Tốc độ đồng Bộ đèn: Khi Nào Trở Nên Quan Trọng?

Tốc độ đồng bộ đèn: Khi nào trở nên quan trọng? Sep. 16, 2010 | Kỹ thuật nhiếp ảnh, video | 43,601x | Qui định | Tham gia

Flash Sync Speed: Why and when it’s important?

Mỗi máy ảnh DSLR đều có một tốc độ đồng bộ đèn nhất định, có thể là 1/200s, 1/250s, hay 1/500s hay gì gì đó tùy thuộc vào từng máy ảnh cụ thể. Tốc độ đồng bộ đền là tốc độ tối đa của cửa chập có thể sử dụng khi chụp có đèn ảnh flash. Bài viêt sau đây của VinaCamera.com sẽ giúp bạn hiểu được tại sao và khi nào tốc độ đồng bộ đèn ảnh hưởng tới việc chụp ảnh của bạn.

Hình 1: Ánh sáng môi trường và ánh sáng đèn ảnh

1. Ánh sáng đèn ảnh (flash) khác với ánh sáng môi trường (ambient light)

• Ánh sáng môi trường (ambient light) là ánh sáng ổn định được tạo ra bởi một nguồn sáng liên tục, ví dụ như mặt trời, các loại đèn thông thường trong nhà, v.v… • Ánh sáng đèn ảnh (flash) là ánh sáng phát ra một lần từ đèn ảnh. Ánh sáng đèn ảnh chỉ duy trì trong một khoảng thời gian rất ngắn (khoảng 1/1000 giây).

2. Ánh sáng và phơi sáng

• Để tạo một giá trị phơi sáng cho bức ảnh, có 3 yếu tố là tốc độ cửa chập (thời gian cửa chập mở ra cho ánh sáng đi vào cảm biến), khẩu độ mở của ống kính và độ nhạy ISO của cảm biến. • Với ánh sáng môi trường liên tục, việc giảm tốc độ cửa chập (tăng thời gian phơi sáng), tăng khẩu độ mở (tăng lượng ánh sáng vào cảm biến) và tăng ISO (tăng độ nhạy bắt sáng) đều làm cho ảnh sáng hơn • Với ánh sáng đèn ảnh flash, tăng khẩu độ mở và tăng ISO làm cho ảnh sáng hơn, nhưng tăng tốc độ cửa chập sẽ không làm ảnh sáng hơn do thời gian ánh sáng chiếu vào cảm biến là không đổi (rất ngắn ~ 1/1000 giây) dù cho có tăng hay giảm thời gian phơi sáng. • Cường độ nguồn sáng ảnh hưởng tới phơi sáng. Ánh sáng càng mạnh, ảnh càng sáng (nếu các giá trị tốc độ, khẩu độ và ISO không đổi). Khi chụp với đèn ảnh, các yếu tố ảnh hưởng tới độ sáng của ảnh là: khẩu độ mở, ISO và cường độ ánh sáng của đèn.

3. Tốc độ đồng bộ đèn ảnh là gì?

Do cấu tạo của màn cửa chập để đạt được tốc độ mở ra – đóng vào rất cao (1/250s, 1/250s, 1/500s, 1/1250s, và cao hơn), không có “khoảnh khắc” nào cửa chập được mở ra 100% diện tích ở các tốc độ cao. Như vậy, ở tốc độ cao tại một “khoảnh khắc” (trong thời gian mở-đóng của cửa chập) chỉ có một phần diện tích của ảnh được phơi sáng. Tốc độ càng cao thì diện tích nhận sáng của ảnh càng hẹp tại một “khoảnh khắc” nhất định.

Nếu sử dụng đèn ảnh (nguồn sáng phát ra một lần và duy trì rất ngắn), để toàn bộ diện tích bức ảnh nhận được ánh sáng, thời gian đèn ảnh duy trì ánh sáng và thời gian tất cả các khu vực của ảnh được phơi sáng phải trùng khớp nhau, tức là hai tốc độ này phải đồng bộ với nhau. Chỗ này tưởng tượng hơi rắc rối về “nhanh và chậm” (Nếu các bạn cần giải thích thêm, xin liên hệ VinaCamera.com), nhưng tóm lại là, khi sử dụng đèn ảnh, tốc độ cửa chập tối đa bị hạn chế (có thể là 1/200s, 1/250s, hay 1/500s) nếu muốn toàn bộ cảm biến được đèn phủ sáng, tức là ảnh có ánh sáng bình thường.

Tốc độ đồng bộ đèn chính là tốc độ cửa chập tối đa có thể sử dụng với một máy ảnh và một đèn ảnh nhất định. Các tốc độ cao hơn tốc độ đồng bộ đèn cho phép đêu làm hỏng ảnh.

VinaCamera Imaging

VinaCamera Imaging

Hình 2-3: Tốc độ đồng bộ đèn ảnh hưởng tới việc đặt tốc độ cửa chập

Trong hình minh họa (Hình 2-3): 8 ảnh với tốc độ đồng bộ đèn 1/160s và các tốc độ cửa chập khác nhau, tăng dần từ 1/160s đến 1/1250s.

A. Tốc độ cửa chập 1/160s, ảnh sáng bình thường. B. Tốc độ của chập 1/200s, ảnh bắt đầu bị đen một vệt nhỏ ở dưới chân. C. Tốc độ cửa chập 1/250s, vệt đen lớn hơn. D. Tốc độ của chập 1/320s, vệt đen chiếm nửa ảnh. E. Tốc độ của chập 1/400s, vệt đen chiếm 3/4 ảnh. F. Tốc độ của chập 1/500s, vệt đen chiếm gần hết ảnh. G: Tốc độ của chập 1/640s, ánh tối hoàn toàn. H: Tốc độ của chập 1/1250s, tăng tốc độ cao hơn, hiện tượng vẫn không đổi.

4. Khi nào tốc độ đồng bộ đèn trở nên quan trọng?

Như trên ta thấy, tốc độ đồng bộ đèn là giới hạn tốc độ tối đa của cửa chập khi chụp có đèn ảnh flash. Vì vậy, tốc độ đồng bộ đèn sẽ trở nên quan trọng nếu muốn chụp ảnh ở tốc độ cửa chập cao (khi sử dụng đèn ảnh). Tốc độ này không có ý nghĩa nếu chụp ảnh với ánh sáng môi trường.

Trong các trường hợp chụp có đèn ảnh và ở tốc độ cao, việc điều chỉnh phơi sáng sẽ chủ yếu dựa vào: • Khẩu độ mở • ISO • Cường độ ánh sáng của đèn ảnh flash

Các trường hợp sau đây đòi hỏi tốc độ đồng bộ đèn cao:

4.1. Cần cân bằng sáng, táp đèn vào chủ thể khi chụp ngoài trời sáng, có nắng Một yêu cầu quan trọng đối với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp là cân bằng được ánh sáng giữa chủ thể và ánh sáng môi trường vì ánh sáng môi trường thường làm cho chủ thể bị lóa do ánh sáng quá gắt. Muốn khống chế được ánh sáng môi trường như vậy cần tăng tốc độ cửa chập để giảm ánh sáng môi trường, đồng thời sử dụng đèn ảnh để đảm báo ánh sáng đẹp cho chủ thể, đặc biệt trong các trường hợp chụp ngược sáng môi trường. Tốc độ đồng bộ đèn cao sẽ cho phép thực hiện việc này với nhiều lựa chọn hơn.

4.2. Chụp ảnh ngoài trời và muốn hậu cảnh là nền trời ngả tối hơn để làm nổi bật chủ thể và tạo hậu cảnh đẹp • Khi chụp ảnh ngoài trời, muốn hậu cảnh là nền trời ngả tối, điều dễ hiểu là có thể giảm khẩu độ mở, giảm ISO và tăng tốc độ cửa chập. Nhưng nếu nền trời tối đi, thì chủ thể trong ánh sáng môi trường cũng tối theo. Điều này dẫn tới phải sử dụng đèn ảnh flash để làm sáng chủ thể. Tốc độ cửa chập sẽ phải tăng cao đến một mức nhất định để làm nền trời tối ở mức mong muốn, vì vậy tốc độ đồng bộ đèn phải đạt được tốc độ này. Lúc này, việc điều chỉnh phơi sáng sẽ được chủ động thực hiện thông qua điều chỉnh khẩu độ mở và ISO cũng như cường độ sáng của đèn flash. • Ứng dụng trong chụp chân dung, chụp macro/micro (cận cảnh phóng to) ngoài trời.

4.3. Chụp các chuyển động nhanh trong studio (và ngoài trời) • Trong phần nhiều trường hợp, khi chụp trong studio, do khả năng làm chủ hoàn toàn ánh sáng chủ thể và hậu cảnh, tốc độ đồng bộ đèn sẽ không quan trọng. Tuy nhiên, với một số trường hợp chụp chủ thể chuyển động nhanh (như người mẫu cử động tạo dáng tự nhiên, hất tóc bay lên không, v.v…) sẽ đòi hỏi tốc độ cao để bắt chết hình ảnh và bảo đảm độ sắc nét, vì vậy phải tăng tốc độ cửa chập. Tốc độ đồng bộ đèn cao sẽ tạo điều kiện dễ dàng thực hiện chụp ảnh như vậy, đặc biệt khi muốn bật đèn môi trường giúp căn nét, cúp hình hiệu quả hơn. • Ứng dụng chụp chân dung, người mẫu, trẻ em hiếu động trong studio; chụp ong bướm “hiếu động”.

4.4. Chống rung tay máy • Để chống rung tay máy, tốc độ của chập cũng cần tăng lên cao. Lúc này, ánh sáng chủ thể phụ thuộc vào đèn ảnh và tốc độ đồng bộ đèn thấp sẽ gây trở ngại cho việc tăng tốc độ. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nhiều khi cần đồng bộ đèn lên tới 1/500s để đảm bảo bắt căng nét chủ thể, nhất là khi chụp chân dung phần đầu hay nửa người do trong các trường hợp này phải sử dụng ống tiêu cự tương đối dài để tạo hiệu ứng đẹp.

VinaCamera.com 2008-2010

Từ khóa » Tốc độ đồng Bộ đèn Flash