Tốc độ ánh Sáng - Định Nghĩa, Ký Hiệu Và đơn Vị Tính - Ảnh Viễn Thám
Có thể bạn quan tâm
Tốc độ ánh sáng (một cách tổng quát hơn, tốc độ lan truyền của bức xạ điện từ) trong chân không, ký hiệu là c, là một hằng số vật lý cơ bản quan trọng trong nhiều lĩnh vực vật lý. Nó có giá trị chính xác bằng 299.792.458 mét trên giây, bởi vì đơn vị độ dài mét được định nghĩa lại dựa theo hằng số này và giây tiêu chuẩn.
Vai trò vật lý của tốc độ ánh sáng
Vận tốc ánh sáng hay Tốc độ ánh sáng lan truyền trong chân không độc lập với cả chuyển động của nguồn sóng cũng như đối với hệ quy chiếu quán tính của người quan sát.
Nhưng vào năm 1905, Lý thuyết Tương Đối Hẹp của Einstein đã thay đổi mãi mãi cách mà các nhà vật lý nhìn vũ trụ, bằng việc ràng buộc khối lượng và năng lượng vào một phương trình tuy đơn giản nhưng cực kì quan trọng E=mc^2.
Về bản chất, phương trình này tiên đoán không có bất cứ thứ gì có khối lượng có thể đạt vận tốc bằng ánh sáng, chứ đừng nói là nhanh hơn.
Nỗ lực thành công nhất của loài người trong việc tiệm cận tốc độ ánh sáng nằm trong các máy gia tốc hạt siêu mạnh như Máy Gia tốc Hạt Lớn (LHC) của CERN hay Tevatron của Mỹ.
Phương pháp đo vận tốc ánh sáng Fizeau–Foucault
Giá trị số, ký hiệu, và đơn vị của tốc độ ánh sáng
Tốc độ ánh sáng trong chân không ký hiệu là c. Ký hiệu c bắt nguồn từ chữ “constant” (hằng số) trong hệ thống đơn vị đo vật lý, và c cũng bắt nguồn từ chữ Latin “celeritas”, có nghĩa là “nhanh nhẹn” hay “tốc độ”.
Đôi khi c được sử dụng cho tốc độ sóng trong môi trường vật liệu bất kỳ, và c0 là ký hiệu cho tốc độ ánh sáng trong chân không.
Những thuyết tương đối hẹp về tốc độ ánh sáng
Các nhà vật lý hiện chỉ có thể xác nhận bằng thực nghiệm về tốc độ của ánh sáng theo phương pháp trên hai đường truyền (two-way speed of light) (ví dụ, từ nguồn đến gương phản xạ và quay trở lại) là độc lập với hệ quy chiếu, bởi vì không thể đo được tốc độ ánh sáng trên một đường truyền (one-way speed of light) (ví dụ, từ một nguồn ở rất xa) mà bỏ qua một số quy ước về tính đồng bộ hóa giữa đồng hồ ở nguồn phát và đồng hồ ở máy thu.
Tuy nhiên, bằng cách chấp nhận phương pháp đồng bộ hóa Einstein cho các đồng hồ, tốc độ ánh sáng truyền trong thí nghiệm một đường được các nhà vật lý đặt bằng tốc độ ánh sáng truyền trong thí nghiệm hai đường.
Thuyết tương đối hẹp khám phá ra những hệ quả kỳ lạ dựa trên tiên đề bất biến của c và tiên đề về các định luật vật lý là như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính. Một hệ quả c là tốc độ của mọi hạt phi khối lượng và sóng bao gồm ánh sáng chuyển động trong chân không.
Thuyết tương đối hẹp có nhiều hệ quả phản trực giác và những kết quả này đã được xác nhận bằng thực nghiệm. Bao gồm nguyên lý tương đương khối lượng – năng lượng (E = mc2), sự co độ dài (các vật chuyển động nhìn ngắn đi), và sự giãn thời gian (các đồng hồ chuyển động chạy chậm hơn).
Kết quả của việc nghiên cứu đơn vị ánh sáng qua thuyết tương đối hẹp
Thừa số γ đặc trưng cho độ dài co bao nhiêu và thời gian giãn bao nhiêu gọi là hệ số Lorentz và cho bởi công thức γ = (1 − v2/c2)−1/2, trong đó v vận tốc của vật. Sự khác nhau giữa γ và 1 bỏ qua được khi tốc độ của vật nhỏ hơn c rất nhiều, như các vận tốc trong đời sống hàng ngày—hay trong thuyết tương đối hẹp nó được xấp xỉ thành nguyên lý tương đối Galileo— nhưng hệ số sẽ tăng lên khi tốc độ tương đối tính và tiến tới giá trị vô hạn khi v tiếp cận đến c.
Những kết quả này trong thuyết tương đối hẹp có thể tổng hợp lại khi coi không gian và thời gian thành một cấu trúc thống nhất gọi là không thời gian (với c liên hệ giữa các đơn vị không gian và thời gian), và đòi hỏi các lý thuyết vật lý phải thỏa mãn một đối xứng đặc biệt gọi là bất biến Lorentz, mà trong các công thức của những lý thuyết này chứa hằng số c.
Bất biến Lorentz là một giả thuyết phổ quát trong các lý thuyết vật lý hiện đại, như điện động lực học lượng tử, sắc động lực học lượng tử, Mô hình chuẩn của vật lý hạt, thuyết tương đối tổng quát cũng như mô hình Vụ Nổ Lớn. Như thế tham số c là phổ biến trong vật lý hiện đại, xuất hiện trong nhiều phương trình không liên quan đến ánh sáng.
Ví dụ, trong thuyết tương đối rộng tiên đoán c cũng là vận tốc lan truyền của trường hấp dẫn hay sóng hấp dẫn. Trong những hệ quy chiếu phi quán tính (không thời gian cong trong thuyết tương đối tổng quát và trong hệ quy chiếu chuyển động gia tốc), tốc độ cục bộ của ánh sáng là hằng số và bằng c, nhưng tốc độ ánh sáng dọc một quỹ đạo có độ dài hữu hạn có thể khác c, phụ thuộc vào khoảng cách và thời gian được định nghĩa như thế nào.
Nói chung các nhà vật lý thường giả sử những hằng số cơ bản như c có cùng một giá trị trong nhiều vùng không thời gian, có nghĩa là chúng không phụ thuộc vào vị trí cũng như không biến đổi theo thời gian. Tuy nhiên, có một số tác giả đã đề xuất lý thuyết rằng tốc độ ánh sáng có thể thay đổi theo thời gian. Chưa có bằng chứng thực nghiệm được chấp thuận rộng rãi cho sự biến đổi của các hằng số, nhưng nó vẫn là một chủ đề được tiếp tục nghiên cứu.
Các nhà vật lý cũng đồng thuận giả sử tốc độ của ánh sáng là đẳng hướng, có nghĩa nó có cùng một giá trị trong những hướng mà nó được đo.
Quan sát bức xạ từ các mức năng lượng hạt nhân như là hàm của hạt nhân phát xạ theo hướng riêng trong từ trường (như thí nghiệm Hughes–Drever), và các máy cộng hưởng quang học (như bộ cộng hưởng trong các thí nghiệm kiểu thí nghiệm Michelson-Morley) đã đặt ra giới hạn chặt cho khả năng phi đẳng hướng trên thí nghiệm hai đường truyền.
Cách đo khoảng cách ánh sáng
Giới hạn trên của tốc độ
Theo thuyết tương đối hẹp, năng lượng của một vật với có khối lượng nghỉ m và vận tốc v tính theo công thức E = γmc2, với γ là hệ số Lorentz xác định ở trên. Khi v bằng 0, γ bằng 1, và xuất hiện công thức nổi tiếng E = mc2 cho sự tương đương khối lượng – năng lượng.
Thừa số γ tiếp cận giá trị vô hạn khi v gần bằng c, và do đó cần một năng lượng vô hạn để gia tốc một vật có khối lượng đến vận tốc của ánh sáng. Tốc độ ánh sáng là giới hạn trên cho tốc độ của mọi vật có khối lượng nghỉ dương. Điều này đã được xác nhận bằng thực nghiệm trong nhiều thí nghiệm về năng lượng và động lượng tương đối tính.
Tổng quát hơn, thông tin hay năng lượng không thể truyền nhanh hơn ánh sáng. Một ví dụ cho hệ quả phản trực giác này trong thuyết tương đối hẹp đó là tính tương đối của sự đồng thời.
Nếu khoảng không gian giữa hai sự kiện A và B lớn hơn khoảng bằng thời gian giữa chúng nhân với tốc độ ánh sáng c thì có những hệ quy chiếu trong đó A xảy ra trước B, trong hệ khác thì B xảy ra trước A, và có những hệ thì chúng xảy ra đồng thời.
Hệ quả là, nếu có thứ chuyển động nhanh hơn c trong một hệ quy chiếu quán tính, nó có thể chuyển động quay ngược thời gian đối với một hệ quy chiếu quán tính khác, và tính nhân quả sẽ bị vi phạm.
Trong hệ quy chiếu này, một “hiệu ứng” có thể được quan sát trước cả “nguyên nhân” của nó. Sự vi phạm nguyên lý nhân quả chưa bao giờ được quan sát và có thể dẫn đến những nghịch lý như phản điện thoại tachyon (tachyonic antitelephone).
Nguồn: wikipedia, soha
Ngọc Hiền
Từ khóa » Tốc độ ánh Sáng Vật Lý 12
-
Tốc độ ánh Sáng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vận Tốc Của ánh Sáng, Cách Xác định Khoảng Cách Trong Vũ Trụ
-
Vận Tốc ánh Sáng Của Các Màu Trong Cùng Môi Trường - Vật Lý 12
-
Biến Số Vận Tốc Của ánh Sáng Trong Môi Trường Chiết Suất N – Vật Lý 12
-
Tóm Tắt Công Thức Vật Lý 12: Giao Thoa Ánh Sáng Chọn Lọc
-
Công Thức Tính Tốc Độ Ánh Sáng Là Gì? Tốc Độ Ánh Sáng ...
-
Tốc độ ánh Sáng - Vật Lý 360 độ
-
Lý Thuyết Cơ Bản Chương Sóng ánh Sáng
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Vật Lý 12: Sóng ánh Sáng
-
Tốc độ ánh Sáng Là Gì? Vận Tốc ánh Sáng Trong ... - Tiệm Rửa Xe Uy Tín
-
Tốc độ ánh Sáng Là Gì? Vận Tốc ánh Sáng ... - Cẩm Nang Bếp Blog
-
Chuyên đề Sự Truyền Sóng ánh Sáng, Vật Lí Lớp 12
-
[DOC] ĐO VẬN TỐC ÁNH SÁNG I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
-
Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Chúng Ta đi Với Tốc độ Gấp đôi Tốc độ ánh Sáng?
-
Tán Sắc ánh Sáng - Vật Lý Lớp 12 - Baitap123
-
Tốc độ Của ánh Sáng Trong Môi Trường Chân Không Là Bao Nhiêu?
-
Câu 1 Trang 256 SGK Vật Lý 12 Nâng Cao, Khi Nguồn Sáng Chuyển ...
-
Cho Tốc độ ánh Sáng Trong Chân Không Là C = 3.10^8 M/s Và Chiết ...
-
Tốc độ Của ánh Sáng Trong Chân Không Là (c = {3.10^8}{ M{ }}m/s.