Tội Giả Mạo Chức Vụ, Cấp Bậc, Vị Trí Công Tác (điều 339)
Có thể bạn quan tâm
Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác (điều 339).
Theo điều 339, Bộ luật hình sự 2017 quy định về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác như sau:
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Như vậy, đối với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thì mức phạt tù cao nhất là 02 năm.
Bình luận
Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác
1. Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác là hành vi của một người không có chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác nhưng đã mạo danh là mình có chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác đó để thể hiện hành vi trái pháp luật.
2. Các yếu tố cấu thành tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác:
* Khách thể:
- Trật tự quản lý hành chính Nhà nước về chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác trong cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang.
- Chức vụ của một người là do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Ví dụ: Chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; bộ trưởng, thứ trưởng các bộ; giám đốc, phó giám đốc các sở,…
- Cấp bậc có thể hiểu là trật tự chức vụ trong quân đội, chính quyền, đoàn thể. Trật tự này được quy định tuỳ theo từng ngành, từng cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Trật tự chức vụ trong Viện nghiên cứu là Viện trưởng, Phó Viện trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng… Trong ngành công an tỉnh là Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Đội trưởng, Đội phó,…
- Vị trí công tác có thể hiểu là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức của một cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,…
* Mặt khách quan
- Người phạm tội có hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác, được thực hiện bằng mọi hành thức (nói, viết, mặc trang phục, phù hiệu…)
- Chỉ hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác để thực hiện hành vi trái pháp luật mới cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác chỉ để khoe khoang bắt tội phạm hay mục đích nào khác không phải để thực hiện hành vi trái pháp luật thì không cấu thành tội phạm. Tuy nhiên,nếu hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác để thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ cấu thành thêm các tội phạm tương ứng đó (như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chẳng hạn). Tội phạm này không cần dấu hiệu hậu quả.
- Điều luật này quy định ba hành vi là “giả mạo chức vụ”, “giả mạo cấp bậc”, “giả mạo vị trí công tác”. Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong ba hành vi trên đã đủ cấu thành tội phạm.
* Mặt chủ quan: Là lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
* Chủ thể: Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định.
3.Về hình phạt
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Từ khóa » Cấp Bậc Công An Hình Sự
-
Hệ Thống Cấp Bậc Hàm Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Chiến Sĩ CAND
-
Hệ Thống Cấp Bậc Công An Nhân Dân Việt Nam - Wikipedia
-
Hệ Thống Cấp Bậc, Quân Hàm Trong Lực Lượng Công An Nhân Dân
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Công An Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay
-
Cấp Bậc Hàm Công An Nhân Dân - Thư Viện Pháp Luật
-
Hệ Thống Cấp Bậc Công An Nhân Dân Việt Nam Năm 2022? Lực ...
-
Chi Tiết Hệ Thống Cấp Bậc, Quân Hàm Trong Công An Nhân Dân
-
Quy định Mới Về Trần Cấp Bậc Hàm Trong Luật Công An Nhân Dân
-
Toàn Văn - Bộ Công An
-
Thời Hạn Xét Thăng Cấp Bậc Hàm Với Công An Nhân Dân Thế Nào?
-
Cấp Bậc Hàm Cao Nhất Của Trưởng Phòng, Trưởng Huyện Là Thượng Tá
-
Cách đoán Tuổi CSGT Thông Qua Quân Hàm - Luật Sư Bảo Hộ
-
Thăng Cấp Bậc Hàm Thiếu Tá đối Với Chiến Sĩ Công An Hy Sinh Khi Làm ...