Tôi Làm Việc Trong Nhà, Tại Sao Vẫn Bị Sạm Da Do Nắng?
Có thể bạn quan tâm
"Tôi làm việc trong nhà, tại sao vẫn bị sạm da do nắng?" - là câu hỏi quen thuộc của hầu hết các chị em phụ nữ. Nguyên nhân cho tình trạng này sẽ được Bác sĩ Sakura giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng đọc và chia sẻ để hiểu thêm nhé.
Hỏi: "Chào Bác sĩ, tôi là Nguyễn Kiều Oanh, năm nay 25 tuổi, da tôi bị sậm màu, cũng có một ít tàn nhang nhẹ trên hai má. Tôi là nhân viên văn phòng, làm việc trong văn phòng cả ngày nhưng da vẫn không trắng lên nổi. Da vẫn bị đen, sạm như bị cháy nắng vậy. Tôi không hiểu vì sao tôi làm việc trong nhà nhưng vẫn bị đen da ạ. Và làm việc trong nhà thì có cần bôi kem chống nắng hay không? Cám ơn và mong Bác sĩ giải đáp giúp tôi".
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thành Văn - Cố vấn chuyên gia của Sakura Việt Nam giải đáp thắc mắc
Cám ơn chị Kiều Oanh đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Trường hợp của chị cũng rất phổ biến và là tình trạng tôi thường hay gặp, thường được hỏi nhất. Chị Oanh thân mến, để giải đáp cho câu hỏi của chị, tôi sẽ nói sơ qua về ánh nắng mặt rời và từng nguyên nhân cho tình trạng của chị.
Hiểu thêm về ánh nắng
Như chúng ta đã biết, ánh nắng mặt trời có chứa 3 loại tia với bước sóng và khả năng tác động lên da. Tia có bước sóng càng ngắn thì càng có tác động mạnh. Trong 3 tia thì bước sóng sẽ ngắn dần theo thứ tự: Tia UVA, UVB, UVC. Như vậy, tia UVC là tia có bước sóng ngắn nhất, có sức phá hủy mạnh mẽ nhất đối với làn da của chúng ta. Tuy nhiên, may mắn là UVC bị ngăn cản lại bởi tầng ozon trên bầu khí quyển (trừ những khu vực đã bị thủng tầng oxzon). Vì vậy, mỗi lo lắng của chúng ta sẽ tập trung vào tia UVA và UVB.
Hai loại tia này có thể khiến da bị sạm, bị cháy nắng...thậm chí là bị ung thư da nếu lịch sử cháy nắng của chúng ta quá nhiều. Hai tia này, có thể xuyên qua bóng mát của cây cối, của nhà cửa, xuyên qua lớp bê - tông của tường và tác động lên da. Thêm nữa, xung quang nhà cửa, văn phòng làm việc của chúng ta còn có rất nhiều nguồn bức xạ ánh nắng mặt trời gây nên tình trạng da bị sậm màu, sạm, nám...Và dưới đây là danh sách những nguồn bức xạ ánh nắng ở xung quanh chúng ta - nguyên nhân khiến chị Kiều Oanh, cũng như nhiều chị em phụ nữ khác bị sạm da.
Kính chống tia cực tím trong xe hơi
Đối với hầu hết các dòng xe hiện tại, kính chắn gió được làm từ thủy tinh nhiều lớp có khả năng ngăn chặn toàn bộ tia UVB và phần lớn UVA. Tuy nhiên, các kính cửa sổ bên và phía sau thường là thủy tinh đơn lớp và cho hầu hết bức xạ UVA vẫn có thể đi qua và làm ảnh hưởng đến làn da của chúng ta. Thủy tinh trong đơn lớp cho phép xuyên qua đến khoảng 60-70% trong khi đối với thủy tinh màu thì khoảng 15-30%, nhưng loại thủy tinh này lại có giá thành cao hơn.
Cửa sổ thủy tinh
Chúng ta làm việc trong nhà nhưng vẫn bị đen da có thể là do chúng ta ngồi gần cửa sổ hoặc văn phòng làm việc của bạn được bao bọc bởi các lớp cửa kính. Chúng ta đều tin rằng cửa sổ thủy tinh có khả năng ngăn chặn bức xạ UV và do vậy không cần thiết phải sử dụng các thiết bị chống tia UV, hay sử dụng kem chống nắng.
Nhưng sự thật thì điều này không đúng. Thủy tinh cửa sổ có thể ngăn được tia UVB nhưng lại không ngăn được tia UVA. Và mức độ mà lượng tia UVA xuyên qua tùy thuộc vào loại kính mà bạn sử dụng. Ví dụ, thủy tinh trong cho phép đến khoảng 75% lượng tia UVA đi qua. Thủy tinh màu và thủy tinh phản xạ hấp thụ nhiều tia UVA hơn tuy nhiên vẫn cho phép xuyên qua khoảng 25-50%; ngoài ra chúng cũng có hạn chế khác là ngăn chặn nhiều ánh sáng nhìn thấy hơn so với thủy tinh trong.
Đèn huỳnh quang gây bức xạ nhiệt
Nhiều đèn huỳnh quang hoạt động dựa trên nguyên tắc sau: bên trong đèn, dòng điện sẽ kích thích một loại khí nhất định (thường là neon hoặc hơi thủy ngân trong argon) làm phát ra bức xạ UV. Các tia UV đập vào một loại thuốc nhuộm đặc biệt phủ trên bề mặt bóng đèn (có chức năng hấp thụ tia UV và phát ra ánh sáng nhìn thấy). Trong quá trình này, hầu hết bức xạ UV được hấp thụ (hoặc ngăn chặn) bởi thuốc nhuộm huỳnh quang và / hoặc thủy tinh tạo nên bóng đèn.
May mắn thay, mức độ tiếp xúc với bức xạ UV từ các loại đèn huỳnh quang phổ biến thường không đáng kể. Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Sức khỏe Anh (UK Health Protection Agency), ánh sáng đèn huỳnh quang có thể đóng góp thêm khoảng 3% vào sự tiếp xúc với tia UV trong đời sống thường ngày. Nếu phải dành nhiều thời gian làm việc dưới ánh sáng đèn huỳnh quang, có thể cân nhắc các biện pháp bảo vệ bổ sung. Một cách khả thi là bao phủ đèn bằng nhựa khuếch tán.
Với những nguồn bức xạ tôi nêu ra ở trên, chị Oanh cũng như các chị em phụ nữ sẽ phần nào hiểu được nguyên nhân vì sao da mình bị sạm nám. Thêm vào đó, dù làm việc trong văn phòng thì cũng nên chống nắng cho da bằng những sản phẩm chống nắng hợp lý cho da nhé.
Từ khóa » Hanh Nắng Có đen Da Không
-
Nguyên Nhân Da Vẫn Sạm đen Dù Tránh Nắng Cẩn Thận
-
Không Ra Nắng Mà Da Vẫn đen Vì Những Lý Do Bất Ngờ Này - TravelMag
-
Ánh Nắng Có Làm đen Da Không? - Beasun
-
Tại Sao Chỉ ở Trong Nhà Mà Da Vẫn đen Sạm? Liệu Có Cách Khắc Phục?
-
Cả Ngày Không Ra Nắng Da Vẫn đen Sạm, Tại Sao? - Nàng Mega
-
Ra Nắng Bao Lâu Thì Bị đen? Da Sau Khi Bị Cháy Nắng Có Trắng Lại được
-
Càng Chống Nắng Càng đen Da, Vì Sao? | Vinmec
-
Da Bị Cháy Nắng Sạm đen, điều Trị Thế Nào? | Vinmec
-
Bí Quyết Tránh Da Sạm đen Trong Ngày Hè Nắng Nóng
-
3 Thói Quen Khiến Da Sạm đen Dù Ngồi Trong Nhà Cả Ngày - Maxlove
-
Mùa Dịch Chỉ ở Nhà, Cả Ngày Không Ra Nắng Tại Sao Da Vẫn đen Sạm?
-
Da Bị Cháy Nắng Sạm đen Và Những Tác Hại Không Lường Trước
-
Thời Gian Nắng Làm đen Da Và Da Cháy Nắng Trắng Lại Là Bao ...
-
Sự Thật Về Việc Bôi Kem Chống Nắng Có Làm Trắng Da Không?