Tôi Yêu Em (trang 60 Sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)
Có thể bạn quan tâm
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vich Pu-skin (1799 – 1837), “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga”.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm các tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng (Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1831 – 1837) khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực ở Nga; Bô-rít Gô-đu-nốp - 1825; truyện ngắn Cô tiểu thư nông dân – 1830, Con đầm pich – 1833, hơn 800 bài thơ trữ tình, những ngụ ngôn thâm trầm, …
Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO VÀ TÌNH YÊU. Và ở thể loại nào, văn chương Pu-skin cũng luôn là một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
2. Tác phẩm
"Tôi yêu em" là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A. A. Ô-lê-nhi-na (con gái của A. N. Ô-lê-nhin, chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga) – người mà mùa hè năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận.
Bài thơ vốn không tên, nhan đề Tôi yêu em do người dịch đặt.
Bố cục của bài thơ được chia làm 3 phần:
+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): Mâu thuẫn trong tâm trạng nhà thơ
+ Phần 2 (2 câu tiếp): Nỗi khổ đau tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
+ Phần 3 (còn lại): Sự chân thành và cao thượng
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Điệp khúc "Tôi yêu em" là nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Điệp khúc lặp lại ba lần trong bài thơ vang lên như tiếng lòng đắm say, mãnh liệt, tha thiết của thi sĩ đối với người yêu.
Bài thơ là lời từ giã cho mối tình không thành của Pu-skin dành cho người con gái xinh đẹp A. A. Ô - lê - nhi - na, người mà ông yêu tha thiết, chân thành. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng vẫn đầy ắp một tình yêu nồng cháy, đằm thắm và luôn cầu mong cho người yêu được hạnh phúc. Cách ứng xử của Pu – skin đúng là một lời từ giã tình yêu thật đặc biệt.
Câu 2 (trang 60):
Giọng điệu bài thơ có sự chuyển biến rõ rệt từ hai câu 1 - 2 sang hai câu 3 - 4 như sau:
"Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; "
Hai câu 1- 2, giọng thơ có chút gì như cân nhắc, dè dặt (chừng có thể, chưa hẳn) nhưng vẫn là một sự khẳng định trong tình cảm yêu đơn phương cháy bỏng của nhà thơ. Mạch thơ chuyển đột ngột sang câu 3-4 tiếp theo:
"Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài"
Đến hai câu thơ này, đã có sự can thiệp của lí trí khiến cảm xúc phải ghìm nén lại. Đó là phải “dập tắt ngọn lửa tình yêu” để tránh cho cô gái mà nhà thơ yêu khỏi bận lòng, tránh làm cho em phải buồn.
Tuy vậy, đến bốn câu thơ tiếp theo mạch cảm xúc lại tuôn trào:
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.
Nhịp thơ nhanh hơn với những từ "lúc", "khi" - diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một tình yêu âm thầm, không hi vọng như để tô đậm nét đặc biệt trong mối tình đơn phương này. Tuy vậy, mối tình ấy vẫn có đầy đủ mọi sắc thái của tình yêu: nỗi khổ đau âm thầm, niềm tuyệt vọng, lòng ghen tuông giày vò.
Trong mạch thơ như vậy, hai câu kết vừa nối tiếp vừa tự nhiên:
"Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em. "
Chính tình yêu chân thành, đằm thắm, mãnh liệt của mình nên nhà thơ mới mong cầu cô gái đó sẽ có được một người yêu chân thành, đằm thắm như tình yêu của mình vậy. Chính sự chân thành và đằm thắm ấy là cái gốc của tấm lòng cao thượng trong tình yêu này. Tình yêu ở đây đã vượt ra khỏi sự hẹp hòi, ích kỉ mà hướng đến đến một cách ứng xử đẹp, đầy nhân văn và cao thượng.
Câu 3 (trang 60):
Nói hai câu thơ cuối bài là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị bởi vì nó thể hiện sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của nhân vật trữ tình:
- "Tôi yêu em" lặp lại lần thứ 3 nhằm khẳng định tình yêu sâu sắc, chân thành, không bao giờ phai nhạt của nhân vật trữ tình dành cho cô gái. Nhưng chàng trai không nhận được tình yêu đáp lại từ phía cô gái và đó chỉ là tình yêu đơn phương mà thôi. Chính vì thế câu cuối bài thơ, nhà thơ đã gửi lời cầu chúc đến cho cô gái:
- Lời cầu chúc:
+ Thể hiện tấm chân tình của nhân vật tôi.
+ Thể hiện cung bậc cảm xúc cao nhất của tình yêu: chân thành, mãnh liệt, đằm thắm.
+ Lòng vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình đã vượt qua mọi ghen tuông, ích kỷ của bản thân để cho em được hạnh phúc như em mong muốn.
→ Một trái tim rất chân thành, độ lượng, biết hi sinh trong tình yêu của nhân vật tôi.
=> Quan niệm nhân văn cao đẹp trong tình yêu.
Câu 4 (trang 60):
"Tôi yêu em" là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin. Bài thơ cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn, chân thành, độ lượng, yêu tha thiết của Pu-skin.
Bài thơ thể hiện những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời lẽ giản dị, trong sáng nhất. Mặc dù bài thơ thấm đượm nỗi buồn của một mối tình đơn phương, vô vọng nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu và vị tha.
Bài trước: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2) Bài tiếp: Bài thơ số 28 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)Từ khóa » Bài Thơ Tôi Yêu Em - Ngữ Văn 11 Ngắn Nhất
-
Soạn Bài Tôi Yêu Em) Siêu Ngắn | Ngữ Văn Lớp 11
-
Soạn Bài Tôi Yêu Em - Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Văn 11 Siêu Ngắn Bài: Tôi Yêu Em
-
Soạn Bài: Tôi Yêu Em (siêu Ngắn) - Toploigiai
-
Soạn Bài Tôi Yêu Em Ngắn Nhất - Soạn Văn Lớp 11 - Haylamdo
-
Soạn Tôi Yêu Em Siêu Ngắn - Ngữ Văn - Tìm đáp án
-
Bài Thơ Tôi Yêu Em - Ngữ Văn 11 Trang Mấy
-
Soạn Bài Tôi Yêu Em | Ngắn Nhất Soạn Văn 11
-
Soạn Bài Tôi Yêu Em (Pu-skin)
-
Soạn Bài Thơ Tôi Yêu Em Của Pu-skin Văn Lớp 11
-
Những Bài Văn Mẫu: Phân Tích Bài Thơ Tôi Yêu Em Lớp 11 Chọn Lọc
-
Tôi Yêu Em - Pu-Skin - Ngữ Văn 11 - Hoc247
-
Soạn Bài Tôi Yêu Em Trang 59 - SGK Ngữ Văn 11 Tập 2
-
Soạn Bài Tôi Yêu Em 2023