Tôm Bị Vàng Chân, Vàng Mang – Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý
Có thể bạn quan tâm
Tôm Bị Vàng Chân, Vàng Mang – Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Lý
Trong quá trình nuôi tôm bà con không thể tránh khỏi tôm bị nhiễm bệnh, những biểu hiện bất thường trên tôm làm tôm chậm lớn, thậm chí tôm có thể nhiễm những bệnh nguy hiểm làm tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế cho bà con.
Trong đó tôm bị vàng chân, vàng mang do những nguyên nhân nào? Có ảnh hưởng thế nào đến tôm, biện pháp phòng và xử lý như thế nào? Bài viết này sẽ giúp ích cho bà con, giúp bà con hiểu rõ hơn về tôm bị vàng chân, vàng mang.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Nguyên nhân tôm bị vàng chân, vàng mang
- Do ao bị nhiễm phèn sắt, bị xì phèn làm pH xuống thấp trong lúc tôm đang lột xác,…Hợp chất phèn trong nước còn bám vào mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang.
- Tảo tàn, ô nhiễm, các chất lơ lửng trong nước bám vào mang tôm làm mang có màu vàng.
- Ao có nhiều kim loại nặng bám vào mang làm mang vàng
Quá trình hình thành phèn sắt trong ao tôm
Do trong quá trình nuôi, lớp mùn bã hữu cơ bị tích tụ lâu ngày ở nền đáy ao phân huỷ trong điều kiện môi trường yếm khí, các vi khuẩn yến khí sẽ sinh ra hình thành vi khuẩn khử Sunfua trong môi trường nước, các vi khuẩn này sẽ chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh (trong thực vật, trong đất, trong nước biển) thành dạng khí độc sunfua hydro (H2S) – sát thủ thầm lặng trong ao nuôi.
Khí H2S này thâm nhập vào nước ngầm và kết hợp với sắt (II) có mặt trong trầm tích đất dưới đáy ao tạo thành sắt Sunfua và tiếp tục chuyển hoá thành sắt Bisunfua (pyrit, FeS2) – Đây chính là phèn sắt, phèn đỏ trong ao nuôi tôm.
Ảnh hưởng của phèn đối với ao nuôi
- Làm cho ao nuôi khó gây màu nước, tảo không phát triển được trong điều kiện ao có phèn sắt cao, nước ao hơn trong: phát sinh tảo đáy, khí độc H2S,…
- Hợp chất phèn trong nước còn bám vào thân vỏ, đặc biệt là mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang, tôm khó hô hấp do mang bị phèn bám vào, tôm bị mất nhiều năng lượng dẫn đến xảy ra hiện tượng tôm chậm lớn, chết rải rác, Tôm lột xác bị dính vỏ đặc biệt đối với tôm còn nhỏ, do phèn trong ao nuôi cao dẫn đến pH giảm thấp làm ngăn cản việc hấp thu khoáng Na+, K+ trong môi trường nước làm tôm thiếu các dưỡng chất khoáng chất cần thiết dẫn đến tôm lột xác không hoàn toàn, bị dính vỏ và chết.
Biểu hiện của ao nuôi bị nhiễm phèn
- Đối với môi trường nước: màu nước chuyển màu từ màu trà nhạt dần sang hơi đỏ và bắt đầu có váng màu vàng ở trên mặt ao
- Đối với tôm: tôm bị vàng chân, vàng mang, tôm chết rải rác,…
Khi phát hiện ao nuôi có những biểu hiện bị nhiễm phèn, tôm bị vàng chân, vàng mang bà con cần kiểm tra đo lại các yếu tố môi trường, đặt biệt đo hàng lượng sắt trong môi trường nước
Bà con có thể dùng test sera Fe để kiểm tra:
- Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng sạch. Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.
- Đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
- Cho 2 muỗng lường (kèm theo) thuốc thử số 1 vào lọ. Đóng nắp và lắc nhẹ. Thuốc thử không hoà tan hoàn toàn.
- Thêm 5 giọt thuốc thử số 2 và lắc nhẹ đều lọ thủy tinh.
- Đợi 10 phút sau đó đem đối chiếu với bảng so màu để đọc kết quả.
Nếu mẫu nước test có màu tím đậm thì Fe trong môi trường nước rất nhiều chính vì vậy làm ao nuôi nhiễm phèn cao, tôm vàng chân,vàng mang chết rải rác,…
Trong quá trình nuôi bà con nên kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước thường xuyên: pH, kH, O2, NH3, NO2, H2S, Fe,…để phát hiện có biện pháp xử lý kịp thời cho ao nuôi.
Biện pháp xử lý
Cách 1: Sử dụng vôi
- Cải tạo ao nuôi ban đầu, bón vôi để nâng pH đáy ao, khử phèn đồng thời tạo hệ đệm trong ao nuôi…Liều dùng: 15-20kg vôi/1000m2. Tuy nhiên khi bón vôi đá hoặc vôi nóng cần phải thực hiện trong lúc chiều mát. Sau đó cấp nước và ao ngay hôm sau, không nên rải vôi và phơi ao trong thời gian quá lâu.
- Trong quá trình nuôi: Sử dụng vôi bột 10kg/1000m3, định kỳ 20 ngày/lần, hoặc sử dụng trước và sau khi mưa hoặc ao nuôi nổi váng vàng trên mặt nước.
- Lót bạt bờ, bạt đáy để hạn chế hiện tượng xì phèn ở ao nuôi
Cách 2: Sử dụng EDTA
- Khi ao nuôi bị nhiễm phèn bà con dùng 2-5 kg/1.000 m2 để xử lý trước khi bón vôi để nâng độ kiềm cho ao nuôi. Trong quá trình nuôi có thể sử dụng EDTA với liều thấp hơn 0,5-1 ppm. (1ppm = 1kg/1000m3) có tác dụng lắng kim loại nặng, lắng phèn sắt trong môi trường nước.
Hạn chế của các cách trên mang tính hóa chất, ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến tôm và sức khỏe của con người, biện pháp không xử lý phèn được lâu dài, chỉ mang tính chất tạm thời. Yếu tố gây ra phèn vẫn còn lắng tụ lại đáy ao, khi có điều kiện sẽ bùng phát trở lại.
Cách 3: Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH
Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH có tác dụng loại bỏ pyrite (FeS2) dư thừa trong ao, khử phèn hiệu quả, loại bỏ các kim loại nặng gây độc và phân giải chất hữu cơ trong ao nuôi, tăng năng suất nuôi trồng, giảm chi phí xử lý, thân thiện với môi trường không ảnh hưởng tới tôm, cá và vật nuôi…
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Cách dùng:
- Tùy theo môi trường ao nuôi có thể tăng/giảm liều phù hợp với ao nuôi
- Trước khi thả tôm 2 – 3 ngày: 1 lít BIO-TCXH/1.000m3 nước ao.
- Định kỳ trong quá trình nuôi (5 ngày/1 lần): 1 lít BIO-TCXH/1.000m3 nước ao.
Trong quá trình nuôi bà con nên xử dụng chế phẩm vi sinh xử lý phèn định kỳ để giúp ao nuôi sạch, hạn chế khí độc, không phát sinh mầm móng phèn trong ao nuôi giúp tôm không bị vàng chân, vàng mang, chết rải rác,…
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bà con hạn chế tôm bị vàng chân, vàng mang xử lý hiệu quả phèn trong ao nuôi, hạn chế tôm chết rải rác, giúp bà con đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Tác giả: Nguyễn Hiền
Mọi vấn đề thắc mắc về “Tôm bị vàng chân, vàng mang”, bà con vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Từ khóa » Tôm Sú Bị Vàng Gan
-
Bệnh Vàng Mang, Vàng Gan Trên Tôm - Tép Bạc
-
Tôm Bị Vàng Gan Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh - Microbe-lift
-
Bệnh đầu Vàng Trên Tôm Sú: Nguyên Nhân Và Cách ... - Trang Chủ
-
Bệnh đầu Vàng Trên Tôm Sú: Nguyên Nhân Và ... - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Bệnh đầu Vàng Trên Tôm Sú: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị - Tép Bạc
-
Bệnh Vàng Mang, Vàng Gan Trên Tôm - 2lua
-
Hội Chứng Gan Tụy, Chết Sớm Trên Tôm Thẻ, Tôm Sú - Âu Mỹ - AEC
-
Cách Phòng Bệnh đầu Vàng Trên Tôm Sú, Tôm Thẻ Chân Trắng
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Bệnh Gan Trên Tôm
-
Dấu Hiệu Phát Sinh Bệnh ở Tôm - Tạp Chí Thủy Sản
-
Phòng Trị Bệnh đầu Vàng Trên Tôm Sú
-
Tôm Sú Giống Có Biểu Hiện Mắc Bệnh đầu Vàng Thì Chủ Trang Trại ...
-
GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM