Tôm ăn Gì Giúp Tăng Trưởng Và Phát Triển Tốt Nhất ?? - Dr.Tom

Tôm ăn gì? Thức ăn của tôm bao gồm những loại nào? Đây là những câu hỏi đang nhận được nhiều sự quan tâm của bà con nuôi tôm mới bước vào nghề. Đối với ngành nuôi tôm, tùy theo phương thức sản xuất khác nhau mà việc sử dụng thức ăn cung cấp cho nhu cầu của tôm cũng khác nhau. Đối với hình thức nuôi quảng canh, thức ăn tự nhiên là chủ yếu, tuy nhiên đối với hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh thì thức ăn nhân tạo thay thế gần như hoàn toàn thức ăn tự nhiên, đặc biệt là nuôi thâm canh và siêu thâm canh.

  • Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng không sử dụng kháng sinh 
  • Nhiệt độ môi trường nước trong nuôi tôm
  • Những sai lầm kỹ thuật trong nuôi tôm thể chân trắng
  • Tảo độc trong ao nuôi tôm và biện pháp quản lý 
  • Một số quy trình xử lý nước thải nuôi tôm

Thông qua quá trình nuôi thực tiễn cho thấy, chi phí thức ăn nuôi tôm chiếm từ 50 – 60% giá thành sản xuất. Do đó, nếu bà con quản lý thức ăn không tốt không những làm tăng chi phí mà còn gây ô nhiễm môi trường ao nuôi ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.

Vậy sử dụng thức ăn cho tôm như thế nào là phù hợp?

Thức ăn của tôm có thể chia thành 3 loại chính như sau:

– Thức ăn tự nhiên bao gồm các loại phiêu sinh vật, các mùn bã hữu cơ, các loại thực vật sống trong nước,…

– Thực ăn tự chế từ ốc, cá vụn, phụ phẩm công nghiệp

– Thức ăn công nghiệp cung cấp bởi các nhà sản xuất uy tín trên thị trường

Thức ăn của tôm nuôi thâm canh chủ yếu là thức ăn công nghiệp

Thức ăn của tôm nuôi thâm canh chủ yếu là thức ăn công nghiệp

Tôm ăn gì còn tùy vào hình thức và quy mô thả nuôi mà bà con có thể lựa chọn các loại thức ăn cho tôm phù hợp giúp tôm tăng trưởng và phát triển nhanh, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản xuất.

Cho tôm ăn đúng cách

Trong quá trình nuôi từ khi thả giống đến lúc gần thu hoạch, việc điều chỉnh lượng thức ăn và cách cho ăn là rất quan trọng.

– Giai đoạn nhỏ tôm ăn gần bờ vì vậy ta nên rải thức ăn cách xa bờ khoảng 2m trở lại, trong giai đoạn này ta nên tăng cường bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho tôm, tăng sức đề kháng để chống chọi lại các yếu tố bất lợi từ môi trường.

– Sau 10-15 ngày ta nên bổ sung khoáng chất và Vitamin vào thức ăn theo chỉ định để giúp tôm tăng sức đề kháng, tránh hiện tượng tôm thiếu khoáng dẫn đến cong thân, đục cơ.

– Tháng đầu tiên ta nên quản lý thức ăn tốt, vì nếu thức ăn dư thừa sẻ làm môi trường biến động, tảo phát triển nhiều ảnh hưởng đến tôm nuôi. Giai đoạn bắt đầu tháng thứ 2 ta có thể dựa vào nhá để tính toán lượng thức ăn sau cho phù hợp.

– Trong quá trình nuôi Dr.Tom khuyến cáo bà con nên bổ sung thêm vi sinh có lợi cho đường ruột, các sản phẩm tăng cường chức năng gan, hấp thu độc tố từ tảo, nấm mốc, khoáng, vitamin và tăng trọng,…

=> Lưu ý: Tôm mới thả có thể cho ăn với 5 – 6 cử/ngày, khi tôm được 30 ngày tuổi thì có thể giảm xuống còn 5 hoặc 4 cử/ngày. Lượng thức ăn của mỗi bữa có thể tương đương nhau hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe tôm, thời tiết, màu nước,…

Tham khảo ngay bài viết: Tôm càng xanh ăn gì? Cách quản lý thức ăn sao cho hiệu quả

THAM KHẢO VIDEO TRỘN MEN VI SINH VỚI THỨC ĂN CỦA TÔM

Với những giải đáp vừa rồi về thức ăn của tôm ăn gì? Thức ăn của tôm bao gồm những loại nào?, hy vọng sẽ giúp quý bà con có thêm kiến thức, từ đó áp dụng vào quy trình quản lý thức ăn cho tôm nuôi một cách tốt nhất. Để được Dr.Tom tư vấn trực tiếp vui lòng liên hệ đến số Hotline 090 107 1154.

XEM THÊM:

>> Cách cho tôm thẻ chân trắng ăn đúng cách

>> Cách cho tôm sú ăn hiệu quả, năng suất cao

Tìm kiếm liên quan:

  • thức ăn của tôm là gì
  • thuc an tom 
  • tôm sông thích ăn gì
  • tôm tép ăn gì
  • tôm càng ăn gì

Từ khóa » Con Gì ăn Tôm