Tội Môi Giới Hối Lộ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
1. Căn cứ pháp lý
Điều 365 Chương XXIII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội môi giới hối lộ như sau:
“Điều 365. Tội môi giới hối lộ
1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
6. Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
7. Người nào môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
2. Dấu hiệu pháp lý của tội môi giới hối lộ
2.1. Khách thể của tội phạm
Làm môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian giữa người đưa hối lộ với người nhận hối lộ để cho hai người này thực hiện hành vi đưa và nhận hối lộ.
Khách thể của tội làm môi giới hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức bị thoái hoá biến chất.
Làm môi giơi hối lộ chính là hành vi giúp sức, tiếp tay không chỉ cho một tội phạm mà cho nhiều tội phạm mà thể là tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi môi giới hối lộ.
Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là làm môi giới giữa người đưa và nhận hối lộ. Nhưng biểu hiện của hành vi làm môi giới hối lộ rất đa dạng:
- Người có hành vi làm môi giới hối lộ có thể gặp người nhận hối lộ để gợi ý thăm dò và đưa ra những yêu cầu của người đưa hối lộ hoặc nhận lời với người nhận hối lộ là sẽ tìm gặp người đưa hối lộ để đưa ra những điều kiện của người nhận hối lộ. Việc làm này có thể chỉ diễn ra một lần hoặc có thể diễn ra nhiều lần.
- Người có hành vi làm môi giơi hối lộ có thể chỉ thu xếp, bố trí thời gian, địa điểm để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ tiếp xúc, giao thiệp với nhau về việc đưa và nhận hối lộ.
- Cũng có trường hợp người làm môi giới hối lộ có mặt trong cuộc tiếp xúc giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ để chứng kiến hoặc tham gia vào việc đưa và nhận hối lộ.
Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tội phạm được coi là hoàn thành khi lợi ích mà hành vi môi giới xảy ra tối thiểu như sau:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi ích phi vật chất.
Tuy nhiên, nhà làm luật quy định một trường hợp người làm môi giới được miễn trách nhiệm hình sự tại Khoản 6 Điều 365 Bộ luật Hình sự. Đó là người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
2.3. Chủ thể của tội phạm
Cũng như đối với tội đưa hối lộ, chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, người phạm tội không nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn và cũng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.
Ngoài ra, chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều điện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Bộ luật Hình sự không quy định thế nào là năng lực trách nhiệm hình sự nhưng có quy định loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự tại Điều 21 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có năng lực trách nhiệm hình sự phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi có năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIII Bộ luật hình sự. Như vậy chủ thể của tội môi giới hối lộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội làm môi giới hối lộ người thực hiện hành vi phạm tội là do cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là nhận thức rõ hành vi của mình là làm môi giới hối lộ, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn việc đưa và nhận hối lộ được thực hiện, hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho việc đưa và nhận hối lộ xảy ra.
Người làm môi giới hối lộ có nhiều động cơ khác nhau, có thể vì tình cảm, có thể vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác; động cơ phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định động cơ để làm căn cứ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
3. Hình phạt đối với người phạm tội môi giới hối lộ
Điều 365 Bộ luật Hình sự quy định 05 Khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
- Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Của hối lộ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
- Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Vụ án thực tế về tội đưa hối lộ
Bản án số 10/2021/HS-ST ngày 14/06/2021 “V/v xét xử bị cáo Lê Văn N phạm tội môi giới hối lộ” của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum.[1]
Ngày 10/05/2018, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Ia H'Drai được Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Ia giao bảo quản vật chứng gồm: 01 xe máy cày, 02 rơ mooc và toàn bộ số gỗ tang vật; là vật chứng trong vụ án "Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" xảy ra tại Tiểu khu 749, 739 và 744, thuộc lâm phần do Công ty quản lý. Sau đó công ty đã lập kế hoạch phân công cho nhân viên để trông coi, quản lý bảo vệ tang vật và hiện trường vụ án. Quá trình trông coi tang vật vụ án, vì địa hình hiểm trở, thời tiết không thuận lợi, sợ bị mất mát, hư hỏng nên Công ty đã xin ý kiến cấp có thẩm quyền và có chủ trương di chuyển xe máy cày và rơ mooc là tang vật về Tổ liên ngành tại Thôn 9, xã Ia T, huyện Ia đểquản lý, bảo quản được thuận lợi. Trương Xuân P được Công ty chỉ đạo tìm người về sửa xe máy cày rồi phối hợp với cơ quan chức năng để di chuyển tang vật về nơi cần bảo quản.
Ngày 14/6/2018, Trương Xuân P đã liên lạc và nhờ Lê Văn N trú tại Thôn 3 xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đi vào sửa xe máy cày và kéo tang vật về; sau khi xem xét N thấy không thể tự mình sửa và di chuyển xe về được vì vậy N đã điện thoại cho Hồ Quang S, sinh năm 1967 và biết được có anh Trần Hữu N2 có xe máy cày giống như vậy, sau khi hỏi thì N2 cho biết có thể sửa được xe. Đến ngày 14/6/2018, N2 điện cho em trai là Trần Hữu Q, sinh ngày 28/5/1995 và H (không rõ tên tuổi, địa chỉ) – đều làm thuê cho N2 đểcùng N2 đi qua Thôn 9, xã Ia Tơi, huyện Ia với mục đích lên xem xe. Sau khi Q và H lên xem xét và gọi về xác nhận sẽ sửa được xe với N, N2 biết được xe máy cày tang vật hiện tại có giá trị hơn. Thông qua N, P đã đi đến quán cà phê Thanh Hà tại Thôn 3, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai để gặp N, tại đây qua sự giới thiệu của N, P đã biết N2 chính là người muốn đổi máy cày tang vật, còn N2 đã biết P là người có nhiệm vụ, quyền hạn và là người N2 cần gặp để trao đổi. Sau khi trao đổi qua lại P thống nhất sẽ về bàn bạc với anh em rồi báo lại sau, N2 đã nhét vào túi quần P một phong bì có số tiền là 2.000.000 đồng. Sau khi về, P đã điện thoại cho N và nói rằng "bảo thằng N2 sau khi xong việc thì đưa thêm 20.000.000 (Hai mươi triệu) đồng để P bồi dưỡng cho mấy anh em trong tổ công tác"; nghe vậy N liền điện thoại cho N2 nói lại nội dung trên thì được N2 đồng ý và N đã điện lại để thông báo cho P biết.
Khoảng 16 giờ ngày 17/6/2018, N2 cùng Q và H (Q và H là người làm thuê cho N2) lên địa điểm xe tang vật để sửa xe, sau khi sửa xong N2 báo cho P đồng thời cũng báo là xe dùng để đổi cũng đang trên đường đến; cùng lúc P chạy xe máy ra đón N2 ởThôn 9, xã IaT, huyện Ia. Xe tang vật được N2 bảo với Q và H chạy ra khỏi hiện trường đi về phía Gia Lai theo hướng đường sông và dặn Q vàH cứ ra sẽ có phà đón sau đó thì để xe ở khu vực bãi đất trống ở 705, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; xe của N2 (xe dùng để đổi) được N2 chạy từ khu vực 705, địa phận xã Ia Krái đến khu vực thôn 9, xã IaTơi, huyện Ia để tiến hành trao đổi, quá trình đi thì bị hỏng nên N2 liên hệ Thạch ra sửa và cả hai cùng lái về địa điểm cất xe. Khi đi đến chốt liên Ngành thuộc xã Ia T thì bị cán bộ A M chặn lại và không cho vào tổ công tác vì không phải là xe tang vật của vụ án; N2 liên hệ Q không được nên bảo Thạch quay xe lại và cùng với đó đi tìm Q để lấy lại xe tang vật chạy về trả. Đến khoảng 22 giờ 30 phút ngày 17/6/2018, P đã điện thoại cho anh Tống Tấn L - là Phó Giám đốc Công ty, báo cáo sự việc và nhờ giúp đỡ truy tìm tang vật vụ án. Đến khoảng 06 giờ ngày 18/6/2018 thì phát hiện xe máy cày và rơ mooc tại bãi đất trống thuộc khu vực 705, xã I, huyện Ia, Tỉnh GiaLai. Sau đó Cơ quan Công an đã yêu cầu P vàN2 về trụ sở làm việc.
Với nội dung trên tại bản án hình sự số: 05/2021/HS-ST ngày 06/4/2021 của Tòa án nhân dân huyện Ia, tỉnh Kon Tum đã quyết định tuyên bố: Bị cáo Lê Văn N phạm tội môi giới hối lộ, xử phạt bị cáo Lê Văn N 18 (Mười tám) tháng tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ đi thời gian đã tạm giam.
Bị cáo Lê Văn N đã làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum nhận thấy rằng tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định xử phạt hoàn toàn thỏa đánh nên đã không chấp nhận kháng cáo của Lê Văn N.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Bộ luật Hình sự
Luật Hoàng Anh
[1] https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta731697t1cvn/chi-tiet-ban-an, truy cập ngày 13/09/2021
Từ khóa » Tội 365
-
Tội Môi Giới Hối Lộ (điều 365) - Luật Hoàng Sa
-
Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ Theo ...
-
Điều 365 Bộ Luật Hình Sự Quy định Tội Môi Giới Hối Lộ
-
Phân Tích Các Dấu Hiệu Của Tội Môi Giới Hối Lộ? Những điểm Mới Của ...
-
Môi Giới Hối Lộ Bị Xử Phạt Thế Nào Theo Quy định Mới Nhất
-
TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH ...
-
Phân Biệt Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ ...
-
Làm Thế Nào Có Thể Qui Tội Giá Trị Của Một Biến Trong Tệp XDF?
-
Hoàn Thiện Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Về Các Tội Phạm Về Hối Lộ ...
-
Bản án Về Tội Tàng Trữ Trái Phép Chất Ma Túy Và Vận Chuyển Hàng Cấm ...
-
So Sánh Tội đưa Hối Lộ Với Tội Môi Giới Hối Lộ? - Luật Hoàng Anh
-
Phòng Chống Tội Phạm, Ma Túy, Mại Dâm Và HIV/AIDS
-
Phương Pháp Tính Ngày, Tháng, Năm Tuổi Và Thời Hạn Tạm Giam
-
Tội đưa Hối Lộ, Tội Môi Giới Hối Lộ Theo Quy định Tại Bộ Luật Hình Sự 2015