sản xuất: Ahn Gook Pharmaceutical Co., Ltd - HÀN QUỐC Estore>
Nhà đăng ký: Ahn Gook Pharmaceutical Co., Ltd Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

Điều trị mỏi mắt, đau nhức mắt, quáng gà.Bổ sung duỡng chất khi suy yếu thị lực.

Liều lượng - Cách dùng

1 viên nang, 1 - 2 lần/ngày.Khuyến cáoTránh dùng vitamin A vượt quá 5000 I.U.(đơn vị quốc tế) mỗi ngày cho phụ nữ có thai vì có khả năng sinh quái thai.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. Không dùng cùng các thuốc khác chứa vitamin A.

Tương tác thuốc:

Natri Chondroitin Sulfat Chondroitin làm tăng tác dụng chống đông máu của các thuốc kháng đông (warfarin). Điều này có thể gây chảy máu nghiêm trọng, do đó không nên dùng thuốc khi dùng warfarin. Cholin hydrotartrat Cholin phối hợp với các vitamin B6, B12 và acid folic có vai trò trong chuyển hóa homocysteine. Methotrexate làm giảm các chất chuyển hóa của Cholin khi dùng chung với thuốc này, ngược lại nghiên cứu trên chuột cũng cho thấy cholin làm tái nhiễm mỡ ở gan gây bởi methotrexate. Retinol palmitat (vitamin A) Neomycin, cholestyramin, paraffin lỏng làm giảm hấp thu vitamin A. Các thuốc uống tránh thai có thể làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai. Điều này giải thích vì sao đôi khi khả năng thụ thai bị giảm trong thời gian ngay sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai steroid. Vitamin A và isotretinoin dùng đồng thời thì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều. Cần tránh dùng đồng thời hai thuốc trên như tránh dùng vitamin A liều cao. Riboflavin Đã gặp 1 số ca “thiếu riboflavin” ở người đã dùng Clopromazin, imipramin, amitriptylin và adriamycin. Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột. Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin ở dạ dày, ruột. Thiamin hydroclorid Thiamin có thể làm sai lệch một số xét nghiệm (gồm xét nghiệm acid uric máu, urobilinogen niệu). Vì vậy cần thông báo cho bác sĩ xét nghiệm và bác sĩ điều trị của bạn biết khi có sử dụng vitamin này. Tương tác khác Trong thành phần thuốc có sự hiện diện của dl-alpha tocopherol (vitamin E). Vitamin E làm giảm hiệu quả của vitamin K và làm tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu. Dùng đồng thời vitamin E và acid acetylsalicyclic có nguy cơ gây chảy máu. Vitamin E có thể làm tăng hấp thu, sử dụng và dự trữ vitamin A. Vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa do oxy hóa làm cho nồng độ vitamin A trong tế bào tăng lên; vitamin E cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A. Tuy nhiên, các tác dụng này còn đang tranh luận.

Tác dụng phụ:

Natri chondroitin Sulfat Tác dụng ngoại ý rất hiếm khi xảy ra như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày nhẹ, sưng mí mắt, sưng chân, rụng tóc hay nhịp tim bất thường. Cholin hydrotartrat Sự có mặt của cholin có thể gây trimethylamine niệu (hay hội chứng mùi cá) ở bệnh nhân thiếu enzyme chuyển hóa trimethylamine-N-oxide. Retinol palmitat (vitamin A) Các tác dụng phụ và tác dụng có hại sẽ xuất hiện khi dùng vitamin liều cao dài ngày hay khi uống phải một liều rất cao vitamin A. Ngộ độc mạn tính: Dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng đặc trưng là: mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan - lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô ròn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp, ở trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng dùng vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm. Ngộ độc cấp: Uống vitamin A liều rất cao dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, tiêu chảy... Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống từ 6 đến 24 giờ. Xử trí: Phải ngừng dùng thuốc. Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Riboflavin Không thấy có tác dụng không mong muốn khi sử dụng riboflavin. Dùng liều cao riboflavin thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm. Thiamin hydroclorid Các phản ứng có hại của thiamin rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng. Các phản ứng quá mẫn xảy ra chủ yếu khi tiêm. Bình thường do thiamin tăng cường tác dụng của acetylcholin, nên một số phản ứng da có thể coi như phản ứng dị ứng. Hiếm gặp, ADR < 1/1000 Toàn thân: ra nhiều mồ hôi, sốc quá mẫn. Tuần hoàn: tăng huyết áp cấp. Da: ban da, ngứa, mày đay. Hô hấp: khó thở.

Chú ý đề phòng:

- Tuân theo đúng liều lượng và cách dùng. - Ở trẻ em, dùng thuốc dưới sự giám sát của người lớn. - Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em. - Không nên dùng vitamin A quá 5000 I.U.mỗi ngày vì vitamin A cũng được cung cấp từ thức ăn hàng ngày. - Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc khác hoặc phụ nữ có thai nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.

Thông tin thành phần Vitamin A

Dược lực:Vitamin A là vitamin tan trong dầu.Dược động học :- Hấp thu: vitamin A hấp thu được qua đường uống và tiêm. Để hấp thu được qua đường tiêu hoá thì cơ thể phải có đủ acid mật làm chất nhũ hoá. - Phân bố: Vitamin A liên kết với protein huyết tương tháp, chủ yếu là alfa-globulin, phân bố vào các tổ chức củacơ thể, dự trữ nhiều nhất ở gan. - Thải trừ: thuốc thải trừ qua thận và mật.Tác dụng :Trên mắt: vitamin A có vai trò quan trọng tạo sắc tố võng mạc giúp điều tiết mắt, mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. - Cơ chế: trong bóng tối vitamin A(cis-retinal) kết hợp với protein là opsin tạo nên sắc tố võng mạc rhodópin là sắc tố nhạy cảm với ánh sáng có cường độ thấp giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng. KHi ra ánh sáng, rhodopsin lại phân huỷ giải phóng ra opsin và trans-retinal. Sau đó, trans-retinal lại chuyển thành dạng cis-retinal. Do đó nếu cơ thể thiếu vitamin A, khả năng nhìn trong tối giảm gây bệnh quáng gà, nếu không điều trị kịp thời sẽ mù loà. Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bàobiểu mô ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt. Vitamin A làm tăng tiết chất nhầy và ức chế sự sừng hoá. Khi thiếu vitamin A, quá trình tiết chất nhày bị giảm hoặc mất, biểu mô sẽ bị teo và thay vào đó là các lớp keratin dày lên làm da trở lên khô, nứt nẻ và sần sùi. Trên xương: vitamin A có vai trò giúp cho sự phát triển xương và tham gia vào quá trình phát triển cơ thể, đặc biệt ở trẻ em. Nếu thiếu vitamin A trẻ em sẽ còi xương, chậm lớn. Trên hệ miễn dịch: vitamin A giúp phát triển lách và tuyến ức là 2 cơ quan tạo ra lympho bào có vai trò miễn dịch của cơ thể,tăng tổng hợp các protein miễn dịch. Trong thời gian gần đây, có nhiều nghiên cứu chứng minh vitamin A và tiền chất caroten có tác dụng chống oxy hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể. Khi thiếu vitamin A cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và dễ nhạy cảm với các tác nhân gay ung thư. Khi thiếu vitamin A còn dễ tổn thương đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục và thiếu máu nhược sắc. Chỉ định :Trẻ em chậm lớn, mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.Quáng gà, khô mắt, rối loạn nhìn màu mắt.Bệnh vẩy cá , bệnh trứng cá, chứng tóc khô dễ gãy, móng chân, móng tay bị biến đổi. Hội chứng tiền kinh, rối loạn mãn kinh, xơ teo âm hộ.Chứng mất khứu giác, viêm mũi họng mãn, điếc do nhiễm độc, ù tai.Nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, phòng thiếu hụt Vitamin A ở người mới ốm dậy, phụ nữ cho con bú, cường giáp.Liều lượng - cách dùng:- Nhu cầu hằng ngày của trẻ em là 400 microgam (1330 đvqt), và của người lớn là 600 microgam (2000 đvqt) (theo Viện Dinh dưỡng Việt Nam).- Thiếu vitamin A và hậu quả của nó là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam và trẻ em là những người đặc biệt dễ bị tác hại. Hàng năm, ở Việt Nam có chiến dịch cho trẻ em uống vitamin A trên quy mô toàn quốc. Những yếu tố chính làm cho tình trạng thiếu vitamin A xuất hiện là: chế độ ăn nghèo vitamin A, nhiễm khuẩn (đặc biệt là sởi, bệnh hô hấp cấp) và ỉa chảy.- Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Tổ chức Y tế Thế giới khuyên nên cho trẻ 6 tháng tuổi uống thêm 100.000 đơn vị; liều này có tác dụng bảo vệ cho đến khi trẻ được tiêm phòng sởi vào lúc 9 tháng tuổi, và vào lúc này có thể cho trẻ ở những vùng có nguy cơ cao uống thêm một liều nữa. Ngoài ra, theo Chương trình chăm sóc sức khỏe, nên cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi cứ 3 – 6 tháng một lần uống một liều 200.000 đơn vị. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến dụ cho người mẹ uống 200.000 đơn vị ngay sau lúc sinh hoặc trong vòng 2 tháng sau khi sinh.- Có thể uống vitamin A hằng ngày với liều thấp hoặc có thể uống liều cao hơn nhưng phải cách quãng, thời gian cách nhau tùy theo liều uống nhiều hay ít để tránh liều gây ngộ độc cấp hay mạn tính.Liều thường dùng cho người lớn và thiếu niên- Phòng ngừa thiếu vitamin A (uống hàng ngày):Nam: 800 – 1000 microgam (2665 – 3330 đvqt).Nữ: 800 microgam (2665 đvqt).- Người mang thai: 800 – 900 microgam (2665 – 3000 đvqt).- Người cho con bú: 1200 – 1300 microgam (4000 – 4330 đvqt).Liều thường dùng cho trẻ emPhòng ngừa thiếu vitamin A (uống hàng ngày):Từ khi sinh đến 3 tuổi: 375 – 400 microgam (1250 – 1330 đvqt).4 – 6 tuổi: 500 microgam (1665 đvqt).7 – 10 tuổi: 700 microgam (2330 đvqt).Ðiều trị và phòng ngừa thiếu vitamin A có thể uống liều cao cách quãng như sau:- Phòng ngừa thiếu vitamin A: Uống vitamin A (dạng dầu hay dạng nước, dạng nước thường được ưa chuộng hơn). Có thể tiêm bắp chế phẩm vitamin A dạng tan trong nước (dạng tan trong dầu được hấp thu kém). Ðể đề phòng bệnh khô mắt gây mù loà thì cứ 3 – 6 tháng một lần uống một liều tương đương với 200.000 đơn vị. Trẻ dưới 1 tuổi uống liều bằng một nửa liều trên.- Ðiều trị thiếu vitamin A: Ðể điều trị bệnh khô mắt thì sau khi chẩn đoán phải cho uống ngay lập tức 200.000 đơn vị vitamin A. Ngày hôm sau cho uống thêm một liều như thế. Sau hai tuần cho uống thêm một liều nữa. Nếu người bệnh bị nôn nhiều hay bị ỉa chảy nặng thì có thể tiêm bắp 100.000 đơn vị vitamin A dạng tan trong nước. Trẻ em dưới 1 tuổi dùng liều bằng nửa liều trên.- Ðối với bệnh xơ gan nguyên phát do mật hay bệnh gan mạn tính có ứ mật: Thường cho người bệnh uống thêm vitamin A vì những người này thường bị thiếu hụt vitamin A.- Một số bệnh về da: Thuốc bôi vitamin A được dùng để điều trị bệnh trứng cá hay vẩy nến; ngoài ra còn dùng phối hợp với vitamin D để điều trị một số bệnh thông thường của da kể cả loét trợt.Chống chỉ định :Dùng đồng thời với dầu parafin. Người bệnh thừa vitamin A. Nhạy cảm với vitamin A hoặc thành phần khác trong chế phẩm.Tác dụng phụThường do quá liều, ngừng dùng thuốc. Phải tôn trọng liệu trình và khoảng cách giữa các đợt dùng thuốc (không được dùng quá 100.000UI/lần). Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ Đội ngũ biên tập Edit by thuocbietduoc. ngày cập nhật: 26/10/2012
  • Share on Facebook
  • Share on Twitter
  • Share on Google
Heramama Vitamin bà bầu Hỏi đáp Thuốc biệt dược Hydrosol Polyvitamine Pharma Developpement

Hydrosol Polyvitamine Pharma Developpement

SĐK:VN-18668-15

Vitarals

Vitarals

SĐK:VD-20426-14

Maecran

Maecran

SĐK:VN-2610-07

Actagin

Actagin

SĐK:VNA-1136-03

Bidivit AD

Bidivit AD

SĐK:VD-21629-14

Newcobex

Newcobex

SĐK:VD-5315-08

Admed

Admed

SĐK:VD-23739-15

Thuốc gốc

Calcium lactate Pentahydrate

Calci lactate Pentahydrate

Ferrous bisglycinate

Iron bisglycinate

Vitamin B12

Cyanocobalamine

Vitamin B1

Thiamine hydrochloride

Vitamin B3

Vitamin B3

Vitamin C

Acid Ascorbic

Vitamin D3

Vitamin D3

Alfacalcidol

Alfacalcidol

Retinoid

Retinoids

Magnesium sulphate

Magnesi sulfat

Mua thuốc: 0868552633 fb chat
Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com

Từ khóa » Tobicom Liều Dùng