Tóc Rụng Nhiều Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? Có Phải Ung Thư?

Tóc rụng nhiều là triệu chứng của bệnh gì? có phải ung thư?

Tóc rụng nhiều là triệu chứng của bệnh gì? có phải ung thư?

Đặt lịch

Rụng tóc được xem là cơ chế tự nhiên của cơ thể, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tóc rụng với số lượng nhiều kèm theo một vài triệu chứng bất thường, bạn nên tiến hành thăm khám ngay lập tức. Bởi đây có thể là dấu hiệu cơ thể muốn cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.

Rụng tóc nhiều là triệu chứng bệnh gì?
Tóc rụng nhiều có thể liên quan đến nhiều bệnh lý như viêm da tiếp xúc, rối loạn nội tiết tố, thiếu máu.

Tìm hiểu về chu kỳ mọc và rụng tóc

Tóc có cấu tạo từ chất sừng keratin, có hình sợi và thường mang nhiều màu sắc khác nhau. Bình thường tóc phát triển theo ba giai đoạn chính, đó là:

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn tăng trưởng, đối với nam từ 2 – 4 năm và nữ 4 – 6 năm.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn tiến triển (chuyển tiếp) thường là 2 – 3 tuần
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn tồn tại hay còn gọi là nghỉ ngơi (từ 2 – 3 tháng)

Thông thường, vào cuối các chu kỳ, tóc bắt đầu rụng dần để cân bằng với lượng nang tóc mới phát triển. Bình thường, mỗi ngày có khoảng 30 – 60 sợi tóc rụng đi và cũng ngần ấy lượng tóc mới mọc lên. Chính vì vậy, lượng tóc trên đầu thường được duy trì nguyên vẹn, cho nên bạn thường không thể phân biệt được tóc có bị mất đi hay không. Tuy nhiên, khi số lượng tóc rụng một cách mất kiểm soát, bạn có thể cảm thấy tóc trên đầu bắt đầu thưa dần và xuất hiện những mảng trống thì rất có thể bạn đang bị bệnh rụng tóc.

Rụng tóc là triệu chứng cảnh báo bệnh gì?

Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hoặc cũng có thể là triệu chứng nhận biết của bệnh lý nào đó. Bệnh nếu không phải do lạm dụng hóa chất, thay đổi nội tiết tố hay di truyền gây ra, rụng tóc có thể do mắc phải một số bệnh lý dưới đây:

1. Thiếu máu

Rụng tóc là triệu chứng của bệnh gì?
Theo các chuyên gia sức khỏe, thiếu máu có thể gây rụng tóc.

Theo quan niệm của các chuyên gia y học cổ truyền, tóc là phần thừa của máu được máu nuôi dưỡng. Do đó, thiếu máu, máu xấu hoặc hệ tuần hoàn vận chuyển máu kém chính là nguyên nhân gây rụng tóc và khiến tóc bạc sớm.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, da đầu khi không được nhận đầy đủ dưỡng chất nuôi dưỡng từ cơ thể sẽ khiến tóc bị suy yếu và dễ gãy rụng . Chính vì vậy, những người bị thiếu máu hoặc bà bầu mới sinh, người vừa phẫu thuật hay trải qua chấn thương thường có tỷ lệ tóc rụng cao hơn những đối tượng khác.

2. Stress, căng thẳng quá mức

Như đã đề cập ở trên, tóc thường trải qua 3 giai đoạn phát triển để duy trì lượng tóc mọc và rụng. Tuy nhiên, khi cơ thể rơi vào stress và căng thẳng ở mức cao độ, tóc sẽ bị đẩy nhanh vào giai đoạn nghỉ ngơi nên rất dễ gãy rụng.

Chưa kể đến, stress lâu ngày sẽ dẫn đến trầm cảm gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và tấn công ngược lại nang tóc. Khi đó, nang tóc sẽ bắt đầu suy yếu, khả năng nuôi dưỡng tóc giảm dần nên tóc dễ bị gãy và rụng.

3. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang hay còn gọi với tên tiếng anh là Polycystic Ovary Syndrome. Là bệnh xảy ra ở những phụ nữ có lượng hormone sinh dục nam trong cơ thể cao trong khi lượng hormone nữ lại không đủ.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể tác động lên chu kỳ kinh nguyệt, gây cản trở quá trình thụ thai. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây vô sinh.

Theo các chuyên gia, hội chứng buồng trứng đa nang thường gây mất cân bằng nội tiết tố. Chính việc làm giảm nội tiết tố androge đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tóc và khiến tóc nhanh rụng hơn. Do đó, nếu thấy tóc rụng nhiều bạn nên tiến hành thăm khám, bởi rất có thể bạn đang mắc phải bệnh hội chứng buồn trứng đa nang.

4. Suy giáp

Tóc rụng là triệu chứng của bệnh gì?
Suy giáp có thể gây rụng tóc

Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy sự phát triển của cơ thể, bao gồm cả tóc. Nếu tuyến giáp hoạt động tốt, hormone tuyến giáp sẽ thúc đẩy nang tóc phát triển, kích thích mọc tóc mới. Trường hợp ngược lại, nếu tuyến giáp hoạt động kém chúng sẽ sản sinh quá ít hormone khiến tóc của bạn dễ bị gãy rụng.

Thông thường, rụng tóc do suy giáp gây ra có thể mọc lại khi hormone tuyến giáp ổn định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp điều trị suy giáp bằng hormone thay thế tổng hợp levothyroxin có thể khiến tóc rụng nhiều hơn. Do đó, để kiểm soát tình trạng rụng tóc, bệnh nhân nên điều trị theo đúng hướng dẫn bác sĩ đề ra.

5. Mất cân bằng hormone

Mất cân bằng hormone thường xuất hiện ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai, tiền mãn kinh, sau sinh hoặc người mắc bệnh hội chứng buồng trứng đa nang. Khi đó, hormone trong cơ thể chị em thường có sự lên xuống bất thường gây ảnh hưởng nhất định đến vòng đời phát triển của tóc. Lúc này, giai đoạn tăng trưởng của tóc sẽ bị rút ngắn nên tóc dễ bị yếu và rụng.

6. Bệnh Lupus

Tóc rụng là triệu chứng bệnh gì?
Người bị Lupus thường dễ bị rụng tóc trong khi gội hoặc chải đầu.

Rụng tóc có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh Lupus. Rụng tóc do Lupus thường xảy ra ở vùng trán, ở một số người rụng tóc nhiều có thể dẫn đến hói đầu. Thông thường, rụng tóc chỉ xảy ra khi người bệnh gội hoặc chải đầu. Nguyên nhân là do tóc bị khô, giòn nên rất dễ gãy rụng.

Ngoài triệu chứng rụng tóc, nếu thấy các biểu hiện này kèm theo, bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám:

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Đau cơ
  • Sưng và đau khớp
  • Viêm loét miệng
  • Phát ban
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau ngực
  • Tiểu ra máu
  • Động kinh, mất trí nhớ

7. Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã thường khiến nang tóc bị suy yếu dẫn đến tóc giòn, khô và dễ bị gãy rụng. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cơ địa, do nấm ký sinh trên da, stress hoặc do thuốc và một số bệnh lý khác gây nên. Viêm da tiết bã có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Vị trí xảy ra viêm là những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như đầu.

Ngoài các căn bệnh nêu trên, rụng tóc nhiều cũng có thể là triệu chứng nhận biết của bệnh viêm da tiếp xúc, viêm nang lông da đầu. Do đó, để ngăn ngừa rụng tóc, bệnh nhân cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây rụng tóc. Tốt nhất, các bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Rụng tóc nhiều có phải triệu chứng của bệnh ung thư không?

Theo các chuyên gia da liễu, rụng tóc nhiều không phải là dấu hiệu hay triệu chứng của một căn bệnh ung thư nào đó. Hiện tượng rụng tóc là do tác dụng phụ của một số biện pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị hoặc thuốc chống ung thư. Điều này có nghĩa là, rụng tóc chỉ xảy ra ở những người đã được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư và đang trải qua quá trình trị liệu.

Do đó, khi thấy tóc rụng nhiều, bạn không cần phải lo lắng vì nghĩ mình bị ung thư. Việc bạn cần làm lúc này là cần xác định chính xác nguyên nhân gây rụng tóc để có biện pháp điều trị kịp thời, giúp giảm thiểu lượng tóc bị rụng.

Rụng tóc có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý. Do đó, khi thấy bản thân bị rụng tóc đột ngột, bạn nên đến ngay bệnh viện thăm khám và điều trị.

THAM KHẢO THÊM:

  • Rụng tóc theo mùa có phải điều bình thường?
  • 7+ cách trị rụng tóc từ thiên nhiên – Giúp mọc nhanh và dày

Từ khóa » Các Bệnh Lý Gây Rụng Tóc