Tội Sản Xuất, Tàng Trữ, Vận Chuyển, Sử Dụng Hoặc Mua Bán Chất Trái ...
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán chất trái phép chất cháy, chất độc (điều 311)
Theo điều 311, bộ luật hình sự 2017 quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy,chất độc như sau:
1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Làm chết 03 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy,chất độc thì mức phạt tù cao nhất lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Bình luận:
1. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiến đoạt chất cháy, chấtđộc là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp, bắt cóc nhằm chiến đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chất cháy, chất độc.
2. Dấu hiệu pháp lý tội phạm
* Khách thể của tội phạm
- Tội phạm xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sửdụng và mua bán chất cháy, chất độc.
- Chất cháy, chất độc là những chất có khả năng hủy hoại môi trường sống, có khả năng gây rathiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người và các sinh vật. Vì vậy, Nhà nước quản lý chặt chẽ chỉ những cơ quan, tổ chức nào được phép của Nhà nước mới được quyền sản xuất, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển hoặc mua bán những chất này.
* Mặt khách quan của tội phạm
- Tội phạm thể hiện ở hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chấtcháy, chất độc. Đối tượng tác động của tội phạm được quy định trong điều này bao gồm:
+ Chất cháy: là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặckhi có tác động của các yếu tố khác và những chất dễ tự bốc cháy ở nhiệt độ cao như: ecrindine, các hợp chất có chứa thành phần ni-tơ, phốt pho, xăng, dầu, khí đốt,…
+ Chất độc là những chất hoặc những hợp chất có khả năng gây ra sự nguy hiểm cho tínhmạng, sức khỏe con người cũng như sinh vật và môi trường sống nói chung như chất: Asen, aminophenol,…và các chất khác có độc tính cao được quy định trong các bảng hoá chất nguy hiểm do Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước quy định.
- Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong những hành vitrong mặt khách quan của cấu thành tội phạm một cách trái phép tức là không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện dưới hình lỗi cố ý.
* Chủ thể của tội phạm
Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi theo luật định.
Từ khóa » Tội 311
-
[PDF] Hạnh Phúc NGHỊ QUYẾT Hướng Dẫn áp Dụng Một Số Quy định Tại ...
-
Điều 311 Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Tội Sản Xuất, Tàng Trữ, Vận Chuyển, Sử Dụng Hoặc ... - Luật Hoàng Anh
-
Trường Hợp Cụ Thể Khi Phạm Tội Theo Khoản 1 Điều 311 BLHS (tội ...
-
Tội Sản Xuất, Tàng Trữ, Vận Chuyển, Sử Dụng Hoặc Mua Bán Trái Phép ...
-
Định Tội Danh đối Với Hành Vi Mua Bán, Tàng Trữ, Sử Dụng Trái Phép ...
-
323
-
Hướng Dẫn Cụ Thể Về “Vật Phạm Pháp Có Số Lượng đặc Biệt Lớn”
-
Tội Sản Xuất, Tàng Trữ, Vận Chuyển, Sử ... - Luật Trần Và Liên Danh
-
Tội Trốn Khỏi Nơi Giam Giữ Hoặc Trốn Khi đang Bị Dẫn Giải đang Bị Xét Xử
-
Cảnh Báo Tội Phạm Cướp Giật Tài Sản Dịp Cuối Năm
-
[PDF] Tội ác Vì Thù Ghét Là Gì?
-
Viện KSND Huyện Văn Bàn Phê Chuẩn Khởi Tố Bị Can Phạm Tội Vận ...
-
Quy định Về Tội Trốn Thuế Theo Pháp Luật Hình Sự