TÔM RẢO (Metapenaeus Ensis)
Có thể bạn quan tâm
TÔM RẢO (Metapenaeus ensis)
TÔM RẢO (Metapenaeus ensis)
Tôm rảo ở miền Nam gọi là tôm đất tôm bộp.
Khi còn nhỏ tôm rảo có màu vàng nhạt, thân có nhiều đốm nâu đậm, phân bố rộng khắp ven biển Việt Nam, chiếm tỷ lệ lớn ở các đầm nước lợ.
Tôm rảo có ở Srilanca, Malaysia, Đông nam Trung Quốc, Nhật, Indonesia, Tây nam Đông Úc, New Guinea.
Hình: Tôm rảo
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1. Sinh sản
Tôm thành thục xuất hiện quanh năm ở vùng biển Long Châu, Cát Bà (Hải Phòng), sinh sản tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Tôm cái thành thục có chiều dài thân trung bình là 14,9cm (12-18,1cm), nặng trung bình 29,06g (15-45g). Tôm đực thành thục chiều dài thân 12,73cm (10,8-14,7cm), nặng 16,29g (10-25g). Trứng thụ tinh, đường kính trung bình 0,28mm, nở sau 15-17 giờ ở nhiệt độ 25-27 °C.
Thời gian để kéo dài quanh năm, rộ vào tháng 4-7.
Bãi đẻ thường ở nơi tiếp giáp với cửa sông, tương đối yên tĩnh, độ sâu 20-30cm. Đây là cát hay cát bùn. Khi còn nhỏ tôm rảo ở vùng nước lợ, cửa sông, lúc trưởng thành chuyển ra sống ở vùng sâu xa bờ.
Trước đây vớt giống tự nhiên có nhiều ở bãi triều những ngày nước lên, lúc tối trời, gió nam, độ trong 50cm; trong các mẻ lưới giã ở các đầm vịnh chiếm tỷ lệ tôm rảo cao, xuất hiện tôm ở các tỉnh phía Bắc vào tháng 3-5 và tháng 7-10. Sức sinh sản tuyệt đối 12-15 vạn trúng. Cỡ 13-15cm có 10-20 vạn trứng. Sức sinh sản tương đối trung bình 6746 trứng/g tôm mẹ. Tỷ lệ thụ tinh của trung đạt 93,7%, tỷ lệ nở đạt 89,60%. Trong điều kiện nhiệt độ nước 25-29°C, trứng tôm nở sau 12-15 giờ.
Âu trùng biến thái trải qua 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Zoea và 5 giai đoạn Mysis để đạt đến Postlarva.
Thời gian và tỷ lệ sống ở các giai đoạn Nauplius Zoea, Mysis tương ứng là 45-50 giờ; 79,25%; 4-5 ngày; 64,82%; 6-7 ngày; 73,34%. Postlarva 1 đã bắt đầu thể hiện tập tính sống đáy. Tỷ lệ sống từ Nauplius đến Postlarva còn thấp 11,39%. Thời gian biến thái của tôm rảo dài từ Nauplius đến Postlarval (P) là 20 ngày.
2. Tính ăn
Thành phần thức ăn của tôm rảo gồm chất vụn nát hữu cơ, giun ít tơ và ấu trùng nhuyễn thể giáp xác, khuê tảo. Thức ăn phù hợp cho ấu trùng tôm rảo giai đoạn Zoea là một số loài tảo như: Isochrysis gabana, Tetraselmis; giai đoạn Mysis và PL 2-15 là Skeletonema costatum và luân trùng, cho PL 1-10 là Nauplius của Artemia.
3. Sinh trưởng
Nuôi từ giống nhân tạo qua 60-70 ngày đạt cỡ thương phẩm. Chiều dài trung bình 10,2cm, nặng 12g; con lớn đạt 14,5cm, nặng 31g.
4. Tập tính sinh sống của tôm rảo
Tôm có thể sống ở điều kiện nhiệt độ từ 25-45°C, thích hợp 20-25°C; độ mặn 3-33%o, thích hợp 12-20o, ở đầm nước lợ 1-2%o.
Ở 29°C trứng không nở ở nồng độ muối 10-15%.
Ở 20°C ấu trùng bắt đầu nở, tỷ lệ đạt 35%, ở độ muối 25%, 70% ở 30%, 50% ở 35%0.
Khi nồng độ muối 15%o ấu trùng không có khả năng lột xác trong 24 giờ, khi 20-35% thì 100% ấu trùng biến thái, các giai đoạn (Zoea, Mysis) cũng thấy kết quả tương tự, yếu tố độ muối ảnh hưởng nhiều hơn so với nhiệt độ trong thời gian lột xác của hầu hết các loài thuộc họ tôm he (Preston, 1985).
Giai đoạn Mysis có đặc tính: bơi lộn ngược đầu, chúc xuống theo cột nước và có tính hướng quang, ăn tảo là chủ yếu, quá trình biến thái kéo dài 140-280 giờ ở 25-32°C.
Post dài 3,2mm, bắt đầu bởi ngang và chìm xuống đáy.
II. NUÔI TÔM RẢO
Nuôi thí nghiệm: Ao diện tích 1200-2000m2, nước sâu 0,8-1,2m, nhiệt độ 13-32ºC, pH = 6,5-7,5, độ mặn 14. 21%. Xử lý ao nuôi và bón phân như ao ương tôm giống cho ăn thức ăn bổ sung (cám + cá tạp) vào 17 giờ hàng ngày, khối lượng thức ăn bằng 5-10% khối lượng của tôm. Tôm giống vớt ở biển, mật độ 10-15 con/m, tỷ lệ sống 2023%. Năng suất 180-300 kg/ha.
Khi nuôi cần tôm giống cỡ lớn nên nuôi ở nhiệt độ trên 20°C.
Diện tích ao 360m2, dùng Rotenon để diệt cá tạp. Tôm nuôi bằng thức ăn tự nhiên lớn 0,22mm và 20 mg/con/ngày, nếu bổ sung thức ăn công nghiệp (hàm lượng đạm 20-48%), mật độ 22 con/m2 đạt 0,42mm và 52 mg/con/ngày.
Nuôi quảng canh ở ruộng 1 vụ tỷ lệ sống 30-40% từ PL20-25, đến khi thu hoạch. Năng suất đạt 150 kg/ha/vụ. Nuôi ở đầm giàu dinh dưỡng, sau 70-80 ngày đạt cỡ thương phẩm.
Nhìn chung tôm rảo là loài tôm thích nghi rộng nhiệt, rộng muối, quỹ thời gian nuôi thuận lợi, tôm giống tự nhiên xuất hiện quanh năm, khỏe, dễ vận chuyển, có sức đề kháng cao với bệnh tật, nuôi 2 tháng đã đạt cỡ tôm thương phẩm. Đến nay nước ta đã sản xuất được 30 triệu con tôm PLs (2000). Xuất khẩu tôm rảo dưới dạng tôm nõn, tôm luộc, tôm khô, tôm tươi, giá có lúc lên 250.000 đ/kg (1999).
Từ khóa » Tôm Rảo Nuôi
-
Quy Trình Sản Xuất Giống Tôm Rảo (Metapenaeus Ensis)
-
Phương Pháp Nuôi Tôm Rảo
-
Đặc điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Nuôi Tôm Rảo Cho Năng Suất Cao
-
Sản Xuất Giống Tôm Rảo – Tạp Chí Thủy Sản Việt Nam
-
Tôm Rảo Tự Nhiên | CleverFood - Binh đoàn Thực Phẩm Sạch Tiên Phong
-
Tôm Rảo Tươi Sống
-
Tôm Rảo - Haisan.online
-
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Rảo - Tép Bạc
-
Sản Xuất Giống Tôm Rảo (Metapenaeus Ensis)
-
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Rảo, Tôm Tít, Tôm He Nhật Bản
-
Có Bao Nhiêu Loại Tôm Phổ Biến? Mẹo Phân Biệt Các Loại Tôm
-
Kỹ Thuật Nuôi Tôm Nước Ngọt - De Heus Vietnam
-
Tôm Rảo Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Sống ở đâu? Làm Món Gì?