Tỏi, Nguy Cơ Và Hiệu Quả - Tuổi Trẻ Online

Ảnh: Nguyễn Văn Đàn
Ảnh: Nguyễn Văn Đàn

Nhưng dữ liệu nghiên cứu trên lâm sàng chỉ giới hạn ở một số trường hợp bệnh riêng lẻ, chưa đủ để đưa ra liều lượng tỏi chính xác khi điều trị ở trẻ.

Việc xem xét dữ liệu cho thấy rằng viên tỏi hỗ trợ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, kết quả là tăng hiệu quả 1,7 lần so với giả dược. Không có những cải thiện đáng kể khi sử dụng tỏi để điều trị bệnh tim mạch ở trẻ, và cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với huyết áp và nồng độ lipid ở trẻ em có nguy cơ tim mạch.

Các tác dụng phụ khác khi dùng nhiều và dài ngày gồm đau bụng, đầy hơi, hơi thở hôi, mùi cơ thể, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, chóng mặt và dị ứng (khởi phát cơn hen hoặc da nổi mụn).

Sử dụng quá nhiều tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật vì làm máu loãng hơn.

Những người viêm loét dạ dày tá tràng hay các vấn đề về tuyến giáp nên hỏi bác sĩ trước khi dùng tỏi.

Một số các loại thuốc sau có thể tương tác với tỏi, cần chú ý khi sử dụng:

Isoniazid: thuốc này được sử dụng để trị bệnh lao. Tỏi có thể can thiệp vào sự hấp thụ của isoniazid, có nghĩa là thuốc không hoạt động tốt.

Thuốc tránh thai: tỏi có thể làm thuốc tránh thai kém hiệu quả.

Cyclosporin: tỏi có thể tương tác với cyclosporine, một loại thuốc uống sau khi ghép tạng, làm cho nó kém hiệu quả.

Thuốc kháng đông: tỏi có thể làm tăng hoạt lực của các thuốc kháng đông như warfarin (Coumadin), clopidogrel (Plavix), Sintrom và aspirin, làm tăng nguy cơ chảy máu.

Thuốc điều trị HIV/AIDS: tỏi có thể làm giảm nồng độ trong máu của thuốc ức chế protease, thuốc được dùng để điều trị người nhiễm HIV, làm giảm tác dụng của thuốc.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): dùng chung có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Nên dùng tỏi thế nào?

- Có thể dùng ngắn ngày (3-5 ngày, thường không quá 1 tuần), hỗ trợ điều trị bệnh lý cảm lạnh, tiêu chảy với dạng nước tỏi: lấy 2-3 tép tỏi, đập giập, cho vào bát, thêm nước gấp 3-4 lần lượng tỏi, cho vào 1 ít đường phèn hoặc mật ong, hấp cách thủy 10-15 phút.

Uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần. Tuyệt đối, không được nhỏ nước tỏi trực tiếp vào mũi, tai hoặc dán, đắp lên da. Do tỏi rất nóng nên có khả năng gây bỏng niêm mạc mũi, da.

- Không được dùng tỏi kéo dài nhiều ngày để tăng sức đề kháng dù dưới dạng nào (nước hấp tỏi, tỏi ngâm giấm, rượu tỏi...) cho trẻ nhỏ. Vì theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay thơm nồng, tính nóng.

“Trẻ con thuần dương vô âm”, do đó khi dùng thuốc có tính dương, tính nhiệt như tỏi lâu ngày sẽ làm vượng phần dương, càng tổn thương phần âm, gây hại đến chính khí của cơ thể, trẻ càng dễ mắc bệnh, cơ thể nóng và mất tân dịch nhiều hơn.

Cũng như theo y học hiện đại, đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định dùng tỏi lâu ngày sẽ tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt hơn. Mà hậu quả trước mắt là hơi thở sẽ có mùi, vị giác của trẻ sẽ kém hơn.

- Đối với sử dụng tỏi trên người lớn: để được an toàn, hãy tham vấn chuyên gia y tế về liều dùng cũng như thời gian sử dụng trước khi sử dụng. Đặc biệt nếu bạn có các bệnh lý mãn tính và đang dùng các nhóm thuốc điều trị dài ngày.

Từ khóa » Tỏi đỏ Tiếng Anh Là Gì