Tội Nhận Hối Lộ Theo Quy định Tại Bộ Luật Hình Sự 2015

Luật sư bào chữa tội nhận hối lộ theo Bộ luật Hình sự 2015 Tham nhũng là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm của loại tội phạm này thể hiện ở chỗ nó làm phương hại đến lợi ích quốc gia, đến sự thụ hưởng các quyền và lợi ích của người nghèo, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng những bất công trong xã hội, làm xói mòn niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Trong đó, ội nhận hối lộ là một trong các tội thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng.

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định pháp luật về Tội nhận hối lộ
  • 1.1. Dấu hiệu pháp lý của Tội nhận hối lộ
  • a) Khách thể của tội phạm
  • b) Chủ thể của tội phạm
  • c) Mặt khách quan của tội phạm
  • d) Mặt chủ quan của tội phạm
  • 1.2. Hình phạt đối với Tội nhận hối lộ
  • 2. Lý do nên mời Luật sư bào chữa Tội nhận hối lộ
  • 3. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia
  • 4. Phương thức liên hệ luật sư tham gia bào chữa về nhận hối lộ
  • 5. Giải quyết tình huống: Nhận tiền hối lộ sau đó trả lại có phạm tội không?

1. Quy định pháp luật về Tội nhận hối lộ

Tội nhận hối lộ được quy định cụ thể tại Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cụ thể như sau:

“Điều 354. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

1.1. Dấu hiệu pháp lý của Tội nhận hối lộ

a) Khách thể của tội phạm

Tội nhận hối lộ xâm phạm đến những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

b) Chủ thể của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội phạm này phải là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

c) Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm được biểu hiện qua các hành vi là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận lợi ích dưới bất kì hình thức nào. Lợi ích nhận hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc những lợi ích vật chất khác.

Hình thức hối lộ có thể là người phạm tội trực tiếp nhận từ người đưa hối lộ hoặc qua một hay nhiều người trung gian.

Tuy nhiên, hành vi nhận hối lộ chỉ bị coi là phạm tội nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên;

- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm về tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Lợi ích phi vật chất.

d) Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp với động cơ là tư lợi.

Luật sư bào chữa vụ án hình sự

Hotline: 0902.586.286

1.2. Hình phạt đối với Tội nhận hối lộ

- Khung cơ bản: Phạt tù từ 02 đến 07 năm;

- Khung tăng nặng thứ nhất: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 354 BLHS 2015.

- Khung tăng nặng thứ hai: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, áp dụng với trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 3 Điều 354 BLHS 2015.

- Khung tăng nặng thứ ba: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, áp dụng trong trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết quy định tại khoản 4 Điều 354 BLHS 2015.

- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2. Lý do nên mời Luật sư bào chữa Tội nhận hối lộ

- Người tạm giữ, bị can, bị cáo chỉ là những người bị tình nghi có liên quan đến vụ án Hình sự. Tuy nhiên, chưa thể nào kết luận được hành vi mà họ đã thưc hiện vì các dấu hiệu trên thực tế biểu hiện phức tạp. Chính vì vậy, các chủ thể này vẫn được quyền tự mình bào chữa hoặc thuê luật sư bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích cho mình..

- Quá trình tố tụng kéo dài có thể dẫn đến tâm lý của người bị tạm giam, bị can, bị cáo bị ảnh hưởng. Việc thuê luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích sẽ giúp họ có tâm lý vững vàng hơn khi phối hợp làm việc cùng các chủ thể và các cơ quan nhà Nước có thẩm quyền.

- Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tranh tụng tại phiên tòa nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo, giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

3. Quy trình Luật sư bào chữa tại Luật Minh Gia

Nhằm chuyên nghiệp hóa dịch vụ Luật sư bào chữa vụ án hình sự, Luật Minh Gia tiến hành giải quyết yêu cầu của khách hàng về dịch vụ này theo từng bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc (Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.

Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.

Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.

4. Phương thức liên hệ luật sư tham gia bào chữa về nhận hối lộ

Mọi thắc mắc về dịch vụ vui lòng liên hệ qua các phương thức sau:

Cách 1: Liên hệ Hotline yêu cầu dịch vụ: 0902.586.286

Cách 2: Gửi Email: lienhe@luatminhgia.vn

Cách 3: Đến trực tiếp địa chỉ văn phòng:

- VP Hà Nội: Số 5 Ngõ 36 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

- VP TP HCM: A11-12 Lầu 11 Block A, Tòa nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

5. Giải quyết tình huống: Nhận tiền hối lộ sau đó trả lại có phạm tội không?

Luật sư có thể giúp giải đáp dùm tôi việc như sau: A làm nhân viên trong cơ sở X và đã được gia đình một học viên nhờ giúp đỡ để được về gia đình cai nghiện tại cộng đồng thì A đã nhận việc và đã nhận tiền 10 triệu đồng để đi lo nhưng việc không thành và A đã trả lại gia đình học viên đó số tiền trên. Như vậy A có bị xử lý hình sự không? Mong luật sư giải đáp thắc mắc dùm em tôi.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Tư vấn thắc mắc về nhận tiền chạy việc

>> Hối lộ, nhận hối lộ quy định thế nào?

>> Tội Môi giới hối lộ theo quy định tại Bộ luật hình sự

Trong tình huống giả định trên, anh A đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện công việc theo yêu cầu của người nhà học viên và nhận lại 1 khoản tiền. Do đó, hành vi này có dấu hiệu của tội nhận hối lộ. Tuy anh A đã trả lại tiền nhưng hành vi trên vẫn có thể bị xử lý hình sự.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Từ khóa » Nhận Hối Lộ 100 Triệu