Tội Phản Bội Tổ Quốc Theo Pháp Luật Hiện Hành Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Chương XIII Bộ luật hình sự quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Đây là chương đầu tiên quy định về phần các tội phạm. Điều này chứng tỏ mức độ đặc biệt quan tâm của chính sách pháp luật đối với các tội phạm này. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những tội có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao nên các biện pháp trừng phạt cũng rất nghiêm khắc. Và Phản bội Tổ quốc cũng là một tội phạm nằm trong số đó.
1. Căn cứ pháp lý
Điều 108 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định về Tội phản bội Tổ quốc như sau:
“Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bởi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Vì lẽ đó mà mức hình phạt cao nhất đối với các tội này là phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm an ninh quốc gia
2.1. Khách thể của tội phạm
Tội phản bội Tổ quốc là tội phạm xâm phạm đến quan hệ xã hội trong lĩnh vực an ninh quốc gia. Đó là chế độ xã hội chủ nghĩa, xâm phạm nền độc lập, chủ quyền dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân (lượng lượng bảo vệ quốc gia). Đây là những mục tiêu cơ bản mà ông cha ta đã đấu tranh và bảo vệ qua 02 cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Như vậy, khách thể của tội phạm này là: nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ Xã hội Chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh .
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi phạm tội trong mặt khách quan của tội “Phản bội tổ quốc” là hành vi câu kết với nước ngoài.
“Câu kết với nước ngoài” là hành vi liên kết, hợp sức với nước ngoài thể hiện thông qua các hành vi cụ thể như: cùng bàn bạc, thống nhất kế hoạch gây nguy hại cho đất nước hoặc cùng bàn bạc, thống nhất về sự tài trợ từ nước ngoài để thực hiện việc lên kế hoạch, chuẩn bị thực hiện những hành vi gây hại cho khách thể mà Bộ luật hình sự bảo vệ.
Trong đó, gây nguy hại cho đất nước gồm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tiềm lực quốc phòng, an ninh
- Gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là làm những hành vi khiến cho nhà nước mất đi quyền tự quyết định đối với các vấn đề đối nội, đối ngoại của mình, lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm.
- Gây nguy hại cho chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là có hành vi gây tổn hại đến sự vững mạnh, ổn định của chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương. Ví dụ hành vi xúi giục người dân không tuân thủ chính sách mà Nhà nước đề ra là hành vi gây nguy hại.
- Gây nguy hại cho tiềm lực quốc phòng, an ninh. Tiềm lực quốc phòng, an ninh là yếu tố để bảo vệ Tổ quốc trước nguy cơ xâm hại của các nước khác trên thế giới. Chúng ta đang sống trong thời bình không có nghĩa là chúng ta bỏ quên yếu tố quốc phòng. Phát triển tiềm lực quốc phòng để đề phòng sự lăm le muốn xâm lược từ bên ngoài, bảo vệ sự phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội trong nước. Gây nguy hại cho tiềm lực quốc phòng, an ninh là gây ra những hành vi có hại cho sự vững mạnh của nền quốc phòng toàn dân. Ví dụ như việc cấu kết với nước ngoài để bắt cóc bộ đội hoặc cấu kết với nước ngoài thực hiện đánh phá trụ sở quân đội.
Như vậy, nếu chỉ có hành vi liên hệ, móc nối với nước ngoài, nhận viện trợ và làm theo chỉ đạo của nước ngoài thì không được coi là “câu kết với nước ngoài”. Nếu không có sự “câu kết” nhưng vẫn có hành vi gây hại cho đất nước thì người thực hiện hành vi không phải chịu tội phản bội tổ quốc nhưng có thể phải chịu một số tội khác như Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109), Tội gián điệp (Điều 110),...
“Nước ngoài” ở đây là chỉ bất kỳ đất nước nào ngoài nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng mà người phạm tội thực hiện việc câu kết có thể là cá nhân, tổ chức hoặc kể cả chính phủ nước ngoài.
Tội phạm này được coi là hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi câu kết với nước ngoài thực hiện mục đích xâm phạm đến khách thể mà tội “phản bội Tổ quốc” bảo vệ.
2.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc được quy định là công dân Việt Nam – Người mang quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam hay đang định cư ở nước ngoài. Người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch không thể là chủ thể của tội phạm này.
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm này chỉ có thể thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp với mục đích nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Người phạm tội hoàn toàn có thể nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện nhưng vẫn cố ý muốn làm.
3. Hình phạt Tội phản bội Tổ quốc
Điều 108 quy định 02 khung hình phạt chính cho tội Phản bội Tổ quốc và 01 khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội:
- Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng với công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh
- Khung hình phạt giảm nhẹ có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
- Khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Vụ án Hoàng Cơ Minh và đồng bọn phản bội Tổ quốc và hoạt động phỉ
Bản án sơ chung thẩm số 01/HSSCT xét xử ngày 01,02,02/12/1987 tuyên đồng bọn của Hoàng Cơ Minh phạm tội phản bội Tổ quốc và hoạt động phỉ. Tổ chức do Hoàng Cơ Minh cầm đầu đã hoạt động với bản chất là tay sai đắc lực cho chủ nghĩa đế quốc và xâm nhập vào Việt Nam nhằm lật đổ chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam[1]. Vụ án trên được xét xử dựa trên Bộ luật hình sự năm 1985 tuy nhiên về hành vi được mô tả về tội phản bội tổ quốc năm 2015 không thay đổi nhiều. Với hành vi như vậy của Hoàng Cơ Minh nếu xảy ra vào thời điểm này, hoàn toàn có đủ căn cứ xử lý về tội phản bội tổ quốc theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
Ngày 30/04/1980, tại Caliphonia, Hoàng Cơ Minh được bọn phản động hiếu chiến Mỹ và bọn phản động cực hữu trong giới cầm quyền Thái Lan ra sức ủng hộ, thành lập ra Đảng Việt Tân. Bọn chúng cho rằng tổ chức của mình là “quốc gia kháng chiến”. Bọn chúng lấy cờ nền vàng, ba sọc đỏ của chế độ cũ làm cờ của mặt trận, còn cờ nền xanh, bông mai trắng ở giữa làm cờ của Đảng Việt Tân. Từ năm 1980 đến năm 1985, Hoàng Cơ Minh và đồng bọn xây dựng căn cứ, chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc xâm nhập vào Việt Nam dưới sự tiếp ứng về lương thực, cơ sở vật chất của tình báo Thái Lan. Trong hai năm 1986 và 1987, Hoàng Cơ Minh đã chỉ huy đồng bọn xâm nhập vào Việt Nam nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và bị bộ đội Việt – Lào bắt giữ, sau đó bị truy tố và đưa ra xét xử.
Từ những hành vi trên, ta nhận thấy hành vi nổi bật trong vụ án này là hành vi câu kết giữa Hoàng Cơ Minh với bọn phản động hiếu chiến Mỹ và bọn phản động cực hữu trong giới cầm quyền Thái Lan. Hành vi này thỏa mãn hành vi được miêu tả trong mặt khách quan của tội phản bội tổ quốc. Hành vi này cũng gây nguy hại cho nền độc lập, tình hình an ninh chính trị trong nước và đặc biệt nguy hại đến sự ổn định, vững mạnh của Bộ máy chính quyền.
Năm 1987, khi bị quân đội Việt Nam truy đuổi, Hoàng Cơ Minh đã tự sát. Quân đội Việt Nam đã bắt sống được 77 tên đồng phạm của Hoàng Cơ Minh và đưa chúng ra xét xử. Những tên đồng phạm như Đinh Văn Bé, Trần Đế, Đỗ Bạch Thổ,... hoạt động rất năng nổ, và bị kết án về Tội phản bội Tổ quốc, chịu mức án tù chung thân.
Luật Hoàng Anh
[1]TỔNG HỢP BẢN ÁN XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA
Từ khóa » Phản Bội Tổ Quốc Nghĩa Là Gì
-
Tội Phản Bội Tổ Quốc - Hành Vi Vứt Bỏ Cội Nguồn
-
Phản Bội Tổ Quốc Là Gì? Quy định Pháp Luật Về Các Tội Xâm Phạm An ...
-
Tội Phản Bội Tổ Quốc Là Gì? Pháp Luật Quy định Ra Sao Về Vấn đề Này?
-
Hành Vi Phản Bội Tổ Quốc Theo Bộ Luật Hình Sự
-
Phản Bội Tổ Quốc Là Gì? Tội Phản Bội Tổ Quốc Theo Quy định Của Bộ ...
-
Phản Bội Tổ Quốc Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Thế Nào Là Tội Phản Bội Tổ Quốc Theo Quy định Pháp Luật Hiện Hành?
-
Phản Bội Tổ Quốc Là Gì? - Học Luật OnLine
-
Tội Phản Bội Tổ Quốc Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
Phản Bội Tổ Quốc Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Phân Biệt Tội Gián điệp Và Tội Phản Bội Tổ Quốc | Luật Hùng Thắng
-
PHẢN BỘI TỔ QUỐC - Hệ Thống Pháp Luật
-
Tội Phản Bội Tổ Quốc - Luật Hùng Bách
-
Tìm Hiểu Nội Dung Điều 108 BLHS Năm 2015 Về “Tội Phản Bội Tổ ...