Tội Nhận Hối Lộ Bị Phạt Thế Nào Theo Bộ Luật Hình Sự 2015?

Tội nhận hối lộ là gì? Hành vi nhận hối lộ bị xử phạt như thế nào theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015? Hành vi nhận hối lộ không những gây ra hậu quả xấu cho nền phát triển của nền kinh tế – xã hội mà nó còn gây ảnh hưởng tới quy tắc đạo đức của con người. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về hành vi này qua hotline 19006174

tội nhận hối lộ

Tội nhận hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định của bộ luật hình sự 2015? Gọi ngay 19006174

Nội dung bài viết

Toggle
  • Tội nhận hối lộ phạt thế nào?
  • Bác sĩ nhận hoa hồng có phải phạm tội nhận hối lộ không?
  • Xử lý kỷ luật người phạm tội nhận hối lộ thế nào?
  • Tội nhận hối lộ có bị phạt tù không?
  • Tội nhận hối lộ bao nhiêu thì xử lý hình sự?
  • Nhận hối lộ sau đó trả lại có phạm tội không?

Tội nhận hối lộ phạt thế nào?

Anh Phúc ở Tuyên quang có câu hỏi về tội nhận hối lộ như sau:

Tôi là Phúc, là lái xe tải đến nay đã được 1 năm. Tôi lái xe cho 1 công ty chuyên cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Ngày 2/6/2022 khoảng 11 giờ đêm khi tôi đang giao hàng về thì phát hiện 1 tổ tuần tra trên địa bàn tỉnh bao gồm cả cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông. Mấy chiến sĩ ấy bảo là tiến hành tuần tra kiểm soát các phương tiện giao thông trên đoạn đường này. Cùng lúc đó cũng có 1 xe tải chở đất cũng bị các anh ấy dừng phương tiện. Sau khi làm việc xong với tôi và anh tài xế xe tải thì tôi và anh xe tải có ghé vào 1 quán ăn đêm bên lề đường.

Khi ăn tôi mới hỏi lúc nãy anh bị phạt không thì anh xe tải nói nhỏ với tôi rằng: “do anh ấy chở quá tải trọng cộng thêm không có bằng lái nên đã đưa cho các anh cảnh sát 3 triệu đồng” rồi các anh ấy cho qua. Vậy hành vi đó có phải là tội nhận hối lộ không. Và Tội nhận hối lộ phạt như thế nào theo pháp luật Việt Nam.

Tôi xin cảm ơn!

>> Tội nhận hối lộ bị xử lý thế nào theo pháp luật? Gọi ngay 19006174

Trả lời

Cảm ơn anh Phúc đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư chúng tôi. Sau khi nghiên cứu vụ việc của anh Phúc chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Thứ nhất, Phân tích Tội nhận nhận hối lộ: xử lý hình sự về tội nhận hối lộ

– Khách thể của tội nhận hối lộ là hoạt động vi phạm tính đúng đắn, tính bình thường, tính chuẩn mực trong công tác của các cơ quan hay tổ chức do nhà nước quy định.

Đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền, tài sản hoặc những loại giấy tờ có giá trị ( cổ phiếu, chứng khoán…). Trường hợp người đang giữ chức vụ, có quyền hạn mà không nhận tiền của, tài sản mà lại nhận tình cảm của người khác sẽ thì không coi là tội nhận hối lộ.

– Mặt khách quan của tội nhận hối lộ: thể hiện ở hành vi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền của hoặc những lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ các hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu vì lợi ích của người đưa hối lộ.

– Chủ thể của tội nhận hối lộ: Chủ thể phải là người có chức vụ, có quyền hạn. Chức vụ, quyền hạn phải liên quan trực tiếp đến việc giải quyết 1 công việc nhất định của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng mà chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì không được coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác nhằm mục đích để trục lợi.

– Mặt chủ quan của tội nhận hối lộ: Lỗi được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết trước họ là người có chức vụ, quyền hạn. Việc nhận tiền của là do họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền của hối lộ là trái quy định pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, người phạm tội đã có ý mong muốn nhận được tiền của hối lộ đó.

Bằng những phân tích nêu trên thì các chiến sĩ cảnh sát trên đã nhận hối lộ của anh xe chở đất kia số tiền là 3 triệu đồng thì đã cấu thành tội nhận hối lộ được quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Căn cứ theo điểm a, khoản 1 điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội nhận hối lộ như sau:

Người nào lợi dụng chức vụ hay quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho bản thân của người đó hoặc cho người khác, cho tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm: Tiền, tài sản, các giấy tờ hoặc các lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.00 đồng…

Ở đây hành vi của các chiến sĩ cảnh sát đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đã nhận hối lộ của anh tài xế xe tải để không lập biên bản xử phạt.

Căn cứ theo khoản 5 điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Thì các chiến sĩ cảnh sát đó còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 – 05 năm và còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 100.000.000 đồng và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thứ 2, Nếu trường hợp chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ xử lý hành chính đối với tội nhận hối lộ, đưa hối lộ như sau:

Người mà có hành vi đưa, nhận hối lộ có thể bị xử lý hành chính với lỗi đó theo các mức như sau:

– Phạt tiền từ mức 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú (theo điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

– Phạt tiền từ mức 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ (điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Nếu bạn còn có những băn khoăn liên quan đến mức xử phạt tội nhận hối lộ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn luật hình sự miễn phí từ các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật.

tội nhận hối lộ phạt thế nào

Bác sĩ nhận hoa hồng có phải phạm tội nhận hối lộ không?

Anh Minh quê Thanh Hóa có câu hỏi sau:

Thưa luật sư tôi có câu hỏi sau cần luật sư giải đáp. Ngày 3/4/2021 tôi có đi khám ở bệnh viện huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Khi khám xong thì tôi bị chẩn đoán là viêm loét dạ dày cấp độ 1 và phải về nhà uống thuốc điều trị. Bác sĩ có kê đơn thuốc cho tôi và chỉ định tôi ra hiệu thuốc Toàn Phong để lấy thuốc và bảo là ở đó mới có loại thuốc này và loại này là thuốc hiếm.

Vì tôi không biết đường nên tôi đã ghé vào 1 hiệu thuốc gần bệnh viện có tên là Hoàng Ngọc để mua và dược sĩ ở đó nói thuốc này ở hiệu thuốc nào cũng có. Tôi cảm thấy rất nghi ngờ về hành vi của bác sĩ. Gần nhà tôi cũng có 1 người bị bệnh giống tôi và đi khám ở bác sĩ đó thì cũng được chỉ ra hiệu thuốc Toàn phong để mua thuốc. Tình cờ 1 hôm tôi đi ngang hiệu thuốc toàn phong lúc đó khoảng 6 giờ tối thấy bác sĩ vào hiệu thuốc đó và chủ hiệu thuốc đưa cho bác sĩ 1 cái phong bì.

Tôi nghi ngờ bác sĩ đó nhận hoa hồng của hiệu thuốc Toàn Phong. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Bác sĩ nhận hoa hồng bị xử lý như thế nào?

>> Bác sĩ nhận hoa hồng bị xử lý như thế nào xin liên hệ đến hotline 19006174

Trả lời 

Chào anh Minh. Sau khi nghiên cứu vấn đề của anh luật sư chúng tôi xin trình bày về vấn đề của anh minh như sau:

Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: người nào lợi dụng chức vụ hay quyền hạn có hành vi trực tiếp hoặc thông qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản, các giấy tờ có giá hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào mà có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích của bên nhận hối lộ hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thì thể bị xử lý hình sự về tội nhận hối lộ. Tương ứng, Điều 289 BLHS quy định: Nếu của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng vi phạm nhiều lần thì người đưa hối lộ có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Ở đây, lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã được giao, các cán bộ y tế đã nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của các hãng dược để làm những việc theo yêu cầu của hãng và vì lợi ích của hãng. Về phía các hãng dược đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để “khiển” các cán bộ đó làm những việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình. Về mặt pháp luật hình sự, hành vi đưa-nhận hoa hồng đã có dấu hiệu của tội đưa-nhận hối lộ. Như vậy, phải bằng nghiệp vụ điều tra phù hợp chứ không thể là những biện pháp hành chính đơn thuần thì mới có thể làm ra chuyện. Muốn vậy, không gì tốt hơn là các cơ quan điều tra nên khẩn trương vào cuộc để làm rõ có hay không có hành vi phạm tội.

Trường hợp cửa bác sĩ đó nếu như nhận hối lộ từ 02 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội nhận hối lộ.

Xử lý kỷ luật người phạm tội nhận hối lộ thế nào?

Chị Thu Thùy ( TP Hồ Chí Minh) có câu hỏi:

Thưa luật sư cho tôi hỏi: Tôi là Thùy hiện đang làm việc và sinh sống tại Quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đã có gia đình và con trai tôi học lớp 9. Ngày 12/5/2022 tôi thấy con trai tôi kể với tôi rằng. Bạn Tài cạnh nhà mình học lực rất yếu và được đánh giá cuối năm là hạnh kiểm trung bình.

Nhưng không hiểu sao hôm tổng kết bạn Tài lại có giấy khen là học sinh tiên tiến. Tôi thấy lạ mới qua nhà bạn Tài và gặp bố mẹ tài và nghe bố mẹ tài bảo là tài học rất kém vì muốn bằng bạn bằng bè nên gia đình tài chấp nhận lời của giáo viên chủ nhiệm là đưa 1 số tiền khoảng 1.5 triệu đồng. Vậy luật sư cho tôi hỏi là hành vi của cô giáo như thế có bị coi là tội nhận hối lộ không. Viên chức khi nhận hối lộ sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào?

>> Viên chức nhận hối lộ xử lý như thế nào liên hệ qua hotline 19006174

Trả lời

Thưa chị Thu Thùy! Cảm ơn chị đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của đội ngũ luật sư của chúng tôi. Sau khi chúng tôi tìm hiểu hồ sơ vụ việc của chị chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Tội nhận hối lộ :

– Khách thể của tội nhận hối lộ là hoạt động vi phạm tính đúng đắn, tính bình thường, tính chuẩn mực trong công tác của các cơ quan hay tổ chức do nhà nước quy định.

– Đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền, tài sản hoặc những loại giấy tờ có giá trị ( cổ phiếu, chứng khoán…). Trường hợp người đang giữ chức vụ, có quyền hạn mà không nhận tiền của, tài sản mà lại nhận tình cảm của người khác sẽ thì không coi là tội nhận hối lộ.

– Mặt khách quan của tội nhận hối lộ: thể hiện ở hành vi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền của hoặc những lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ các hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu vì lợi ích của người đưa hối lộ.

– Chủ thể của tội nhận hối lộ: Chủ thể phải là người có chức vụ, có quyền hạn. Chức vụ, quyền hạn phải liên quan trực tiếp đến việc giải quyết 1 công việc nhất định của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng mà chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì không được coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác nhằm mục đích để trục lợi.

– Mặt chủ quan của tội nhận hối lộ: Lỗi được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết trước họ là người có chức vụ, quyền hạn. Việc nhận tiền của là do họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền của hối lộ là trái quy định pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, người phạm tội đã có ý mong muốn nhận được tiền của hối lộ đó.

Trường hợp này Giáo viên kia là viên chức là người có chức vụ đã nhận tiền của gia đình bạn tài để thực hiện việc nâng điểm từ học lực trung bình lên học lực khá là đã vi phạm về tội nhận hối lộ trường hợp này chị sẽ bị xử lý kỷ luật nếu như có đủ các tình tiết để truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi giáo viên đó nhận khoản tiền từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc có thể nhận dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm.

Thứ 2 xử lý kỷ luật như thế nào khi với tội nhận hối lộ của viên chức khi chưa đủ mức để cấu thành tội phạm hình sự.

Căn cứ tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thì cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

Đối với những cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

Trường hợp công chức, viên chức phạm tội nhận hối lộ khi bị Tòa án kết án bằng hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

Vì vậy, giáo viên trên khi nhận hối lộ của gia đình Tài vì chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự vì giáo viên chỉ mới nhận 1.5 triệu đồng thì sẽ bị xử lý kỷ luật viên chức bằng hình thức cảnh cáo hoặc khiển trách. Nếu như giáo viên đó có giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật là giáng chức hoặc cách chức.

Nghề nhà giáo là 1 nghề cao quý, là 1 nghề mà phải chịu nhiều áp lực của công việc và xã hội. Nghề nhà giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội, vì vậy đối với cán bộ, công chức viên chức cần phải xử phạt nghiêm tội nhận hối lộ của các trường hợp trên vì nếu không xử lý nghiêm sẽ gây ra hậu quả rất xấu cho xã hội.

tội nhận hối lộ phạt bao nhiêu

Tội nhận hối lộ có bị phạt tù không?

Anh Tiến Nghệ An có câu hỏi

Thưa luật sư tôi có câu hỏi sau đây cần luật sư giải đáp. Tôi là Tiến năm nay tôi 50 tuổi. Hiện tại tôi đang có gia đình và sống với bố của tôi. Ngày 5/5/2022 bố của tôi có cho Công( em trai tôi) 1 mảnh đất rộng khoảng 150m2 và bố tôi đã viết giấy ngay sau khi bố tôi nói. Ngày 6/5/2022 thì Công và bố tôi có đến Ủy ban nhân dân cấp xã để chứng thực hợp đồng tặng cho đó.

Theo sự hướng dẫn của các cán bộ xã Công và bố tôi lên gặp công chức địa chính xã và yêu cầu công chứng bản hợp đồng đó. Sau khi lên thì công chức địa chính xã bảo vấn đề đất đai là 1 vấn đề rất phức tạp. Vì muốn giải quyết cho nhanh nên Công bỏ ra số tiền 3.000.000 đồng để làm cho nhanh gọn nhất. Nhưng công chức địa chính nói vấn đề này 10 triệu mới làm được.

Ngày 7/5/2022 Công có cầm 10 triệu và đưa vào nhà cho công chức địa chính đó. Ngay sau đó 7 ngày thì Công được chứng thực và Công làm thủ tục sang tên bình thường.

Qua lời kể của bố tôi thì tôi biết vấn đề sự việc như thế. Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi nhũng nhiễu dân và nhận hối lộ như thế có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không.

Tôi xin cảm ơn!

>> Tội nhận hối lộ có bị phạt tù không tìm hiểu tại đây hoặc xin liên hệ 19006174

Trả lời

Cảm ơn anh Tiến đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của luật sư chúng tôi. Qua quá trình nghiên cứu vụ việc của bạn chúng tôi xin đưa ra các hướng giải quyết sau đây:

Thứ nhất, Tội nhận hối lộ ở điều 354 Bộ luật hình sự như sau:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản, các loại giấy tờ có giá trị tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ mức 2.000.000 đồng – dưới 100.000.000 đồng hoặc mức tiền dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản với mức tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội từ 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ(tài sản…) là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm và còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

Thứ hai, về hành vi của Công chức địa chính có phải tội nhận hối lộ không

Căn cứ vào điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi của cán bộ công chức địa chính vi phạm là:

– Trực tiếp nhận tiền của Công để làm việc về hợp đồng tặng cho mà công yêu cầu theo khoản 1 điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là công chức địa chính xã để nhận tiền và làm hồ sơ, thủ tục theo điểm b, khoản 2 điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

– Đòi hối lộ và sách nhiễu Công và đòi Công phải đưa cho mình 10 triệu đồng. Theo điểm g, khoản 1 điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Theo quy định tại khoản 2 điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi nhận hối lộ của công chức xã sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu mức hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù. Ngoài ra khi chấp hành hình phạt tù xong thì công chức xã đó sẽ bị cấp đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm – 05 năm và bị phạt từ 30.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, bị tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản.

Những người đảm nhận chức vụ, những người được nhà nước trao quyền. Những người này luôn luôn phải gương mẫu, tiên phong đi đầu trong công việc của nhà nước và của tổ chức. Đóng góp công sức phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc. Những hành vi nhận hối lộ một cách trắng trợn và công khai như thế cần phải bị xử lý thật nghiêm minh. Hãy làm theo lời kêu gọi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “Toàn dân đấu tranh phòng chống tham nhũng.”

Tội nhận hối lộ bao nhiêu thì xử lý hình sự?

Chị Phương ở Bình Phước có câu hỏi.

Thưa luật sư, Tôi năm nay 23 Tuổi và tôi vừa tốt nghiệp ra trường về mảng kế toán – tài chính. Do nguyện vọng từ nhỏ của tôi là thi vào công chức nhà nước nên tôi rất phấn đấu và kết quả học tập của tôi khá tốt. Năm nay tôi tốt nghiệp ra trường thì tôi đang có ý định thi vào công chức nhà nước cấp huyện ở Tỉnh Bình Phước.

Nhưng tôi nghe mấy người bạn của tôi nói làm công chức lương bèo lắm chỉ nhận hối lộ mới giàu được thôi. Đám bạn của tôi lại nói tiếp “ nhận ít thì chả bõ nhưng nhận hối lộ nhiều sẽ bị đi tù đấy”. Tôi rất thắc mắc về tội nhận hối lộ là như thế nào vì tôi chỉ biết làm công chức nhà nước lương sẽ ổn định mặc dù không cao lắm.

Sau những lời nói của bạn tôi thì tôi mất niềm tin về làm trong trong cơ quan nhà nước. Vậy, luật sư có thể cho tôi hỏi tội nhận hối lộ bao nhiêu thì sẽ bị đi tù hay nói cách khác nhận hối lộ bao nhiêu sẽ bị xử lý hình sự.

Tôi xin cảm ơn!

>> Tội nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì xử lý hình sự? Gọi ngay 19006174

Trả lời

Chào chị Phương. Qua những lời trình bày của chị và bằng những kiến thức mà chúng tôi có cũng như những tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì chúng tôi sẽ giải quyết cho bạn về vấn đề này như sau:

Hành vi nhận hối lộ là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Biết được điều đó các nhà làm luật, nhà nước cũng như Chính phủ đã ban hành ra những quy định, những hình phạt và mức phạt rất nặng nhằm hạn chế tội nhận hối lộ . Nhưng dường như những mức phạt đã có, các hình thức kỷ luật đã đưa ra, những vụ việc đã được xử lý nhưng đó chỉ là 1 mặt nổi. Còn phần mặt chìm vẫn đâu đấy tồn tại một cách tự nhiên và thoải mái xung quanh cuộc sống chúng ta.

Bằng những tài liệu mà luật sư chúng tôi thu thập thì có những hình thức xử lý hành vi nhận hối lộ như sau:

Xử phạt hành chính đối với hành vi nhận hối lộ: áp dụng hình Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng đối với hành vi đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú theo điều 9 nghị định 144/2020 NĐ – CP.

Xử lý kỷ luật đối với tội nhận hối lộ:

– Cán bộ, công chức, viên chức có những hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.

– Đối với các cán bộ, công chức giữ chức vụ là lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật là giáng chức hoặc cách chức.

Trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc. (căn cứ Khoản 4 Điều 8, khoản 5 Điều 16, khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Về Hình sự:

– Người nào lợi dụng chức vụ hay quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho bản thân của người đó hoặc cho người khác, cho tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm: Tiền, tài sản, các giấy tờ hoặc các lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.00 đồng…

– Căn cứ theo khoản 5 điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Thì các chiến sĩ cảnh sát đó còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 – 05 năm và còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.00 đồng – 100.000.000 đồng và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vì vậy căn cứ vào khoản 1 điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tội nhận hối lộ với số tiền từ 2.000.000 trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu không thuộc trường hợp xử lý hình sự thì cơ quan có thẩm quyền xem xét để xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật tùy vào mức độ vi phạm của tội nhận hối lộ.

Trong trường hợp bạn còn có những thắc mắc về vấn đề nhận hối lộ bao nhiêu thì bị xử lý hình sự, hãy gọi ngay cho Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được các luật sư tranh tụng tư vấn miễn phí.

Nhận hối lộ sau đó trả lại có phạm tội không?

Chị Hằng ở Thanh Hóa có câu hỏi.Thưa luật sư, Tôi có câu hỏi sau đây cần luật sư giải đáp. Tôi là Hằng hiện nay đang là sinh viên năm thứ 4 của 1 trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện nay đang là mùa làm khóa luận, báo cáo và đồ án tốt nghiệp nên có xảy ra 1 số tình trạng như sau: Tình trạng nhờ viết bài thuê, tình trạng đi quà cho thầy cô để được điểm cao đang là 1 trong 2 vấn đề nổi lên khá rõ. Bạn của tôi là Thắm, vừa rồi khi bạn ấy nộp khóa luận cho giáo viên sửa thì giáo viên bảo là bài này chỉ đáng được 5 điểm thôi.

Nhờ quan hệ nên Thắm đã nhờ luôn giáo chấm khóa luận viết hộ cho khóa luận và cô giáo đó yêu cầu Thắm trả 5 triệu. Vì sợ khóa luận bị điểm kém sẽ kéo xuống nên Thắm đã đưa cho cô giáo đó 5 triệu đồng. Lúc đưa tiền đó không may lại bị Chồng của cô giáo thấy được và phản ánh lại với cô giáo kia. Sau 1 thời gian không biết bởi lý do gì mà không muốn viết khóa luận nữa nên cô đã trả lại số tiền cho Thắm.

Vậy hành vi của cô giáo có phải là hành vi nhận hối lộ không? Với tội nhận hối lộ khi trả lại có phạm tội không?

>> Hành vi nhận hối lộ sau đó trả lại có vi phạm không? Gọi ngay 19006174

Trả lời

Chào chị Hằng, sau khi nghiên cứu tài liệu của chị chúng tôi xin đưa ra câu trả lời về vấn đề trên như sau:

Phân tích hành vi nhận tiền của cô giáo và trả lời cho câu hỏi nhận hối lộ sau đó trả lại có bị phạt không?

– Đầu tiên về mặt hành vi: Cô giáo đó đã thực hiện hành vi nhận số tiền là 5 triệu đồng và hứa sẽ viết khóa luận cho thắm. Hành vi của cô giáo là hành vi trực tiếp nhận tiền của người khác để thực hiện 1 công việc của người đưa tiền. Đây cũng là hành vi của tội nhận hối lộ.

– Đối tượng: đối tượng ở đây là tiền và công việc viết khóa luận.

– Chủ thể: cô giáo là người có chức vụ, quyền hạn đang thực hiện nhiệm vụ của mình là hướng dẫn và chấm khóa luận, nhưng cô giáo đã tự ý nhận 1 khoản tiền để làm cho chủ thể phải làm hay thực hiện 1 công việc mà mình không được làm.

– Mặt chủ quan: Ở đây hành vi của cô giáo là lỗi cố ý trực tiếp. Biết hành vi của mình là sai, là nguy hiểm cho xã hội nhưng cô giáo vẫn làm và vẫn mong muốn thực hiện hành vi đến cùng.

Tuy nhiên cô giáo đã trả lại số tiền đó cho thắm. Đây không phải là tình tiết định hình ( xác định hình phạt) mà đây chỉ là tình tiết định khung (giảm nhẹ). Vì tội này không yêu cầu dấu hiệu hậu quả xảy ra. Khi cô giáo thực hiện hành vi nhận tiền thì đã cấu thành tội này rồi.

Bằng những phân tích trên cho ta thấy cô giáo đã phạm vào tội nhận hối lộ được quy định tại khoản 1 điều 354 Bộ luật Hình sự 2015. Với tội danh này cho dù là có trả lại hay không trả lại tiền hay tài sản đã nhận thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo điểm a, khoản 1 điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người nào lợi dụng chức vụ hay quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho bản thân của người đó hoặc cho người khác, cho tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm: Tiền, tài sản, các giấy tờ hoặc các lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.00 đồng…

Căn cứ theo khoản 5 điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Thì các chiến sĩ cảnh sát đó còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 – 05 năm và còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.00 đồng – 100.000.000 đồng và tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc theo (quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Như vậy, hành vi nhận hối lộ sau đó trả lại thì vẫn là hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật không cần biết là anh chị nhận hối lộ xong anh chị sẽ làm gì ở thời gian sau khi cầm tiền hay tài sản hối lộ. Pháp luật chỉ quan tâm đến khi anh thực hiện hành vi xong thì nó đã cấu thành tội phạm luôn. Hành vi trả lại hay hành vi bồi thường hay hành vi khắc phục hậu quả nó chỉ là 1 tình tiết giảm nhẹ của khung hình phạt chứ nó không phải là yếu tổ quyết định hình phạt. Vì vậy trường hợp trên giáo viên kia có thể bị xử phạt nặng nhất là 07 năm tù và ít nhất là 02 năm tù giam.’

Ngoài ra còn bị phạt hành chính từ 30 triệu đồng – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 -05 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù. Và khi có quyết định của tòa án về hình phạt dành cho giáo viên đó thì hội đồng kỷ luật của trường Đại học nơi giáo viên đó đang công tác và ra quyết định thôi việc.

Như vây, Tội nhận hối lộ hiện nay đang còn xuất hiện rất nhiều mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã quyết liệt xử lý những trường hợp vi phạm. Qua đó cho ta thấy những con sâu, những thói xấu đó vẫn tồn đọng ở xã hội văn minh ngày nay. Sẽ rất khó để có thể bài trừ được hết tất cả những mặt tiêu cực đó ra khỏi xã hội mặc dù pháp luật đã có những quy định xử phạt nghiêm khắc. Vậy nếu bạn có bất kỳ những thắc mắc gì hay không hiểu ở phần nào của vấn đề nhận hối lộ không ngần ngại hãy liên hệ trực tiếp với Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi qua đường dây nóng 19006174.

Từ khóa » Nhận Hối Lộ 10 Triệu