Tôm Sú Chân đỏ . Biển Khơi - Giống Thuỷ Sản CP BOY

Tôm sú chân đỏ là một loại đột biến trong quá trình nhân giống tôm sú. Những con tôm này có phần chân màu đỏ thay vì màu xanh hoặc nâu như tôm sú bình thường. Tôm sú chân đỏ được xem là có giá trị kinh tế cao hơn tôm sú bình thường. Tuy nhiên, để tôm đạt được sản lượng cao đòi hỏi bà con cần phải nắm được các đặc điểm sinh học cũng như điều kiện và môi trường sống của chúng.

Đặc điểm sinh học của tôm sú chân đỏ 

Tôm sú chân đỏ 
Tôm sú chân đỏ

Tôm sú cũng như tôm sú chân đỏ biển khơi rất mẫn cảm với dịch bệnh, đặc biệt là khi thời tiết và môi trường sống thay đổi thất thường.Chúng có tập tính hoạt động và ăn nhiều hơn vào ban đêm.Trong giai đoạn trưởng thành, các loài tôm sú thường sống vùi dưới đáy ao. Quá trình sinh trưởng của tôm gắn liền với khả năng lột xác của cá thể.

Quá trình sinh trưởng của tôm sú chân đỏ 

Tôm sú chân đỏ 
Tôm sú chân đỏ

Tôm là loài giáp xác có vỏ cứng bao bọc bên ngoài cơ thể, do vậy sự sinh trưởng của chúng thường bị gián đoạn quá trình này mang tính gián đoạn và đặc trưng. Bên cạnh đó, khi tôm tăng trưởng đến một kích thước nào đó, tôm phải tiến hành lột bỏ lớp vỏ cũ để cơ thể phát triển hơn. Quá trình này còn gọi là sự “lột xác”.

Tôm sú thường lột xác vào ban đêm và thường đi đôi với việc tăng thể trọng. Thế nhưng, cũng có nhiều trường hợp tôm đã lột xác nhưng không thể tăng trọng.

Vỏ tôm sau khi mới lột xác còn khá mềm nền rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Do vậy, người nuôi cần lưu ý điều chỉnh môi trường nuôi thời để tránh tôm bị yếu và nhiễm bệnh khi lột. Lưu ý, nếu thấy tôm yếu thì không nên kích thích tôm lột xác.

Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1 – 2 giờ với tôm nhỏ và 1 – 2 ngày với tôm trưởng thành.

Quá trình sinh sản của tôm sú chân đỏ 

Tôm sú chân đỏ được xem là loài dị phái tính, con đực thường nhỏ hơn và trưởng thành trước con cái. Vào mùa giao phối, con cái lột xác không bơi mà nằm sát đáy, con đực tiến đến giao phối. Tinh trùng của con đực chuyển sang túi chứa tinh của con cái, sau đó buồng trứng của con cái phát triển nhanh. Con đực có khả năng tạo túi tinh mới nên có khả năng giao phối nhiều lần.

Sau khi giao phối, con cái hầu như không lột xác nữa và cũng không phát triển kích thước. Tôm thường đẻ trứng vào ban đêm lúc gần sáng, mỗi con tôm mẹ thường để từ 300.000 – 1.200.000 trứng (tôm sú tự nhiên). Trứng được thụ tinh sẽ nở thành ấu trùng, sau nhiều lần lột xác ấu trùng biến thái qua các giai đoạn: Trứng → Naupli → Protozoea → Mysis → Postlarvae → Tiền trưởng thành → Tôm trưởng thành.

Tôm sú tự nhiên sinh sản quanh năm nhưng tập trung vào 2 mốc thời gian chính là tháng 3 – 4 và tháng 7 – 10 hàng năm.

Liên hệ tư vấn trực tiếp: Công Ty TNHH Đầu Tư Giống Thủy Sản CP BOY, Hotline: 097 839 11 49

Từ khóa » Tôm Sú Biển Chân đỏ