Tôm Di Chuyển Bằng Hình Thức Nào - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Đề kiểm tra học kì 1 Sinh học 7. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tư nhiên và trong đời sống con người.
I. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Những thân mềm nào dưới đây có hại ?
A. Ốc sên, trai, sò
B. Ốc sên, ốc đỉa, ốc bươu vàng.
C. Mực, hà biển, hến
D. Ốc gạo, mực, sò
Câu 2. Hình thức di chuyển thể hiện bản năng tự vệ của tôm:
A. Bơi lùi, bơi tiến.
B. Bơi lùi, bò
C. Bơi, bò, nhảy.
D. Bơi lùi, nhảy
Câu 3. Đặc điểm cơ bản để nhận dạng giun đốt ngoài tự nhiên:
A. Cơ thể thuôn nhọn hai đầu.
B. Cơ thể hình giun, phân đốt
C. Cơ thể dẹp.
D. Cơ thể hình trụ tròn
Câu 4. Trùng kiết lị vào cơ thể bằng con đường nào ?
A. Trùng kiết lị qua ruồi
B. Trùng kiết lị qua con đường tiêu hóa.
C. Bào xác qua con đường tiêu hóa.
D. Trùng kiết lị qua muỗi đốt.
Câu 5. Cơ thể thủy tức có đặc điểm:
A. Đối xứng tỏa tròn.
B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. Không có hình dạng nhất định.
D. Đối xứng hai bên
Câu 6. Giun đũa kí sinh ở:
A. Ruột già người.
B. Manh tràng người
C. Ruột non người
D. Dạ dày người.
Câu 7. Nêu đặc điểm cơ thể tôm ?
1. Cơ thể tôm gồm hai phần: Phần đầu – ngực, phần bụng
2. Phần đầu – ngực có các bộ phận: gai nhọn, đôi mắt kép, hai đôi râu, miệng, các đôi chân ngực.
3. Phần bụng có các đôi chân bụng
4. Vỏ bọc cơ thể bằng chất kitin có tẩm canxi nên rất cứng là nơi bám cho các cơ và thành vỏ bảo vệ cơ thể.
A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5.
Câu 8. Cách tính tuổi của trai ?
A. Căn cứ vào độ lớn của thân trai
B. Căn cứ vào độ lớn của vỏ trai
C. Căn cứ vào các vòng tăng trưởng trên vỏ trai
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 9. Cách tự vệ của ốc sên ?
A. Co rút cơ thể vào trong vỏ.
B. Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù.
C. Tiết chất nhờn làm kẻ thù không ăn được.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 10. Trùng kiết lị có kích thước:
A. Lớn hơn hồng cầu
B. Bé hơn hồng cầu
C. Bằng tiểu cầu
D. Câu B, C đúng.
II.TỰ LUẬN (5đ)
1. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tư nhiên và trong đời sống con người.
2. Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu.
3. Kể tên các bộ phận của hệ tiêu hoá châu chấu và cho biết thức ăn được tiêu hóa như thế nào ?
I. TRẮC NGHIỆM (5đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | X | X | X | |||||||
B | X | X | ||||||||
C | X | X | X | |||||||
D | X | X |
II. TỰ LUẬN (5đ)
1. Vai trò của ngành động vật nguyên sinh trong tự nhiên và đời sống con người:
– Làm thức ăn cho động vật lớn hơn ở trong nước (trùng roi …)
– Xác định tuổi địa tầng tìm dầu mỏ (trùng lỗ)
– Làm sạch môi trường nước (trùng roi, trùng giày …)
– Là nguyên liệu chế giấy (trùng phóng xạ)
– Gây bệnh cho động vật và con người (trùng kiết lị, trùng sốt rét…)
2. Cấu tạo ngoài của châu chấu: 3 phần.
+ Đầu: mắt kép, râu, cơ quan miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
+ Bụng: Có các đôi lỗ thở.
3. – Tên các bộ phận cùa hệ tiêu hóa :
Miệng Hầu Diều Dạ dày Ruột tịt Ruột sau Trực tràng Hậu môn.
– Thức ăn được tiêu hóa:
Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, nghiền nhỏ ở dạ dày, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
Cơ thể tôm có 2 phần : phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.
Tôm sông sống phổ biến ở các sông, ngòi, ao, hổ... nước ta.
I - CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN
Cơ thể tôm có 2 phần : phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.
1. Vỏ cơ thế
Giáp đẩu - ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài). Thành phần vỏ cơ thể chứa các sắc tô làm tôm có màu sắc của môi trường.
2. Các phần phụ tôm và chức năng
Chi tiết các phần phụ ở tôm (hình 22).
3. Di chuyển
Tôm có thế bò : các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.
Tôm cũng có thể bơi giật lùi. Khi đó tôm xoè tấm lái, gặp mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.
II - DINH DƯỠNG
Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật (kể cả mồi sống lẫn mồi chết). Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.
Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hoá ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột, ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2.
III- SINH SẢN
Tôm phân tính : Đực, cái phân biệt rõ. Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng. Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới cho tôm trưởng thành.
Loigiaihay.com
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay
Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai?
Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?
Vỏ tôm thấm kitin nên cứng nhưng tôm vẫn lớn lên là do?
Chân hàm ở tôm sông có chức năng gì?
Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?
Chân bụng ở tôm sông có chức năng gì?
Con tôm sông di chuyển bằng gì ?
Tấm lái ở tôm sông có chức năng gì?
Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở
Đặc điểm thích nghi với đời sống dưới nước của tôm là
Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?
Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?
Tôm di chuyển bằng cách
A. Bò
B. Bơi giật lùi
C. Lọc nước
D. Cả a và b đúng
1,Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày? *
Ban ngày
Sáng sớm
Chập tối.
Cả ngày lẫn đêm.
2.Trong các hình thức di chuyển sau đây, tôm di chuyển bằng những cách nào? 1. Bò. 2. Bơi tiến. 3. Bơi giật lùi. 4. Nhảy. 5. Bay. 6. Chạy. *
1,2,3,4,5,6.
1,2,3,4.
1,2,3,4,5.
1,2,4.
3.Vỏ tôm được cấu tạo từ thành phần nào? *
Cuticun.
Kitin.
Đá vôi
Kitin có ngấm thêm canxi.
4.Trong số các loài động vật sau, có bao nhiêu loài thuộc lớp giáp xác? 1. Tôm sông; 2. Cua đồng; 3. Cua biển; 4. Nhện nhà; 5. Rận nước; 6. Con sun; 7. Con tôm hùm; 8. Chân kiếm tự do; 9. Bọ cạp; 10. Ghẹ. *
a.6
b.7
c.8
d.9
5.Loài giáp xác nào có lợi? *
Cua nhện.
Con sun.
Chân kiếm kí sinh.
Mọt ẩm
6.Loài giáp xác nào sống cộng sinh với hải quỳ? *
Tôm ở nhờ
Tôm hùm
Cua đồng
Chân kiếm kí sinh
7.Bộ phận nào sau đây không thuộc phần đầu - ngực của nhện? *
Đôi kìm
Đôi chân xúc giác
4 đôi chân bò
Núm tuyến tơ
8.(1) Chăng tơ phóng xạ; (2) Nhện nằm ở trung tâm lưới để chờ mồi; (3) Chăng bộ khung lưới (các dây tơ khung); (4) Chăng các tơ vòng. Nhện chăng lưới theo thứ tự các bước nào? *
1-2-3-4
3-1-4-2
3-4-1-2
1-3-4-2
9.Loài động vật nào sau đây không thuộc lớp hình nhện? *
Bọ cạp.
Nhện.
Mọt ẩm
Ve bò
10.Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác: 1. Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi. 2. Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. 3. Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc. 4. Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian .Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí. *
(3) → (2) → (1) → (4).
(2) → (4) → (1) → (3).
(3) → (1) → (4) → (2).
(2) → (4) → (3) → (1).
1,Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày? *
Ban ngày
Sáng sớm
Chập tối.
Cả ngày lẫn đêm.
2.Trong các hình thức di chuyển sau đây, tôm di chuyển bằng những cách nào? 1. Bò. 2. Bơi tiến. 3. Bơi giật lùi. 4. Nhảy. 5. Bay. 6. Chạy. *
1,2,3,4,5,6.
1,2,3,4.
1,2,3,4,5.
1,2,4.
3.Vỏ tôm được cấu tạo từ thành phần nào? *
Cuticun.
Kitin.
Đá vôi
Kitin có ngấm thêm canxi.
4.Trong số các loài động vật sau, có bao nhiêu loài thuộc lớp giáp xác? 1. Tôm sông; 2. Cua đồng; 3. Cua biển; 4. Nhện nhà; 5. Rận nước; 6. Con sun; 7. Con tôm hùm; 8. Chân kiếm tự do; 9. Bọ cạp; 10. Ghẹ. *
a.6
b.7
c.8
d.9
5.Loài giáp xác nào có lợi? *
Cua nhện.
Con sun.
Chân kiếm kí sinh.
Mọt ẩm
6.Loài giáp xác nào sống cộng sinh với hải quỳ? *
Tôm ở nhờ
Tôm hùm
Cua đồng
Chân kiếm kí sinh
7.Bộ phận nào sau đây không thuộc phần đầu - ngực của nhện? *
Đôi kìm
Đôi chân xúc giác
4 đôi chân bò
Núm tuyến tơ
8.(1) Chăng tơ phóng xạ; (2) Nhện nằm ở trung tâm lưới để chờ mồi; (3) Chăng bộ khung lưới (các dây tơ khung); (4) Chăng các tơ vòng. Nhện chăng lưới theo thứ tự các bước nào? *
1-2-3-4
3-1-4-2
3-4-1-2
1-3-4-2
9.Loài động vật nào sau đây không thuộc lớp hình nhện? *
Bọ cạp.
Nhện.
Mọt ẩm
Ve bò
10.Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác: 1. Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi. 2. Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. 3. Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc. 4. Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian .Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí. *
(3) → (2) → (1) → (4).
(2) → (4) → (1) → (3).
(3) → (1) → (4) → (2).
(2) → (4) → (3) → (1).
Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển
A. San hô
B. Hải quỳ
C. Thủy tức
D. Sứa
Từ khóa » Tôm Sông Di Chuyển Bằng Gì
-
Tôm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Con Tôm Sông Di Chuyển Bằng Gì ?
-
Tôm Di Chuyển Bằng Cách
-
Con Tôm Sông Di Chuyển Bằng Gì? - Hoc247
-
Con Tôm Sông Di Chuyển Bằng Gì? - Trắc Nghiệm Online
-
ID7-676: Con Tôm Sông Di Chuyển Bằng Gì? - Trắc Nghiệm Sinh Học
-
Tôm Di Chuyển Bằng Cách Nào ? Con Tôm Sông Di Chuyển Bằng Gì
-
Lý Thuyết Tôm Sông | SGK Sinh Lớp 7
-
Tôm Di Chuyển Bằng Cách... - Vietjack.online
-
Cách Di Chuyển Của Tôm Sông đó Là Những Cách Nào? - Sinh Học Lớp 7
-
Tôm Có Mấy Cách Di Chuyển?1.2.3.4. - Hoc24
-
Hô Hấp Và Di Chuyển Của Tôm Sông - Selfomy Hỏi Đáp
-
Trình Bày Cấu Tạo Ngoài, Dinh Dưỡng Và Di Chuyển Của Tôm Sông