Tôi Đã Không Được Tuyển Vào Đội Múa - Church Of Jesus Christ

Tháng Chín năm 2021

  • Mục Lục

  • Sổ Ghi Chép Đại Hội Trung Ương

  • Kết Nối

  • Tìm Kiếm Si Ôn và Các Phước Lành của Chúa

    Anh Cả Jeffrey R. Holland

  • Gây Dựng Con Người Tốt Nhất của Mình

    Eric B. Murdock

  • Nền Tảng Vững Vàng

    Khó Xử với Cái Váy

    Jessika S.

  • Hỏi và Đáp

    Quyền Năng của Sự Tin Kính qua Các Giáo Lễ Chức Tư Tế

  • Tôi Đã Không Được Tuyển Vào Đội Múa

    Emily Joy Thompson

  • Những Sự Lựa Chọn

    Chủ Tịch Dallin H. Oaks

  • Thượng Đế Sẽ Chiến Đấu cho Các Em—theo Cách Thức của Ngài

    David Dickson

  • Một Thử Thách về Đức Tin

    Eric B. Murdock và Darren Rawlings

  • Lời Kết

    Xây Dựng Si Ôn qua Tình Đoàn Kết

    Anh Cả D. Todd Christofferson

  • John Murdock

“Tôi Không Được Tuyển Vào Đội Múa,” Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, tháng Chín năm 2021, trang 10–11.

các diễn viên múa ba lê

Hình ảnh do Gabriele Cracolici minh họa

Tôi thích múa từ khi mới ba tuổi. Vì thế khi học cấp hai, tôi rất phấn khởi khi thấy có kỳ thi tuyển vào đội múa. Tôi đã dám chắc là với tài năng và kinh nghiệm của tôi, tôi sẽ dễ dàng được tuyển vào đội múa.

Một vài ngày sau kỳ thi tuyển, đã có danh sách những người trúng tuyển vào đội múa. Tôi ngỡ ngàng khi không thể tìm thấy tên mình ở đâu trong danh sách. Tôi vô cùng tuyệt vọng. Tôi về nhà và nằm khóc trên giường. Tôi thấy tức cô giáo dạy múa và thất vọng là mình không đủ giỏi để được tuyển vào đội múa. Mẹ tôi bước khẽ vào phòng tôi và gợi ý là tôi nên cầu vấn Cha Thiên Thượng để có sức mạnh vượt qua “trở ngại” này trong cuộc đời mình. Tôi miễn cưỡng đồng ý và dâng lên một lời cầu nguyện ngắn. Sau khi cầu nguyện, tôi không cảm thấy tốt hơn gì cả, vì thế tôi tiếp tục buồn rầu và đau khổ. Tôi ngủ không được tối đêm hôm đó.

Sáng hôm sau tôi cố gắng lắm mới ra được khỏi giường. Ký ức về thất bại của tôi vẫn còn rất rõ trong tâm trí tôi, và tôi chỉ muốn chui lại vào trong chăn. Nhưng trước khi làm như thế, tôi nhớ tới lời hứa mà vị giám trợ của tôi đã đưa ra. Ông nói là nếu tôi đọc thánh thư mỗi ngày, thậm chí chỉ 15 phút thôi, thì tôi sẽ được ban phước. Nếu tôi có bao giờ cần đến một phước lành, thì đó là lúc này.

Trong khi đọc, tôi khám phá ra câu này trong Sách Giáo Lý và Giao Ước:

“Ta nói cho các ngươi hay, những người bạn của ta, chớ sợ hãi, hãy để cho lòng mình được an ủi; phải, hãy vui mừng luôn luôn và hãy tạ ơn về mọi điều;

“Trong khi kiên nhẫn trông đợi Chúa, vì những lời cầu nguyện của các ngươi đã thấu đến tai Chúa Muôn Quân, và được ghi khắc bằng dấu đóng ấn và lời tuyên phán này—Chúa đã thề và ban sắc lệnh rằng những lời cầu nguyện đó sẽ được đáp ứng.

“Vậy nên, Ngài ban cho các ngươi lời hứa này, với một giao ước không lay chuyển được, rằng những lời cầu nguyện đó sẽ được thực hiện; và tất cả những gì đã làm cho các ngươi phải đau khổ sẽ hiệp lại làm lợi ích cho các ngươi và cho vinh quang của danh ta, Chúa phán vậy” (Giáo Lý và Giao Ước 98:1–3).

Tôi vô cùng choáng váng. Tôi ngồi xuống, trong khi vẫn còn mặc bộ đồ ngủ và tóc tai rối bù, vô cùng kinh ngạc trước việc mình đã cần các câu thánh thư này biết bao. Tất cả những cảm giác giận dữ và buồn bã đã biến mất trong ba câu thánh thư này. Tôi cảm thấy tình yêu thương từ Cha Thiên Thượng của tôi và biết rằng Ngài biết điều mà tôi đang trải qua. Với quan điểm mới này, tôi đã có thể thấy rằng việc không được chọn vào đội múa thực sự chỉ là một trở ngại nhỏ trong cuộc đời tôi. Tôi đã quỳ xuống với lòng đầy biết ơn và cảm tạ Cha Thiên Thượng.

Suốt ngày hôm đó, tôi đã có thể có Thánh Linh ở cùng với tôi và coi những thử thách của tôi như là cơ hội để phát triển. Tôi sẽ luôn luôn ghi nhớ các câu thánh thư này. Và tôi sẽ luôn luôn nhớ lời hứa của vị giám trợ của tôi về phước lành của việc tìm đến thánh thư. Tôi vô cùng biết ơn là tôi có thể là một tín hữu của Giáo Hội này và có một sự hiểu biết về phúc âm. Tôi biết rằng kế hoạch của Cha Thiên Thượng thực sự là một kế hoạch hạnh phúc.

D. Todd Christofferson

“Chúng ta biết rằng những thử thách, nỗi thất vọng và buồn phiền sẽ đến với mỗi người trong những cách khác nhau, nhưng chúng ta cũng biết rằng cuối cùng, nhờ vào Đấng Biện Hộ thiêng liêng, tất cả mọi việc đều có thể được hiệp lại làm cho lợi ích của chúng ta [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 90:24; 98:3]. Chính là đức tin đã được Chủ Tịch Gordon B. Hinckley (1910–2008) bày tỏ một cách thật giản dị khi ông nói: ‘Rồi mọi việc sẽ được ổn thỏa.’ Khi chúng ta luôn tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi, chúng ta có thể ‘hân hoan làm tất cả mọi điều nằm trong khả năng của mình,’ [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 123:16–17], tin chắc rằng quyền năng và tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta sẽ giúp chúng ta thành công.”

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, “To Always Remember Him,” Ensign, tháng Tư năm 2011, trang 55.

Khi chúng ta tra cứu thánh thư để được giúp đỡ, thường sẽ không mất nhiều thời gian để tìm ra một câu mà dường như được viết cho riêng chúng ta. Những lúc khác có thể mất nhiều thời gian hơn một chút để tìm ra một câu thánh thư dành riêng cho mình như thế. Một cách để tìm được sự giúp đỡ mà các em cần khi các em cần được giúp đỡ là lập một “chỉ mục cảm hứng.”

Khi các em học thánh thư, hãy chú ý đến những câu có chứa đựng những lời hứa hoặc lời khuyên bảo mà có thể giúp các em hoặc người khác với những thử thách hoặc khó khăn trong tương lai. Việc đánh dấu các đoạn thánh thư này và lập một bản liệt kê các đoạn đó có thể mang đến cho các em sức mạnh mà các em sẽ cần khi các em cảm thấy chán nản. Để được giúp đỡ thêm, hãy sắp xếp các câu thánh thư thành các thể loại khác nhau tùy theo những khó khăn mà các câu đó đề cập đến. Khi làm như thế, các em sẽ luôn luôn có sẵn những lời hứa và các phước lành để đọc khi các em cần đến chúng.

Từ khóa » Dội Vào