“Tôi Biết ơn ông Tằng đã Tha Thứ Cho Tôi...” | Báo Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin mới nhất
- Video
- Kinh doanh
- Tài chính
- Chứng khoán
- Doanh nghiệp
- Khởi nghiệp
- Tiêu dùng
- ESG - Phát triển bền vững
- Tiết kiệm điện
- Xã hội
- Chính trị
- Học tập Bác
- Kỷ nguyên mới
- Môi trường
- Giao thông
- Nóng trên mạng
- Sáng kiến an toàn giao thông
- Thế giới
- Quân sự
- Phân tích - Bình luận
- Thế giới đó đây
- Kiều bào
- Giải trí
- Hậu trường
- Sách hay
- Điện ảnh
- Âm nhạc
- Thời trang
- Mỹ thuật - Sân khấu
- Bất động sản
- Dự án
- Thị trường
- Nhà đất
- Nhịp sống đô thị
- Sống xanh
- Nội thất
- Thể thao
- Bóng đá
- Pickleball
- Tennis
- Golf
- Võ thuật - Các môn khác
- Hậu trường
- Lịch thi đấu
- Việc làm
- Chính sách
- Làm giàu
- Chuyện nghề
- Nhân lực mới
- Nhân ái
- Hoàn cảnh
- Dự án cộng đồng
- Nhịp cầu nhân ái
- Vượt lên số phận
- Sức khỏe
- Ung thư
- Sống khỏe
- Dịch vụ y tế quốc tế
- Kiến thức giới tính
- Tư vấn
- Khỏe đẹp
- Sức khỏe chủ động
- Xe ++
- Thị trường xe
- Xe điện
- Đánh giá
- Cộng đồng xe
- Kinh nghiệm - Tư vấn
- Bảng giá ô tô
- Sức mạnh số
- Sản phẩm
- Di động - Viễn thông
- Phần mềm - Bảo mật
- Cộng đồng mạng
- Giáo dục
- Góc phụ huynh
- Khuyến học
- Gương sáng
- Giáo dục - Nghề nghiệp
- Du học
- Tuyển sinh
- An sinh
- Chuyện đời
- Dân sinh
- Chuyển động
- Pháp luật
- Hồ sơ vụ án
- Pháp đình
- Xã hội
- Chính trị
- Học tập Bác
- Kỷ nguyên mới
- Môi trường
- Giao thông
- Nóng trên mạng
- Sáng kiến an toàn giao thông
- Thế giới
- Quân sự
- Phân tích - Bình luận
- Thế giới đó đây
- Kiều bào
- Kinh doanh
- Tài chính
- Chứng khoán
- Doanh nghiệp
- Khởi nghiệp
- Tiêu dùng
- ESG - Phát triển bền vững
- Tiết kiệm điện
- Bất động sản
- Dự án
- Thị trường
- Nhà đất
- Nhịp sống đô thị
- Sống xanh
- Nội thất
- Thể thao
- Bóng đá
- Pickleball
- Tennis
- Golf
- Võ thuật - Các môn khác
- Hậu trường
- Lịch thi đấu
- Việc làm
- Chính sách
- Làm giàu
- Chuyện nghề
- Nhân lực mới
- Nhân ái
- Hoàn cảnh
- Nhịp cầu nhân ái
- Vượt lên số phận
- Sức khỏe
- Ung thư
- Sống khỏe
- Dịch vụ y tế quốc tế
- Kiến thức giới tính
- Tư vấn
- Khỏe đẹp
- Sức khỏe chủ động
- Giải trí
- Hậu trường
- Sách hay
- Điện ảnh
- Âm nhạc
- Thời trang
- Mỹ thuật - Sân khấu
- Xe ++
- Thị trường xe
- Xe điện
- Đánh giá
- Cộng đồng xe
- Kinh nghiệm - Tư vấn
- Bảng giá ô tô
- Sức mạnh số
- Sản phẩm
- Di động - Viễn thông
- Phần mềm - Bảo mật
- Cộng đồng mạng
- Giáo dục
- Góc phụ huynh
- Khuyến học
- Gương sáng
- Giáo dục - Nghề nghiệp
- Du học
- Tuyển sinh
- An sinh
- Chuyện đời
- Dân sinh
- Chuyển động
- Pháp luật
- Hồ sơ vụ án
- Pháp đình
- Du lịch
- Tin tức
- Khám phá
- Món ngon - Điểm đẹp
- Tour hay - Khuyến mại
- Video - Ảnh
- Đời sống
- Tết 2025
- Cộng đồng
- Thượng lưu
- Nhà đẹp
- Giới trẻ
- Chợ online
- Xổ số
- Truyền thông về Bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Tình yêu
- Chuyện của tôi
- Gia đình
- Tình yêu
- Khoa học - Công nghệ
- Thế giới tự nhiên
- Vũ trụ
- Khám phá
- Khoa học & đời sống
- Dmagazine
- Photo Story
- Infographic
- Tọa đàm
- Interactive
- DNews
- Tâm điểm
- Bạn đọc
- SỰ KIỆN NỔI BẬT
- VIDEO
- MỤC LỤC
- FICA
- DTINEWS
- DÂN SINH
- Liên hệ toà soạn
- 024-3736-6491
- Liên hệ quảng cáo
- 0945.54.03.03
- Xã hội
- Dòng sự kiện:
- Metro số 1 TPHCM
- Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
Tiếp bài: Chín cái răng tìm gặp "ác quỷ" nhà tù Phú Quốc
“Tôi biết ơn ông Tằng đã tha thứ cho tôi...” Thứ năm, 09/12/2010 - 14:12Đầu tháng 12/2010, lần đầu tiên sau hơn 40 năm thoát khỏi cái nhà tù đã tra tấn đến chết 4.000 người tù cộng sản, yêu nước, ông Vũ Minh Tằng đã trở lại đảo Phú Quốc, thực hiện “cuộc gặp lịch sử” với “ác quỷ” Bảy Nhu.
Viên cai ngục 40 năm trốn chạy Việc đầu tiên của tôi, khi vừa đáp xuống sân bay Phú Quốc, là phải vượt 30km đường bụi mù, xóc nảy để le ve lượn quanh khu vực nhà Bảy Nhu thám thính. Điện thoại cho nhiều người quen biết Bảy Nhu mà tôi từng gặp ở An Thới, bao giờ tôi cũng chỉ dám dò hỏi sức khỏe mọi người, hỏi “bác Nhu” độ này bệnh thấp khớp còn hành hạ nhiều không, hoặc cái ban thờ Phật của người đàn ông ăn chay sám hối sau nhiều năm lấy mắt cá chân, đập bánh chè, nhổ răng hàng nghìn người tù yêu nước đó có còn không... Lần trước, để “giáp mặt” viên cai ngục được, tôi phải nhờ một đại tá đương chức của tỉnh đội Kiên Giang viết thư tay, giới thiệu tôi với một người thân tín của Bảy Nhu. Giờ, tìm trên mạng Google tìm kiếm một lần nữa, tôi không tìm được một tác giả nào viết bài và trực tiếp ghi âm, chụp ảnh Bảy Nhu ngoài... tôi ra. Đó lại là những bức ảnh chụp lén trong sự phản đối khá cương quyết của một ông lão biết rất rõ mình là “quỷ sống” ở cái thời không tài nào hiểu nổi... Trước chuyến vào Phú Quốc này, tôi đã biết tin, Bảy Nhu có đọc bài tôi viết và rất oán thán “thằng nhà báo”, nếu bây giờ ông ta nhận ra tôi thì sao? Cuộc gặp gỡ nảy lửa giữa người tù và viên cai ngục tàn ác nhất trong lịch sử Việt Nam. Tiếng bước chân lao xao trên lá bạch đàn khô, chó sủa như muốn cắn nát không gian chiều muộn, sương biển đã bắt đầu buông phủ. Căn nhà màu hồng cô độc hiện ra giữa bạt ngàn gò đồi. Những hình ảnh nhảy múa trong chiếc tivi giữa nhà Bảy Nhu phụt tắt. Tôi đứng khựng lại, cả đoàn nín thở, kể như cuộc gặp gỡ sau mấy chặng tàu bay và ôtô kia đã đổ bể ư? Theo đúng lập trình có sẵn từ nhiều năm của Bảy Nhu, tắt tivi, tắt điện, cáo ốm, cáo vắng nhà, đi theo cửa sau thoát vào rừng mắc võng ngủ, thế là xong. Tôi buộc phải chuyển phương án, đứng ở cổng nhà Bảy Nhu, gọi thẳng về Chỉ huy Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Đồng chí Phó Chủ nhiệm Chính trị biên phòng tỉnh gọi về cho Lưu Quang Mười, cán bộ đồn biên phòng quản lý địa bàn Bảy Nhu sinh sống. Bộ quân phục xanh màu lá núi của Mười đứng án ngữ trước cổng, “Bác Bảy có nhà không ạ, cháu là Mười “biên phòng” đây!”. Quê ở miền Bắc, tốt nghiệp ĐH Biên phòng xong, Mười được điều về thẳng An Thới đồn trú. Suốt 10 năm qua, “thượng lá cây, hạ ngọn cỏ” ở đất này, Mười đều thuộc lòng, anh thường phải gặp Bảy Nhu để vận động đừng... chạy trốn người khác như thế, tội lắm. Tư liệu, lời của hướng dẫn viên trong khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc có nói rõ: Bảy Nhu luôn lẩn tránh mọi cuộc tiếp xúc. Hồi mới đi cải tạo về, ông Nhu sợ người ta trả thù mình vì “biển trời” tội ác trong quá khứ, ông ta toàn gài mìn xung quanh nhà để tự bảo vệ. Ác giả ác báo, sau này, chính người con út của ông Nhu đã vướng vào mìn đó, bị cụt một bên chân. Cuối cuộc gặp gỡ là sự tha thứ, cảm thông, nhưng đúng là cũng có rất nhiều căm phẫn, có khi cả hai cùng khóc, cùng cười. “Xin ông tha lỗi. Tôi như con chó săn của chúng nó ấy mà” Phải nói thật thà rằng, trong cơn xúc động và đau đớn tột độ, nhiều cựu tù Phú Quốc “thân tàn ma dại” vì các ngón đòn tra tấn của Bảy Nhu và đám quân cảnh đã đòi “đập chết” Bảy Nhu cho hả giận. Nhưng, vì ông Tằng đã được “trấn an tư tưởng” suốt dọc đường, là mình phải giữ “nhân cách của người chiến thắng”, nên ông khá bình tĩnh. Giọng ông Tằng như rít lên: “Ông Nhu có nhận ra tôi không? Tôi là người bị các ông tra tấn nhiều nhất. Lúc tôi ra khỏi nhà “điều hành”, nhìn thấy tôi, ông còn bảo: “Mày vẫn còn sống đấy hử? Chúng tao đã chuẩn bị cỗ hậu (quan tài) để ném mày ra biển rồi mà!”. Giọng ông Nhu run lẩy bẩy: “Tôi không nhận ra đâu. Mắt tôi bây giờ yếu và mờ lắm”. Ông Tằng vẫn kiên nhẫn, cố bình tĩnh: “Tôi là Vũ Minh Tằng, vào tù 3.3.1967; ra tù 3.9.1973. Tôi bị quân cảnh các ông tra tấn đến “kịch đường tàu” rồi. Đây, răng của tôi bị các ông bẻ đây (vừa nói ông Tằng vừa móc hai hàm răng giả, chìa phom miệng toàn lợi đỏ về phía ông Nhu). Trước tôi ở B2, tôi vẫn thường châm cứu chữa bệnh đau lưng co rút cho ông mà. Răng này là người ta vừa làm tặng tôi đấy!”. Ông Tằng dứ dứ hai hàm răng giả trị giá 30 triệu, trắng bóc về phía ông Nhu. Giọng ông Nhu đanh lại: “Có, tôi nhận ra ông rồi”. Có vẻ việc nhận ra ông Tằng làm ông Nhu mất kiểm soát rất nhiều. Ông ta có vẻ không quên ơn người tù đã châm cứu chữa bệnh cho mình: “Ông Tằng ơi, tôi nhớ, bấy giờ ông ở buồng giam số 13, ông là Bí thư chi bộ. Các ông đào hầm khoét ngạch, mỗi ngày đào ra được vài xẻng đất, lại đổ đất đi ra bìa rừng bằng cách nhét đất vào trong xô đựng xỉ than nấu bếp. Buồng giam số 13 ở gần khu bếp ăn. Tôi nhớ rồi. Tôi xin lỗi nhé. Đời nó là như thế, tôi cũng chỉ bị chúng nó (đế quốc và tay sai) xui khiến và ép buộc phải làm. Đời tôi cũng như con chó săn thôi, lúc đánh các ông, tôi như con chó săn, như cái thằng điên ấy chứ có biết gì đâu”. Nói rồi Bảy Nhu nhỏm dậy, giơ gương mặt và hai cẳng tay lốm đốm tàn nhang đen xám về phía ông Tằng: “Tôi đây, ông đánh bao nhiêu thì cứ đánh”. Nghe đến đấy, ông Tằng trong cơn căm phẫn bỗng dưng... cũng xẹp xuống, giọng ông như rên xiết: “Bác Nhu à, bác hơn tôi chừng10 tuổi, tôi gọi như thế cho tiện. Bác Nhu ơi, thế tại sao bác lại ác đến mức đập vỡ đầu, đục gần hết răng, nghiền nát hai xương bánh chè ở đầu gối tôi như thế. Nắm cơm bé và thuôn như quả chuối của người tù, sao các bác lại bắt chúng tôi phải chấm cơm vào máu và vê lẫn phân người để ăn?”. Riêng chuyện này thì ông Nhu phủ nhận: “Tôi khẳng định là tôi không làm chuyện đó. Chắc lúc tôi đi vắng, mấy thằng lính nó giở trò như vậy”. Ông Nhu thừa nhận có chuyện ở mỗi phòng tù nhân tuyệt thực đều có cái xô đựng nước, ở đó, có khi nước uống pha lẫn phân, nước tiểu và máu của người tù, bắt họ uống. Chùm răng của ông Vũ Minh Tằng, sau khi bị Bảy Nhu và đám quân cảnh nhổ, bắt nuốt vào bụng, ông đã bới phân mình giữ lại suốt gần 40 năm. Bảy Nhu hồi ức lại: “Ông có tài châm cứu tuyệt lắm, chữa bệnh cho tôi đỡ lắm. Bấy giờ tôi bị đau ốm quá. Mà này, giờ về quê, ông có phát huy được cái tay nghề đó nữa không?”. Ông Tằng nhập ngũ khi bà vợ ở nhà đang mang thai đứa con thứ hai, ông đi biệt và không bao giờ dám tin mình còn sống để trở về. Ông được đào tạo y sĩ ở Viện 5 Quân y Ninh Bình từ trước khi nhập ngũ, năm 1962. Sau này vào tù Phú Quốc, ông Tằng đã thu gom dây sắt, xin phép đám quân cảnh để mài chúng thành những cái kim châm cứu dài 12cm, có tới 20 cái kim như vậy, để chăm sóc sức khỏe cho bạn tù. Riêng thượng sĩ bẻ răng Phạm Văn Nhu là trường hợp “bệnh nhân” đặc biệt nhất của “tay kim Vũ Minh Tằng”. “Bận sau ông quay lại, chắc tôi không còn sống nữa đâu” Tôi đã cố sức “đạo diễn” để ông Tằng bình tĩnh lại, đừng gây ra ẩu đả, bởi hai người đều đã ở cái tuổi gần đất xa trời. Hai ông bắt tay nhau, ngoài quà của đoàn chúng tôi, ông Tằng thậm chí còn đột ngột rút ví tặng ông Nhu một ít tiền (ông có phụ cấp bệnh binh) nho nhỏ, kèm theo một câu nói mà người nghe ai cũng dễ cảm động: “Tôi có mấy đồng, để bác mua thêm một chén thuốc dưỡng bệnh. Đời tôi với bác bây giờ có sống được cũng chỉ là nhờ... thuốc thang mà thôi”. Bảy Nhu bần thần nhìn mãi ra ngoài cửa: “Tôi xin lỗi ông”, rồi quay sang giới thiệu bà vợ của mình: “Bà xã nhà tôi, năm nay cũng sang tuổi 80, bắt đầu được lĩnh tiền dành cho người cao tuổi đấy”. Cái bắt tay, sự thanh thản của ông Vũ Minh Tằng và Bảy Nhu, "người của hai chiến tuyến", sau gần 40 năm... người nọ không tin người kia là còn sống... Ông Tằng quay ra hỏi về bà vợ hai của ông Nhu, một phụ nữ trắng trẻo, mau mắn, nương theo địa vị của chồng để làm tiếp phẩm, bán buôn phục vụ trong nhà tù. Ông Nhu cho biết: “Bà ấy chết rồi, tôi đi cải tạo về thì bà ấy chết ở Kiên Giang”. Khóc lớn, rồi lại cười lớn, hai con người tưởng như là kẻ thù không đội trời chung kia đã nắm tay nhau. Bảy Nhu khoe với ông Tằng bàn thờ Phật nhỏ bé ở góc tủ: “Tôi sống được nhờ ăn chay và niệm Phật. Tôi biết ơn ông Tằng đã tha thứ cho tôi. Hôm trước còn có ông Kế xuống gặp tôi. Ông ấy đã bị chúng tôi tra tấn, “kết án” tử hình thế mà bây giờ vẫn còn sống. Những người dũng cảm như các ông, kể cả lúc tra tấn các ông khi xưa, từ trong đáy lòng, tôi vẫn thấy rất nể phục đấy chớ...”. Nói rồi, ông Nhu lại đưa bàn tay đen sẫm toàn vết nám tàn nhang tuổi già của mình lên vò nhàu khuôn mặt mình, lần đầu tiên tôi thấy ông ta nức nở khóc. Cuộc gặp kết thúc, khi mặt trời đã lặn dần xuống... biển Tây. Bảy Nhu khoác vai ông Tằng, bảo, năm sau nếu ông quay lại, chưa chắc tôi đã còn sống nữa đâu. Hai ông đều khóc, tiếng khóc của họ, nó có cái gì bứt rứt lạ kỳ. Theo Đỗ Doãn HoàngLao ĐộngTin liên quanChín cái răng tìm gặp “ác quỷ” nhà tù Phú Quốc
Đầu tháng 12/2010, lần đầu tiên sau hơn 40 năm thoát khỏi cái nhà tù đã tra tấn đến chết 4.000 người tù cộng sản, yêu nước, ông Vũ Minh Tằng đã trở lại đảo Phú Quốc, thực hiện “cuộc gặp lịch sử” với “ác quỷ” Bảy Nhu. Dòng sự kiện: Chín cái răng tìm gặp “ác quỷ ” nhà tù Phú QuốcChín cái răng tìm gặp “ác quỷ” nhà tù Phú Quốc
Thứ tư, 08/12/2010 - 13:58Xúc động những tấm lòng đến với “Người trở về từ địa phủ...”
Thứ bảy, 31/07/2010 - 12:50Chuyện tiếp về “Người trở về từ địa phủ”...
Thứ tư, 28/07/2010 - 10:54Người về từ “địa phủ” và 9 chiếc răng lưu lạc (*)
Thứ ba, 27/07/2010 - 12:09Đọc thêmĐọc nhiều trong Xã hộiVụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Xác định danh tính nam tài xế
Vừa mua ô tô, đang lái về nhà thì xe bốc cháy ngùn ngụt
Trưng cầu giám định hình ảnh tài xế điều khiển ô tô tông cháu bé tử vong
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám định
Hai xe Bộ trưởng biển xanh 80B "ế khách" khi mang ra đấu giá
Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm
Smart Tivi LG 4K 50 inch 50UT8050PSB thế hệ 2024 hạ giá chỉ còn hơn 8 triệu đồng Máy rửa bát âm tủ 14 bộ Bosch SMI88TS46E nhập khẩu Đức, tiết kiệm điện nước tối ưu Khuyến mãi: Máy rửa bát độc lập 13 bộ Bosch SMS4HBI01D giảm sốc chỉ còn 13,9 triệu đồng Bếp từ hồng ngoại Hafele HC-H7321B sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và thiết kế Lò nướng Bosch HBG7241B1 Serie 8 sở hữu những tinh hoa hiện đại bậc nhất hiện nay Thời tiết khô hanh, sắm ngay máy lọc không khí kèm chức năng tạo ẩm Sharp KC-G50EV-WTừ khóa » Tiểu Sử Bảy Nhu
-
Bảy Nhu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cuộc đời Tên Cai Ngục Tàn Bạo Nhất Phú Quốc - Bảy Nhu
-
Bảy Nhu – Cai Ngục Tàn ác Nhất Lịch Sử Việt Nam - YouTube
-
Bí Mật Rùng Rợn Về Quỷ Sống Độc Ác Nhất Chế Độ Ngụy - YouTube
-
Bí Mật Về Những Câu Chuyện RÙNG RỢN Của Tên Cai Ngục Máu ...
-
Bảy Nhu - Cai Ngục ác Nhất Trong Lịch Sử Việt Nam - Bạn Nên Biết
-
Lời Thú Tội Rùng Rợn Của Tên Cai Ngục Tàn ác Bậc Nhất Lịch Sử Việt Nam
-
Hung Thần Thuở ấy Tuổi đà Chín Tư - Tiền Phong
-
Cận Cảnh "đồ Nghề" Của Tên Cai Ngục Tàn ác Nhất Trong Lịch Sử VN
-
Bí Mật Rùng Rợn Về Quỷ Sống Độc Ác Nhất Chế Độ Ngụy Quyền ...
-
Hồi ức đen Của Viên Cai Ngục Nhà Tù Phú Quốc - Công An Nhân Dân
-
Lịch Sử Hình Thành Tỉnh Hậu Giang