Tôi đã Tự Học Và đậu Kì Thi CFA Level 1 Như Thế Nào (phân Tích Data)
Có thể bạn quan tâm
Mục lục:
- Thời gian học
- Bài kiểm tra thử
- Bài kiểm tra thật
- Tâm sự học hành
- 1/ Giáo trình học:
- 2/ Video: tùy chọn
- 3/ Question bank: tùy chọn
Hồi lúc thi CFA level 1, tôi có ghi lại thời gian tôi học từng môn để biết đâu sau này có thể làm được cái gì đó hay ho. Bây giờ là thời điểm cuối năm rồi, không có gì làm nên tôi lấy dữ liệu ra để vọc vạch.
Phần cuối bài viết tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm của một người tự học không qua trung tâm đào tạo.
Trong CFA level 1, tôi đã học:
- Ethical & Professional Standards: Các quy tắc và chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp, quyết định về đạo đức…
- Quantitative Methods: Toán, xác suất thống kê…
- Economics: Vi mô, vĩ mô
- Financial Reporting and Analysis: Phân tích báo cáo tài chính…
- Corporate Finance: Tài chính doanh nghiệp, quản trị, chi phí vốn…
- Equity Investment: Đầu tư tài chính, giá cổ phiếu…
- Fixed Icome: Chứng khoán nợ…
- Derivatives: Các công cụ phái sinh…
- Alternative Investments: Các loại đầu tư khác: bất động sản, hàng hóa, hedge funds…
- Portfolio Management and Wealth Planning: Quản tị danh mục đầu tư, quản lý rủi ro…
Nội dung hoàn toàn bằng tiếng Anh và đòi hỏi người học phải có một chút nền tảng và tiếng Anh chuyên ngành cơ bản. Đây là lần đầu tiên tôi học và thi một chương trình toàn tiếng Anh như này nên lo lắng lắm. Vì biết mình không bằng ai cho nên tôi đã nỗ lực hết sức để mà học, tất nhiên lúc đó tôi kỳ vọng đậu là được rồi chứ không cầu mong đạt điểm cao. Khi biết điểm của tôi mấp mé mức top 10% điểm cao nhất thật sự làm tôi bất ngờ. Tất nhiên không phải là tôi giỏi hơn những thí sinh khác, mà là tôi làm bài tốt hơn họ và có thể cũng may mắn hơn nữa.
Thời gian học là thời gian tôi dành cho việc học 10 môn và phần review để đi thi.
Còn về phần điểm thi của từng môn, tôi không biết chính xác mình được bao nhiêu điểm và không chắc liệu việc tôi up hình điểm thi từng môn lên có vi phạm gì không nên tôi sẽ ước lượng ra số điểm dựa trên đồ thị.
Đây là bài viết số 18, mọi dữ liệu về bài viết tôi lưu tại:https://github.com/vhoanghac/blog
Thời gian học
Tôi bắt đầu học vào khoảng tháng 5 năm 2019 để chuẩn bị cho đợt thi tháng 06/2020. Tôi phải học trước một năm như vậy do tôi thấy bản thân mình không giỏi, không bằng ai cả. Vì vậy tôi phải tham gia cuộc chơi này với phong cách khác mọi người.
Nhưng đợt tháng 06/2020 đã bị hoãn do COVID nên ngày thi chuyển sang tháng 12/2020. Thời gian học mỗi tuần từ tháng 4 đến tháng 8/2020 rất thấp là như vậy.
Khi đến gần ngày thi thì thời gian dành cho việc học ngày một nhiều hơn, đỉnh điểm là 30 giờ học / tuần.
Dựa theo biểu đồ: thứ 2, 3, và thứ 5 những ngày mà tôi dành nhiều thời gian nhất cho việc học. Và thứ bảy, chủ nhật thì rất thấp. Chỉ có một lý do đó là ngày cuối tuần nên đi chơi này nọ là nhiều hoặc là năng lượng của tôi trong tuần đã bị “đốt” cạn kiệt, tâm lý ngày cuối tuần là muốn được nghỉ ngơi thư giãn…
Tổng cộng thời gian học của tôi là 854 tiếng. Và dưới đây là chi tiết từng môn:
Review là thời gian tôi làm bài kiểm tra thử (mock exam) và ôn lại chương trình học trước khi thi. Tôi sẽ nói phần này sau.
Tôi dành thời gian nhiều nhất cho môn FRA (tạm gọi phân tích báo cáo tài chính). Tiếp đến là QM, ECONS… Vấn đề ở đây là: Với những môn mà tôi học nhiều thì liệu điểm số mà tôi đạt được trong kỳ thi có cao hay không?
Bài kiểm tra thử
Bài kiểm tra thử chia làm 2 phần. 3 tiếng buổi sáng và 3 tiếng buổi chiều, 120 câu hỏi cho mỗi đợt giống như kỳ thi chính thức.
Sau bao tháng ngày học hành tôi làm bài thi thử đầu tiên và nhận lại một điều bất ngờ khiến tôi thất vọng cực kỳ
4 môn từ 50% trở xuống. Tệ nhất là FRA trong khi tôi đã dành thời gian đọc cho môn này nhiều nhất. Tốt nhất là CF (Corporate Finance – Tài chính doanh nghiệp) và QM (Quantitative Methods – Phương pháp phân tích định lượng). Điểm trung bình của bài thi thử rơi vào 57,1%.
Tôi nghĩ mình dành thời gian học nhiều thì khả năng điểm sẽ cao nhưng làm bài thi xong thấy quá thấp, mình chỉ là người bình thường thôi chứ không phải siêu nhân gì nên buộc tôi phải học hành nỗ lực hơn nữa.
Và dưới đây là điểm của tôi sau khi hoàn thành 6 bài kiểm tra full 2 buổi sáng và chiều. Có nghĩa là tôi đã dành 3 tiếng x 12 bài = 36 tiếng chỉ để làm bài, chưa kể ôn lại.
Có thể nhận định rằng tôi càng ôn tập nhiều thì điểm số càng cao. Các bài kiểm tra sau có điểm đều được cải thiện hơn so với các bài trước như thay đổi kinh ngạc về điểm số tại mock 5 và 6.
Vậy là việc ôn tập của tôi có hiệu quả. Tuy nhiên điểm số của các môn biến động lên xuống thất thường.
Ở phần này tôi sẽ dùng biểu đồ Violin để thống kê. Tương ứng với một chấm màu đen là số câu tôi đã làm đúng trong bài kiểm tra thử.
Chỗ nào mà điểm số tập trung nhiều thì biểu đồ sẽ phình to ra. Nó hay hơn biểu đồ hộp (boxplot) vì biểu đồ violin cho ta biết thêm về phân phối của dữ liệu.
Bằng mắt thường, tôi đưa ra các nhận xét sau:
Môn Alternative Investments hay có số câu đúng rơi vào 80%.
Corporation Finance (tài chính doanh nghiệp) tầm 75%. Trong đó có một dữ liệu ngoại lai tại mức 50%.
Derivatives thì tầm 60%.
ECON, EQUITY và FIXED INCOME thì hên xui.
ETHICS (Chuẩn mực đạo đức) thì có số câu đúng tập trung quanh khoảng 60%-70%. Và có một dữ liệu ngoại lai tại mốc 78% (Bài mock số 6 tôi làm nhiều câu đúng) .
FRA (phân tích báo cáo tài chính) thì số câu đúng khoảng 60%.
PM (quản trị doanh mục) số câu đúng rơi vào mốc 65%, khá thấp.
QM (phương pháp định lượng) thì ổn nhất trong các môn khi mà điểm số cao.
Tổng kết như sau:
Đó là số điểm của tôi theo bài kiểm tra thử.
Bài kiểm tra thật
Lúc đầu tôi thắc mắc, liệu thời gian học các môn càng nhiều thì liệu điểm số tôi nhận được có cao không?
Rất tiếc là dữ liệu phần Review là bao gồm luôn tất cả các môn chứ không có phân ra từng môn. Nên tôi chỉ có thể đánh giá dựa trên thời gian học riêng lẽ từng môn trước đó trong quá trình học mà thôi.
Tôi thấy rằng thời gian tôi dành cho việc học từng môn trước đó không có ý nghĩa gì trong trường hợp này cả. Và cả điểm số mà tôi làm trong bài kiểm tra thử cũng không có ý nghĩa gì trong việc dự báo điểm số tôi sẽ nhận trong bài kiểm tra chính thức.
Như môn ECON (Kinh tế) thời gian học nhiều nhưng điểm số thấp. Có nghĩa rằng tôi thấy môn này khó, tốn nhiều thời gian cho nó. Nhưng điểm kiểm tra thử không thấp tới mức này khả năng trong lúc làm bài kiểm tra tôi đã bị vướng cái gì đó. Môn FI thì bài kiểm tra thử khá thấp còn điểm thật thì lại cao hơn trong khi tôi thấy kỳ thi thật này rất khó.
Kết luận: Tôi dành nhiều thời gian cho những môn khó. Và điểm trong kỳ thi chính còn có sự tác động bởi yếu tố may mắn
Okay, bây giờ tới phần tâm sự.
Tâm sự học hành
Năm 2023, tôi đã viết riêng một bài mới dành cho phần này. Các bạn hãy qua 👉 Tài liệu tự học CFA level 1 đọc nhé.
Tôi thấy rất nhiều người quan tâm đến trung tâm học thi CFA, tôi có tìm hiểu và thấy chi phí mắc quá, tới 20 mấy triệu cho khóa học. Tôi không học nên không biết chất lượng thế nào, tuy nhiên với những ai có vấn đề tài chính, hay băn khoăn về việc tự học thi CFA có hiệu quả không thì có tôi làm ví dụ đây.
1/ Giáo trình học:
Nếu phải nói giáo trình chính để học hiệu quả nhất thì đó là giáo trình của CFAI. Tôi dành toàn bộ thời gian học và ôn tập với giáo trình CFAI. Bộ này CFAI cung cấp cho học viên bản giấy và bản điện tử. Riêng bản điện tử là file PDF thì hoàn toàn miễn phí.
Kaplan Notes thì ngắn gọn, có thể giúp ích trong quá trình học level 1 nhưng nhờ có bộ giáo trình CFAI mà tôi đã học được nhiều thứ hay ho không chỉ cho kỳ thi mà còn ứng dụng các thông tin trong đó để viết blog.
Đến cuối giai đoạn học thi thì toàn bộ thời gian tôi đọc giáo trình CFAI.
2/ Video: tùy chọn
Có nhiều lựa chọn Kaplan, Mark Meldrum, IFT… trong đó Mark Meldrum là nổi tiếng hơn hết. Nhưng giá quá mắc.
Tôi thì lại hợp với https://prepnuggets.com . Họ bán video khóa học CFA level 1 với giá tầm $79 (lúc tôi mua khá lâu thì chỉ có $48). Các video bám sát giáo trình, mô tả bằng hình ảnh (chứ không phải bằng chữ và nói miệng như Mark Meldrum), rất dễ tiếp thu. Đây là channel youtube các video miễn phí của họ cho ai có nhu cầu thử : PrepNuggets – YouTube Phải nói rằng nhờ có họ mà tôi cũng đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức lạ lẫm.
3/ Question bank: tùy chọn
Chúng ta có Qbank của CFAI và của Kaplan là nổi tiếng.
Về Qbank thì tôi thấy nếu có điều kiện thì cứ mua thôi, nếu tài chính eo hẹp thì sử dụng Qbank của chính CFAI cung cấp.
Qbank của Kaplan là $199, đầy đủ bài tập, thống kê điểm số. Tôi thì không mua nhưng trong đợt dịch họ có phát miễn phí nên sử dụng. Mà có dùng cũng dùng không hết được. Tôi chỉ mới làm có tầm 30% cái Qbank.
Và bộ Qbank mà tôi thấy tốt hơn tất cả là từ: Finance: CFA® Level I Exam Prep | FREE Trial | UWorld . Họ đang cung cấp 90 ngày sử dụng miễn phí. Tôi chưa thấy một cái Qbank nào giải thích chi tiết, hoàn hảo, kèm hình ảnh các thứ như bộ này. Qbank của CFAI và Kaplan giải thích rất sơ sài. Còn Qbank của Uworld kể cả câu trả lời sai họ cũng giải thích tại sao nó sai, đảm bảo rằng một khi đã làm câu đó là sẽ hiểu cặn kẽ.
Nhờ có bộ Qbank của họ mà tôi có thể ôn lại kiến thức nền tảng một cách hiệu quả hơn. Sử dụng bộ Qbank này vào khoảng thời gian 1 tháng trước kỳ thi là cực kỳ tốt. Đây là bộ Qbank mà tôi thấy ai thi lv1 cũng nên sử dụng.
Riêng tôi vì sử dụng tài liệu CFAI và chỉ mua Prepnuggets nên đợt thi đó chỉ trả tầm $48 do các Qbank kia là nhận miễn phí.
Tóm lại chúng ta có:
1/ Tài liệu học CFAI cung cấp miễn phí. Hoặc nếu có nhu cầu thì mua Kaplan Notes.
2/ Nếu muốn sử dụng video thì có thể lựa chọn Mark Meldrum hoặc Prep Nuggets.
3/ Qbank thì sử dụng của CFAI miễn phí, nếu muốn bổ sung thì có Qbank của Kaplan và Uworld.
Tổng cộng chi phí các khóa trên vào khoảng ~$280 ($79 Prepnuggets và $199 Kaplan Qbank), khoảng 6 triệu rưỡi.
Update 25/05/2021
Hiện tại Uworld vẫn đang cung cấp gói dùng thử 90 ngày. Nếu như sau này họ tắt khuyến mãi thì phải mua với giá $249 (6 tháng sử dụng). Trong trường hợp này thì tôi thấy nếu ai đó thật sự muốn mua Qbank thì nên dùng Uworld hơn là của Kaplan.
Về cách học thì tôi không có gì nhiều để chia sẻ. Chủ yếu là mỗi người tự tìm ra cách học phù hợp nhất với bản thân.
Học thì đảm bảo sau 3-4 tuần sẽ quên thôi. Nên tôi đọc hết các phần reading, rồi sau đó thực hiện review bằng cách giải bài tập, giải bài mock trong quá trình đó thì ôn tập với Qbank một lần luôn. Làm bài mock -> Ôn lại sách các phần yếu -> Giải Qbank -> Làm bài mock. Đó là lý do tại sao phần Review tôi đã dành hơn 200 giờ.
Tôi không sử dụng flashcards vì tôi thấy nó không phù hợp với bản thân.
Từ khóa » Bài Thi Mẫu Cfa
-
Bài Thi Thử CFA Level 1 - Học Viện Ngân Hàng
-
1081 Trắc Nghiệm CFA Lv1 (Có Đáp án + Giải Thích) (Full English)
-
Đề Thi Mẫu CFA Level 1 Phần 1
-
Đề Thi Mẫu CFA Level 1 Phần 1 - TailieuXANH
-
Tổng Hợp Tài Liệu CFA Dành Cho Người Mới Bắt Đầu (Cập Nhật ...
-
Các Nguồn Download Tài Liệu CFA Level 1 Hữu Ích - SAPP Academy
-
CFA - IIG
-
Đề Thi Mẫu CFA Level 1 Phần 2 - Tailieunhanh
-
Top 5 Nguồn Tài Liệu CFA Miễn Phí Hiệu Quả Nhất (cập Nhật 2021)
-
Kinh Nghiệm Học Và Thi CFA Level 1 Từ A-Z
-
Top 5 Nguồn Tài Liệu CFA Miễn Phí Hiệu Quả Nhất (cập Nhật 2021)
-
More Content - Facebook