Tôm Càng đỏ Và Tôm Hùm Nước Ngọt Có Tốt Cho Sức Khỏe Không? Vì ...

  1. Trang chủ
  2. Tôm hùm đất
  3. Tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt có tốt cho sức khỏe không? Vì sao bị cấm ở VN?
Tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt có tốt cho sức khỏe không? Vì sao bị cấm ở VN?
  • Ngày: 02/06/2019
  • Chủ đề: Tôm hùm đất, Món ăn, Tôm hùm nước, Tôm, Dinh dưỡng

Tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt ở Việt Nam hiện nay đang có xu hướng được nuôi để ăn trên diện rộng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã khẳng định đây là loài thủy sinh có nguồn gốc ngoại lai gây hại và không được phép kinh doanh.

Tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt có tốt cho sức khỏe không? Vì sao bị cấm ở VN? Tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt có tốt cho sức khỏe không? Vì sao bị cấm ở VN?

Nguy cơ gây hại từ tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt

Theo thông tin từ ông Lê Trần Nguyên Hùng, Vụ trưởng Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), cơ quan chức năng đã ghi nhận sự xuất hiện của hai loài sinh vật nguy hại tại Việt Nam trong thời gian qua là tôm càng đỏ (tên khoa học là Cherax quadricarinatus) và tôm hùm đất, hay còn gọi tôm hùm nước ngọt ở Việt Nam (tên khoa học là Procambarus clarkii). Chúng đều có càng màu đỏ, đặc tính sinh học nguy hiểm gần giống nhau và thường dễ gây nhầm lẫn.

Nhiều người thắc mắc liệu Tôm càng đỏ ăn được không? Câu trả lời là có ăn được, vì loại tôm này chứa không it protein và vitamin. Tuy nhiên, cả hai loài tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt ở Việt Nam đều bị cấm từ năm 2011 mặc dù có giá trị thực phẩm cao.

Lý do cấm là bởi: Cả hai loài có thể đào hang sâu tới 2m, dẫn đến phá hoại đê điều kênh mương, ăn tạp động vật và thực vật, khả năng sinh sản nhanh, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và lây lan dịch bệnh cho tôm bản địa.

Khi lọt vào môi trường tự nhiên hoặc tại khu vực chăn nuôi, chúng gây ra sự tàn phá khủng khiếp. Chúng có thể cắt ngang thân cây lúa, ăn tất cả các loại búp cây non, đe dọa cả các loài tôm cá nhỏ. Đây cũng là nguồn gây những bệnh nguy hiểm cho các vùng nuôi tôm trong khu vực và gây ra dịch bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như các mầm bệnh là virus gây ra dịch bệnh đốm trắng ở tôm.

Tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt ở Việt Nam vừa phá hại cây lúa, tiêu diệt tôm bản địa, vừa là nguồn gây bệnh cho các loài sinh

vicare.vn-tom-cang-do-va-tom-hum-nuoc-ngot-co-tot-cho-suc-khoe-khong-vi-sao-bi-cam-o-vn1

Cấm nhập khẩu hai loài tôm ngoại lai này vào Việt Nam

Ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường) cũng có thông tin thêm, theo thông tư số 35/2018 về danh mục loài ngoại lai xâm hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôm càng đỏ là loài ngoại lai xâm hại, còn tôm hùm nước ngọt ở Việt Nam là loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại nguy hiểm.

Cũng theo ông Cường, tiêu chí giúp xác định loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại có một số đặc điểm khác nhau. Cụ thể, loài ngoại lai xâm hại (tôm càng đỏ) là loài đang lấn chiếm tại nơi sinh sống, cạnh tranh nguồn thức ăn hoặc có tác động gây hại đối với các sinh vật bản địa, gây phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại địa phương nơi chúng xuất hiện và phát triển. Loài ngoại lai xâm hại được xem là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học tại khu vực và được ghi nhận là xâm hại ở các vùng có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua các khảo nghiệm, thử nghiệm cho thấy có biểu hiện xâm hại.

Còn loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại (tôm hùm nước ngọt) là loài có thể phát triển và lan rộng với tốc độ khá nhanh, có dấu hiệu cạnh tranh thức ăn, môi trường sống và khả năng gây hại đến các loài sinh vật bản địa tại Việt Nam. Tôm hùm nước ngọt ở Việt Nam được ghi nhận là có khả năng xâm hại tại các khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam, nguy cơ đe dọa đến đa dạng sinh học của Việt Nam.

Từ năm 2013, nhà nước đã đưa hai loài này vào danh sách sinh vật ngoại lai cấm nhập khẩu vào nước ta. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu UBND các cấp và cơ quan Hải quan tại mọi địa phương phải tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi nhập khẩu, lưu giữ và buôn bán đối với hai loài tôm nguy hiểm này.

Xem thêm :

  • Tôm hùm đất có tốt cho sức khỏe không?
  • Bạn biết tin gì chưa: Tác hại tôm hùm đất như thế nào đến sức khoẻ con người và môi trường
  • Tôm biển - Thực phẩm cho những anh chàng "bất lực"

Bài viết ngày có ích cho bạn không?

Có Không

Bài viết có liên quan

  • Câu hỏi liên quan

Từ khóa » Tôm Càng đỏ ăn được Không