Tôi Bị 1 Website Lừa đảo - ILAW
Có thể bạn quan tâm
Chào bạn,
Giao dịch dân sự có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói (theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015). Tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Như vậy, trong trường hợp giao dịch giữa bạn và bên Thư viện pháp luật có đủ các điều kiện trên thì khi bạn đồng ý bằng lời nói nghĩa là bạn đồng ý giao kết hợp đồng và bạn sẽ phải làm theo các nội dung đã giao dịch (chứ không nhất thiết phải có văn bản cụ thể).
Tuy nhiên, theo như bạn kể, tư vấn viên trao đổi khá mập mờ về điều khoản miễn phí và các gói dịch vụ sử dụng tra cứu. Vì vậy, bạn có thể căn cứ vào Điều 126, Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 để giao dịch này thành giao dịch dân sự vô hiệu.
“Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.”
“Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”
Hơn nữa, rất có thể tư vấn viên đã liên lạc với bạn không phải người của Thư viện pháp luật mà chỉ là lừa đảo, bạn nên liên lạc lại cho bên Thư viện pháp luật để xác minh lại.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Luật sư. Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp cho luật sư.
Trân trọng!
Luật sư Dương Thị Hường
Luật sư Dương Thị Hường.
Từ khóa » Thư Viện Pháp Luật Lừa đảo
-
Thư Viện Pháp Luật - A Có Phạm Tội Không Các Bác - Facebook
-
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT _ Tra Cứu, Nắm Bắt Pháp Luật Việt Nam
-
Lừa đảo Chiếm đoạt Tài Sản - Thư Viện Pháp Luật
-
Không Chi Trả Tiền Sử Dụng Tài Khoản Thư Viện Pháp Luật Có Bị Truy ...
-
CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT - TopCV
-
Sử Dụng Trang Web - Danang Egov
-
Review Công Ty Thư Viện Pháp Luật - Thư Viện Online Có Lừa đảo ...
-
Thêm Cách để Dễ Dàng Tra Cứu Hơn 380.000 Văn Bản Pháp Luật
-
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
-
Thư Viện Pháp Luật - Cổng Thông Tin điện Tử CATP Hà Nội
-
Review Công Ty Thư Viện Pháp Luật - Thư Viện Online Có Lừa đảo ...
-
Thư Viện Pháp Luật - UBND Huyện Hớn Quản
-
"Thư Viện Pháp Luật " Xin Phép Ad Cho Em đăng Bài Này. Chuyện Là ...