Tôm, Cua Nuôi Quảng Canh Ven Sông Lam ở Nghi Xuân Bị Chết Bất ...

Anh Nguyễn Hồng Công (thôn Trường An, xã Xuân Phổ) cho biết: "2 vạn tôm sú giống vừa mới thả được hơn 10 ngày trên các ao nuôi (có diện tích 3,5 ha) bị chết khá nhiều, gây thiệt hại trên 20 triệu đồng. Các ao tôm của tôi đều ở gần cống lấy nước sông Lam”.

Tôm, cua nuôi quảng canh ven sông Lam ở Nghi Xuân bị chết bất thường

Cống lấy nước duy nhất tại tuyến đê sông Lam cung cấp nước cho 17 hộ nuôi tôm quảng canh xã Xuân Phổ

Tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến tại xã Đan Trường. Theo anh Trần Văn Cường (thôn Lĩnh Thành, xã Đan Trường), năm nay, ngoài 2,5 vạn tôm giống, anh còn thả hơn 1.000 cua giống (trị giá 15 triệu đồng) nhưng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn thì tôm, cua bị chết khoảng 1/3. Thiệt hại ước tính gần 40 triệu đồng.

Cùng xã Đan Trường, gia đình ông Uông Hùng Dũng (thôn Song Giang) bị thiệt hại cả trăm triệu đồng vì hiện tượng tôm, cua chết bất thường.

Tôm, cua nuôi quảng canh ven sông Lam ở Nghi Xuân bị chết bất thường

Ông Uông Hùng Dũng vớt những con cua, tôm mới thả bị chết

Theo các hộ nuôi tôm ở 2 xã Xuân Phổ, Đan Trường, những năm trước, tình trạng này thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhưng thường ở thời điểm cuối vụ (tháng 6, tháng 7), các hộ nuôi đã thu hoạch gần xong nên mức độ thiệt hại ít hơn. Nhiều người dân nghi do nguồn nước sông Lam dẫn vào các hồ nuôi bị ô nhiễm.

Được biết, vùng nuôi này lấy nguồn nước tự nhiên từ sông Lam qua 7 cống, trong đó, xã Đan Trường có 6 cống, Xuân Phổ 1 cống. Trước thực trạng này, những người dân nuôi tôm, cua quảng canh ở 2 xã Đan Trường và Xuân Phổ mong muốn cơ quan chức năng vào kiểm tra, làm rõ nguyên nhân khiến tôm, cua bị chết hàng loạt.

Tôm, cua nuôi quảng canh ven sông Lam ở Nghi Xuân bị chết bất thường

Hệ thống kênh mương điều tiết nước bằng đất tại các ao nuôi tôm tại thôn Song Giang, xã Đan Trường

Theo ông Hồ Thanh Ngọc - Phó Chủ tịch UBND xã Đan Trường, vùng nuôi có tôm, cua bị chết là vùng nuôi quảng canh bên sông Lam, đầu tư thấp, phần lớn tận dụng một phần nguồn giống, nước cấp từ tự nhiên nên năng suất không cao. Cũng vì phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên luôn phải đối mặt với những tác động bất thường gây thiệt hại cho người nuôi trồng.

Theo số liệu của Phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân, trên địa bàn hiện có 79 hộ dân nuôi tôm theo hình thức quảng canh ven sông Lam với tổng diện tích 234,5 ha. Trong đó, xã Đan Trường (62 hộ với tổng diện tích 202,1 ha); xã Xuân Phổ (17 hộ với 32,4 ha). Năng suất bình quân hằng năm đạt 5 - 7 tạ/ha. Ngoài nuôi tôm, các hộ còn nuôi thêm cua; sản lượng năm 2021 ở xã Xuân Phổ đạt 3,4 tấn và xã Đan Trường là 1,5 tấn.

Qua xác minh ban đầu, hiện có 4 hộ nuôi tại xã Xuân Phổ và 20 hộ nuôi tại xã Đan Trường bị thiệt hại do hiện tượng tôm, cua chết bất thường. Nguyên nhân đang được ngành chuyên môn tiếp tục làm rõ.

Tôm, cua nuôi quảng canh ven sông Lam ở Nghi Xuân bị chết bất thường

Ao tôm của anh Nguyễn Hồng Công tại thôn Trường An, xã Xuân Phổ

Đối với tôm, cua nuôi, hệ thống dẫn nước đầu nguồn và hệ thống dẫn nước thải rất quan trọng, nếu không được đầu tư bàn bản thì sẽ khó kiểm soát được dịch bệnh.

Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư lớn, vượt ngoài tầm của ngân sách huyện nên chúng tôi đã đề xuất tỉnh đầu tư hệ thống kênh dẫn nước vào - ra ở khu vực nuôi quảng canh tại 2 xã Đan Trường và Xuân Phổ nhằm tạo điều kiện cho bà con nuôi trồng ổn định, nhưng đến nay chưa được phê duyệt.

Ông Nguyễn Viết Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân

Từ khóa » Tôm Ven Sông