Tóc Mọc Chậm: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Chuẩn Y Khoa, Dân Gian
Có thể bạn quan tâm
Tóc mọc chậm là gì?
Tóc mọc chậm là tình trạng các tế bào tóc mới phát triển không đều, dẫn tới tóc lâu mọc đủ dài và gây thưa hói. Mọc tóc chậm thường xảy ra ở cả nam và nữ, bất kỳ độ tuổi nào.
Theo chu kỳ sinh trưởng bình thường, khi một sợi tóc cũ rụng đi, sẽ có một sợi tóc mới mọc lên ngay tại vị trí đó, đảm bảo mái tóc luôn được dày khỏe, không bị thưa hói. (1)
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà tóc mọc chậm hơn chu kỳ thông thường với những biểu hiện như:
- Tóc rụng lâu mà không thấy mọc lại, hoặc mọc lại nhưng sợi tóc con lại yếu, mảnh, dễ rụng.
- Tóc mọc lâu dài: Trung bình 1 tháng, tóc sẽ mọc dài thêm khoảng 1.5 – 2cm. Nếu thấy tóc mới mọc không đạt được độ dài này, tức là tóc bị mọc chậm hơn bình thường.
Tìm hiểu về vòng đời của tóc
Một sợi tóc trên đầu chúng ta có thể sống từ 2-6 năm. Trong đó, mỗi một sợi tóc đều trải qua 3 giai đoạn trong cuộc đời:
- Giai đoạn mọc: (85-95% sợi tóc trên đầu thường ở giai đoạn này), kéo dài khoảng 2-6 năm. (1)
- Giai đoạn ngưng mọc: Kéo dài khoảng 3 tuần và chỉ có 1-2% số lượng tóc trên đầu ở giai đoạn này.
- Giai đoạn nghỉ (Chờ rụng và rụng): Quá trình mọc tóc mới sẽ được bắt đầu và kéo dài khoảng 3 tháng, có 5-10% số tóc ở giai đoạn nghỉ này.
Thông thường tóc ở giai đoạn mọc sẽ chiếm số lượng nhiều hơn, do đó bạn sẽ không thể cảm nhận được sự thay đổi về số lượng sợi tóc trên đầu.
Tùy vào cơ địa và giới tính khác nhau, mỗi ngày, tóc có thể dài thêm 3.5mm, tức là 1cm/ tháng.
Các nhà khoa học đã xác định, trên đầu chúng ta có khoảng 100-120 nghìn sợi tóc, có độ dài, dày và tuổi thọ khác nhau. Mỗi ngày có khoảng 60-100 sợi tóc bị rụng là bình thường vì đây là rụng tóc sinh lý. Tuy nhiên, khi tóc rụng nhiều bất thường và không có dấu hiệu mọc tóc mới, đây có thể là rụng tóc bệnh lý, cần tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp cải thiện từ sớm.
Nguyên nhân tóc mọc chậm
1. Rối loạn thần kinh nội tiết
Có nhiều nguyên nhân vì sao tóc lâu mọc, trong đó nguyên nhân thường gặp là mất cân bằng thần kinh nội tiết. Theo các nghiên cứu, thần kinh nội tiết sẽ chịu trách nhiệm điều phối lượng tế bào mầm tóc phù hợp để biệt hóa thành các thành phần của sợi tóc.
Tuy nhiên, nếu thần kinh nội tiết bị rối loạn (thường gặp ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh – mãn kinh, nam giới rối loạn sinh lý, mãn dục…) thì các tế bào mầm tóc sẽ hoạt động không đúng chu trình, khiến tóc mọc chậm, yếu mảnh.
2. Dinh dưỡng mất cân bằng
Ăn uống kiêng khem quá mức, không đủ bữa, thiếu chất, rối loạn chuyển hóa… là những nguyên nhân tại sao tóc mọc không đều, dễ rụng do cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Theo thống kê của các chuyên gia da liễu thế giới, hầu hết những người loại bỏ protein trong chế độ ăn hàng ngày sẽ đối mặt với nguy cơ mất tóc, tóc mảnh yếu nhiều hơn.
Bởi vì, 80% thành phần của sợi tóc là keratin (1 dạng của protein), nên nếu cơ thể không nạp đủ protein sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc tóc nhanh dài, sợi tóc mảnh yếu, lâu mọc và chẻ ngọn. Việc cắt bỏ hoàn toàn chất béo cũng sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
Cơ thể thiếu chất béo có thể làm giảm độ ẩm của tóc, giảm khả năng bảo vệ da đầu khỏi các tác nhân oxy hóa… dẫn đến tóc dễ rụng và thưa mỏng. Bên cạnh đó, tóc mọc chậm cũng được ghi nhận là do thiếu sắt. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, “làm hỏng” chu kỳ phát triển bình thường của tế bào mầm tóc càng khiến tóc rụng nhiều hơn.
3. Stress/ căng thẳng
Khi đối mặt với stress/ căng thẳng, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại stress bằng cách tiết ra chất P để bảo vệ cơ thể. Song, cũng chính chất P là tác nhân khiến cho tế bào mầm tóc bị tổn thương, dẫn đến rút ngắn giai đoạn mọc, đẩy giai đoạn chờ rụng đến nhanh hơn. Đồng nghĩa với việc tóc cũ đã rời đi nhưng tóc mới không kịp mọc lên để thay thế tóc cũ, thậm chí tóc mới mọc lên èo uột, ngắn và mảnh hơn.
Tóc rụng do stress nếu không chữa trị kịp thời có thể gây rụng tóc từng mảng, thậm chí là hói đầu (thường gặp ở nam giới)
4. Quá trình lão hóa
Quá trình mọc và rụng tóc thường diễn ra theo đúng chu trình. Tuy nhiên, sau tuổi 30, quá trình lão hóa cộng với sự tác động của rối loạn thần kinh nội tiết, thiếu dinh dưỡng, stress, lạm dụng hóa chất, dùng thuốc chữa bệnh… là nguyên nhân khiến mái tóc lâu mọc đủ độ dài bình thường. Càng có nhiều yếu tố tác động, tế bào mầm tóc càng dễ bị tấn công dẫn đến suy yếu hoạt động. Từ đó, tóc rụng nhiều, thưa mỏng, vòng đời bị rút ngắn, tóc cũ nhanh rụng, tóc mới khó mọc lên. (2)
5. Di truyền
Nguyên nhân khiến tóc mọc chậm, hói đầu di truyền thường do da đầu nhạy cảm với hậu nội tiết tố nam. Đây là nguyên nhân chính khiến cho tóc của người có gen di truyền hói đầu sẽ gặp hiện tượng tóc lâu mọc, mọc lên nhưng dễ rụng, tóc lưa thưa…
Ban đầu, người bệnh sẽ bị mất tóc ở hai bên thái dương, rồi tạo thành hình chữ M. Lâu dần, khi tình trạng hói đầu trở nên nghiệm trọng hơn, nam giới sẽ bị mất luôn đường ngôi, tạo hình hình chữ U trên đầu. Nếu không sớm chữa trị, nam giới từ rụng tóc tạm thời trở thành hói đầu vĩnh viễn.
Hai kiểu rụng tóc và hói đầu ở nam giới
6. Rối loạn tuyến giáp
Một số nghiên cứu cho thấy, tình trạng của tuyến giáp có liên quan đến mái tóc. Khi tuyến giáp khỏe mạnh, chu kỳ sinh trưởng của tóc diễn ra bình thường. Ngược lại, suy giáp hoặc cường giáp khiến lượng hormone trồi sụt không ổn định, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ của tóc, tóc dễ rụng, rụng từng mảng, tóc phát triển không nhanh đều, mỏng và yếu.
Rụng tóc nhiều do suy giáp hoặc cường giáp sẽ xuất hiện sau vài tháng phát bệnh, vì vậy đôi khi rụng tóc có thể xảy ra sau quá trình điều trị bệnh.
Cách xử lý tóc mọc chậm bằng phương pháp Tây y
1. 2,4-diamino-6-piperidinopyrimidine 3-oxide
Loại thuốc này được các bác sĩ chỉ định để bôi với 2 nồng độ khác nhau: 2% (dành cho nữ) và 5% (dành cho nam) nhằm cải thiện tình trạng tóc lâu mọc, tóc thưa mỏng ở cả nam và nữ giới. Thời gian để nhóm thuốc này phát huy tác dụng là cần khoảng 12 tuần hoặc lâu hơn 6-12 tháng tác động liên tục. Tuy nhiên, khi ngưng sử dụng tóc sẽ tiếp tục rụng nhiều, tóc mọc không nhanh như trước. Không chỉ vậy, cơ địa của người sử dụng 2,4-diamino-6-piperidinopyrimidine 3-oxide còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Rậm lông, kích ứng da, viêm da, rối loạn thị giác, choáng váng, đau đầu…2. Nhóm thuốc ức chế 5-alpha reductase
Đây là nhóm thuốc được dùng sau khi 2,4-diamino-6-piperidinopyrimidine 3-oxide không hiệu quả. Thông thường, nhóm thuốc này được chỉ định trong điều trị bệnh ở nam giới (tuyến tiền liệt phì đại), nhưng trong quá trình điều trị người ta phát hiện chúng có khả năng ức chế được enzyme 5-alpha-reductase – một loại enzym khiến tóc nhanh rụng. Từ đó, thuốc ức chế 5-alpha reductase được ứng dụng nhiều trong việc cải thiện chứng rụng tóc nhiều và hói đầu của nam giới. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ mà nam giới có thể gặp khi sử dụng là: rối loạn cương dương, giảm ham muốn, nữ hóa tuyến vú…3. Điều trị bằng cấy tóc
Phương pháp cấy tóc được thực hiện bằng cách lấy toàn bộ phía da đầu khỏe mạnh, có khả năng kháng lại các tác nhân gây hại và cấy mảng da đó vào vị trí chứa các nang tóc không hoạt động. Có khoảng 15% trong tổng số các nang tóc có thể mọc tóc mới. Mỗi người cũng cần hiểu rằng, điều trị chứng tóc mọc chậm, khó mọc mới bằng thủ thuật cấy tóc mảng này có thể gây đau đớn, tốn nhiều chi phí, có nguy cơ để lại sẹo và nhiễm trùng rất cao.
Hướng dẫn cách kích thích mọc tóc đơn giản ngay tại nhà
Có 1 sự thật khá thú vị rằng, không ít người cũng đang tìm kiếm các từ khóa “cách làm sao để tóc mọc chậm lại“. Tuy nhiên, đại đa số chúng ta đều đang thật sự gặp vấn đề với tốc độ phát triển “rùa bò” của mái tóc và dưới đây là những giải pháp hay từ Qik.
1. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Để cải thiện tóc mọc lâu, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho tóc. Trong đó, Qik có 1 bài viết rất chuyên sâu, tổng hợp 22 loại thực phẩm kích thích tóc mọc dài và dày.
- Dung nạp lượng protein đầy đủ: Điều này rất quan trọng để thúc đẩy mái tóc trở nên chắc khỏe, mọc đều và óng ả. Bởi vì, protein chiếm đến 20% trong cơ thể và 80% cấu tạo của tóc. Vì vậy, bạn cần cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể, không chỉ để cơ thể khỏe mạnh mà còn nuôi dưỡng tóc chắc, mọc đúng chu trình. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu protein bạn nên ăn: Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, hạnh nhân, óc chó, hải sản, súp lơ xanh…
- Collagen: Theo nghiên cứu, collagen có thể giúp sản sinh keratin cho tóc, ngoài ra bổ sung collagen còn có thể giúp tóc bóng mượt và chắc khỏe hơn. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu collagen vào bữa ăn hàng ngày như: Rau bina, cá hồi, đậu nành, thực phẩm có màu đỏ, cá mòi, thực phẩm giàu vitamin C…
- Khoáng chất: Tích hợp nhiều khoáng chất khác nhau sẽ tạo điều kiện hình thành mái tóc đẹp, đặc biệt là silic và sắt. Thiếu sắt và silic sẽ gây rụng tóc, tóc mọc chậm và dễ rụng hơn. Vì vậy, nhớ bổ sung đầy đủ khoáng chất cho tóc, khoáng chất này có nhiều trong các loại thịt đỏ, rau đậm màu, khoai tây, giá đỗ…
- Vitamin: Các vitamin nhóm B (B1, B6, B7, B12… ) có vai trò quan trọng trong việc giữ cho da đầu và tóc khỏe mạnh. Vitamin B có nhiều loại thực phẩm, nhất là hạt ngũ cốc, bánh mì, rau lá xanh, men, thịt bò…
Bổ sung đủ dinh dưỡng là một cách giúp tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh
2. Xịt tóc bằng tinh dầu
Sử dụng tinh dầu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như thư giãn, dễ ngủ, giảm đau đầu… và được cho là có thể giúp tóc mọc đều và mượt mà hơn. Vì vậy, nhiều người thường lấy tinh dầu pha với nước rồi cho vào bình và dùng để xịt lên tóc.
Thực tế, có hơn 90 loại tinh dầu khác nhau và mỗi loại mang đến những lợi ích riêng cho cơ thể bạn. Bạn có thể sử dụng các tinh dầu dưới đây để giúp tóc mượt mà hơn: Tinh dầu bưởi, tinh dầu hương thảo, tinh dầu phong lữ, tinh dầu oliu, dầu dừa, chanh, bạc hà, tinh dầu oải hương, tràm trà…
Tuy nhiên, bạn không nên xịt tinh dầu lên tóc quá nhiều lần trong ngày. Đối với người rụng tóc nhiều, mỗi ngày chỉ nên xịt 2 lần, với người bị nấm da đầu thì trị bệnh trước khi xịt tinh dầu. Trước khi xịt tinh dầu, bạn nên làm sạch da đầu và chân tóc, tốt nhất là để khô thoáng, giúp tinh dầu phát huy tác dụng tốt hơn. Nên kết hợp với massage da đầu để hiệu quả hơn.
3. Massage da đầu
Nhiều người sẵn sàng tiêu tốn nhiều chi phí vào các liệu pháp kích thích mọc tóc với mong muốn sở hữu mái tóc dày, khỏe. Thế nhưng ít ai biết được rằng massage da đầu cũng mang đến hiệu quả bất ngờ cho mái tóc của bạn.
Các động tác massage da đầu có khả năng kích thích hệ thống tuần hoàn máu dưới da đầu, nhờ vậy các chân tóc được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và oxy giúp cải thiện mọc tóc chậm, tóc mới mọc lên khỏe và nhanh dài.
Các nàng nhớ là nên kết hợp massage da đầu với các biện pháp ủ tóc, tinh dầu… để mang đến hiệu quả chăm sóc tóc tối ưu.
Cách mát xa da đầu đơn giản và có thể thực hiện tại nhà như sau:
- Tư thế: Ngồi, đứng, hoặc nằm đều được.
- Động tác thực hiện: Mở rộng bàn tay, dùng 5 đầu ngón tay massage theo chiều từ trước ra sau, trái sang phải và massage theo chiều xoắn ốc.
- Thời gian: Ngày 2 lần sáng/ tối, mỗi lần 10 phút.
4. Giúp tóc mọc nhanh từ nha đam
Nha đam chứa hoạt hàm lượng vitamin A, E, C là nhóm vitamin có thể giúp tóc bóng mượt và phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, vitamin B12 và axit folic có trong nha đam cũng góp phần giữ tóc lâu rụng. Do vậy, nha đam được xem như một hoạt chất sinh học giúp hỗ trợ quá trình tái tạo tóc hiệu quả.
Nhiều người thường dùng nha đam để ủ tóc, nấu nước mát uống, bôi ngay sau khi gội đầu… để cải thiện tình trạng tóc của khổ chủ. Còn đợi gì mà không nhanh tay xem bài viết cách làm tóc mọc bằng nha đam.
5. Cây cọ lùn ngừa rụng tóc
Cây cọ lùn còn được gọi là Saw Palmetto thường được dùng làm thức ăn cho đấng mày râu cải thiện chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt và ngăn ngừa rụng tóc ở cả hai giới. Được biết, hậu nội tiết tố nam là tác nhân tấn công và gây hại cho tế bào mầm tóc khiến tóc dễ rụng, tóc mọc chậm ở nam và nữ. Thật may, chiết xuất thiên nhiên từ cây cọ lùn có thể ức chế sự tấn công của hậu nội tiết tố nam lên tế bào mầm tóc, từ đó làm giảm số lượng tóc rụng.
6. Hạn chế gội đầu quá thường xuyên
Lạm dụng gội đầu quá nhiều lần trong tuần sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, dẫn đến tóc khô. Vì vậy, tùy vào từng loại tóc và da đầu mà có tần suất gội đầu hợp lý.
- Tóc khô nên gội 2 lần/tuần
- Gội đầu 2 – 3 lần/tuần cho người có mái tóc bình thường và tóc dầu.
Bạn cũng có thể áp dụng 10 cách gội đầu với bia giúp mọc tóc nhanh dài và dày hiệu quả tại nhà.
Tránh lau hoặc chà xát tóc với khăn mạnh tay vì có thể sẽ phá bỏ lớp protein bao bọc bên ngoài và khiến tóc yếu hơn.
7. Hạn chế làm tóc quá nhiều
Hãy tưởng tượng, để kéo thẳng tóc cần sử dụng nhiệt độ ít nhất là 150 độ C. Vậy khi kết hợp duỗi, nhuộm, uốn… cùng lúc tóc bạn sẽ hứng chịu những tổn thương như thế nào? Do đó, bạn nên hạn chế tạo kiểu tóc liên tục hoặc tạo nhiều kiểu trong một thời điểm. Thời gian tối thiểu được chuyên gia về tóc khuyến cáo để tóc đủ phục hồi là từ 6 tháng. Việc này sẽ giúp tóc bạn giảm hư tổn, tóc rụng ít hơn là điều có thể xảy ra.
► Tham khảo bài viết 18 cách kích thích mọc tóc nhanh dễ áp dụng cho cả nam và nữ
Qik Hair – Dứt điểm tình trạng tóc mọc chậm an toàn, hiệu quả
Khoa học đã chứng minh, độ dài, độ chắc khỏe và bóng mượt của tóc, các yếu tố tác động khiến làm suy yếu tế bào mầm tóc, khiến tóc mọc chậm, mảnh yếu, nhanh rụng (như rối loạn thần kinh nội tiết của cơ thể, di truyền, stress…) cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ. Do đó, muốn tóc khỏe, giảm rụng hiệu quả cần phải bảo vệ tế bào mầm tóc bằng các biện pháp chuyên biệt riêng cho nam và riêng cho nữ, tạo điều kiện để chúng tăng trưởng khỏe mạnh. Có như vậy tóc mới chắc khỏe, dày mượt, kéo dài thời gian mọc tóc tối đa.
Tiến sĩ Lê Thúy Tươi cũng cho biết thêm, các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, dopamine đều được tạo thành từ protein. Thiếu serotonin sẽ gây tình trạng căng thẳng, mất ngủ. Dopamin liên quan đến sự thú vị và khuyến khích các cá nhân tìm nguồn để duy trì niềm vui. Vì thế, thiếu hụt protein gây nên tình trạng căng thẳng thần kinh, khí sắc ủ rũ – một trong những yếu tố gây co nhỏ tế bào mầm tóc dẫn đến tóc rụng nhanh, mọc yếu hoặc không thể mọc. |
Qua nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ phát hiện công dụng hiệu quả vượt trội của Cynatine trong việc giúp mọc tóc nhanh (tăng mọc tóc 90% sau 3 tháng) và giảm gãy rụng. Qik Hair là sản phẩm sở hữu độc quyền tinh chất Cynatine® đối với tóc.
Tinh chất Cynatine® – chứa sức mạnh toàn diện tạo nên mái tóc khỏe đẹp
Sản phẩm Qik Hair gồm 2 công thức đột phá chuyên biệt cho nam là Qik Hair For Men với công thức CLI-α (Alpha) và Qik Hair For Women chứa công thức CLI-β (Beta) dành cho nữ. Cụ thể:
- Qik Hair For Men giúp điều hòa thần kinh nội tiết nam, chăm sóc tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh, từ đó giúp giảm rụng tóc, cho tóc quý ông mọc nhanh, chắc khỏe, phục hồi tóc hư tổn từ bên trong. Đặc biệt, việc sử dụng sớm Qik Hair For Men còn giúp hạn chế nguy cơ hói đầu do di truyền ở nam giới.
- Qik Hair For Women giúp ổn định thần kinh nội tiết nữ, bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển. Nhờ đó giúp tóc giảm rụng, cải thiện tình trạng tóc mọc chậm và giúp tóc dày khỏe, bóng mượt.
Bên cạnh việc sử dụng Qik Hair, để có mái tóc chắc khỏe, cải thiện tình trạng tóc mọc chậm và giúp bóng mượt, bạn nên ăn uống đầy đủ chất, hạn chế tác động hóa chất vào tóc và giảm bớt căng thẳng. Có như vậy, bạn mới khôi phục lại sự tự tin và bản lĩnh của chính mình.
Từ khóa » Tóc Mọc Chậm Lại
-
Những Sai Lầm Phổ Biến Khiến Tóc Mọc Chậm - Làm đẹp - Zing
-
Đây Là Những Lý Do Khiến Tóc Mọc Chậm
-
Làm Sao Cho Tóc Mọc Chậm Lại ?!?!?! | 5giay
-
Làm Sao để Tóc Mọc Chậm Lại - Học Tốt
-
Tóc Mọc Chậm – Nguyên Nhân Và Giải Pháp An Toàn, Hiệu Quả
-
Cách Làm Tóc Mọc Chậm
-
Nguyên Nhân Khiến Tóc Mọc Chậm Và Cách điều Trị Phù Hợp
-
Tóc Mọc Nhanh, Chậm Phụ Thuộc Vào điều Gì? - VnExpress
-
Tóc Mọc Nhanh Như Thế Nào? Mẹo để Nhanh Mọc Tóc | Vinmec
-
Làm Sao để Tóc Nhanh Dài? | Vinmec
-
Một Năm Sau Cấy Tóc, Tóc Mọc Chậm - Suckhoe123
-
Tại Sao Tóc Mọc Chậm Và Nguyên Nhân Bạn Cần Biết
-
Cách Làm Tóc Lâu Dài
-
Làm Sao để Tóc Mọc Chậm Lại