(Tối ưu) Sử Dụng Cloudflare Tăng Tốc Website Của Bạn Miễn Phí

Đây là 1 hướng dẫn bằng video, bạn có thể xem ngay bây giờ. Còn bên dưới, mình sẽ giải thích thêm 1 số khái niệm & hướng dẫn ngắn.

[toc]

Clouflare là gì?

Cloudflare là 1 dịch vụ phân phối dữ liệu (CDN) lớn nhất thế giới hiện tại. Tức là Cloudflare sẽ chịu tải 1 phần thay vì hosting của bạn làm hết.

Một con số đáng kinh ngạc là 10% tổng số lượt tải web trên thế giới được “gánh” bởi Cloudflare.

CDN là viết tắt của Content Delivery Network. Đúng như cái tên của nó, data centers của Cloudflare trải khắp nơi trên thế giới.

Ví dụ trong 1 tháng, Cloudflare có thể chịu tải cho mình ~800GB bandwidth thay vì hosting của mình phải làm điều đó.

Ngoài ra Cloudflare còn nhiều tính năng tiên tiến khác như:

  • Chống DDOS, tạo tường lửa bảo vệ website.
  • Cung cấp SSL miễn phí.
  • Stream Video.
  • Cung cấp các ứng dụng (apps) thêm tính năng cho website của bạn.
  • Gần đây, b còn kinh doanh thêm tên miền.

Thêm website của bạn vào Cloudflare

Điều này được thực hiện vô cùng đơn giản với 2 bước:

GỢI Ý

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, kinh doanh, chạy quảng cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 50000 người đang học chứ không chỉ riêng mình 😍

XEM XU HƯỚNG HỌC TẬP
  • Add domain của bạn vào Cloudflare:

  • Sau đó, trỏ DNS từ nhà cung cấp domain về Clouflare:

Domain của bạn đang được lưu trữ ở nhà cung cấp nào thì bạn vào giao diện quản lý domain ở nhà cung cấp đó để trỏ nameservers nhé.

Bạn sẽ nhận được email thông báo thành công sau:

Kể từ đây, mỗi khi bạn cần trỏ IP, CNAME, MX hay bất cứ loại DNS nào, hãy thao tác trong Cloudflare chứ không phải ở nơi quản lý domain nữa.

Bạn có thể sử dụng Cloudflare miễn phí, sau này lượng truy cập rất nhiều thì có thể cân nhắc nâng cấp lên gói $20/tháng sau.

Thiết lập SSL miễn phí với Cloudflare

Mình khuyến nghị bạn sử dụng SSL trả phí sẽ tốt hơn. Tuy nhiên nếu chưa có điều kiện, bạn hãy sử dụng SSL miễn phí từ Cloudflare.

Follow bài viết sau để tiến hành: Hướng dẫn cài đặt SSL cho website (Cả miễn phí lẫn trả phí, cả hosting lẫn VPS)

Tăng tốc độ cho website

Bạn cần bật tính năng nén css, html & js lên:

Tiếp theo, nếu website của bạn đã cài xong SSL, hãy bật tính năng Brotli lên:

Ngoài ra, bạn hãy bật thêm tính năng Rocket Loader. Nhưng nếu bạn tính năng này lên mà bị lỗi javascript thì hãy tắt nó đi.

Như vậy là xong, những cài đặt khác bạn hãy để mặc định.

Giải thích các khu vực của Cloudflare

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Cloudflare, mình sẽ giải thích vai trò của các khu vực.

  • Overview: Xem lại trạng thái hoạt động website của bạn, chuyển đổi các gói sử dụng
  • Analytics: Sau khi cài Cloudflare 1 thời gian, bạn có thể truy cập khu vực này để xem những dữ liệu như: Lượng băng thông, lượng truy cập, các mối nguy hiểm, thống kê theo khu vực địa lý, trình duyệt, hiệu suất bảo mật,…
  • DNS: Nơi quản lý DNS của tên miền.
  • Crypto: Nơi thiết lập SSL miễn phí
  • Firewall: Bật/tắt tường lửa, nếu website đang còn nhỏ thì không cần vọc đến. Nếu bật lên thì bạn có thể theo dõi xem IP nào nghi vấn thì chặn IP đó không cho truy cập vào website bạn nữa.
  • Access: Phân quyền cho 1 nhóm người nào đó có thể truy cập 1 lượng nội dung nội bộ. Bạn cũng không cần dùng đến.
  • Speed: Thiết lập các tính năng tăng tốc cho website như mình hướng dẫn ở trên, gói Pro có 1 số tính năng khác như Polish hay Mirage, nếu bạn sử dụng thì cứ bật hết lên.
  • Caching: Quản lý bộ nhớ đệm, bạn cứ để mặc định là được. Nếu bạn muốn xóa bộ nhớ đệm để chỉnh sửa 1 thứ gì đó cứ nhấn Purge Everything. Bạn cũng có thể thiết lập sau bao lâu thì cache sẽ hết hạn.
  • Workers: Chạy javascript trên 150+ data centers của Cloudflare giúp giảm tốc độ tải trang. Chỉ dành cho những người biết về js, bạn không nên vọc, mà nó cũng tốn thêm tiền để sử dụng.
  • Page rules: Tạo quy định cho từng trang, chẳng hạn bạn muốn những thiết lập không áp dụng đối với những trang nào, hoặc không cần bảo mật những trang nào,…
  • Networks: Quản lý những vấn đề liên quan tới mạng, hãy cứ để mặc định
  • Traffic: Các dịch vụ này bạn cần mua thêm để sử dụng. Chẳng hạn Argo sẽ giúp website bạn giảm được tỉ lệ lỗi kết nối, hay Load Balacing sẽ tạo dữ liệu dự phòng. Bạn cũng chưa cần tới nó khi mới bắt đầu.
  • Stream: Nếu bạn upload video thẳng lên website, có thể dùng thêm tính năng này để giảm tải cho hosting. Giá là $1 cho 1000 phút xem.
  • Custom Page: Sửa nội dung cho các trang thông báo lỗi, chỉ có ở gói Pro
  • Apps: Tích hợp các ứng dụng bên thứ 3, mang lại cho website của bạn nhiều tính năng hơn. Nhưng mình không dùng vì đã có những plugin, tools khác thay thế tốt hơn. Hoặc những apps này đều có phiên bản riêng cho WordPress rồi.
  • Scrape Shield: Bảo vệ nội dung của bạn, chẳng hạn xáo trộn các địa chỉ email có trong nội dung của bạn, hoặc tự động ẩn nội dung cho các truy cập đáng ngờ. Mục này bạn để mặc định.

Khuyến nghị dùng thêm caching plugin

Để tốc độ website của bạn được cải thiện tốt hơn, bạn nên cài đặt thêm 1 caching plugin như:

  • W3 Total Cache: Miễn phí
  • WP Rocket: Trả phí

Những plugin này đều có mục tích hợp với Cloudflare, chỉ cần bạn nhập API Key của Clouflare vào là được:

API key của Cloudflare thì bạn có thể tìm ở My Profiles => Global API Keys

Cài đặt ngay bây giờ

Như vậy, mình đã hướng dẫn cho bạn cách sử dụng Cloudflare để tăng tốc website. Mọi thứ đều dễ dàng & miễn phí nên bạn có thể làm ngay bây giờ.

Bạn sẽ thấy tốc độ tải trang được cải thiện ngay lập tức sau khi thiết lập xong.

Nếu có gì không hiểu ở bài viết này, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

💬 Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

Telegram Channel

Hướng dẫn ngắn, chất lượng cao về MMO, kinh doanh

Facebook Group

Tối ưu hóa thu nhập từ website với 30k+ thành viên

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn tự động của mình tại đây: https://hoc.marketing/tuvan

Từ khóa » Cách Dùng Cloudflare