Tôm Sú Giống Có Biểu Hiện Mắc Bệnh đầu Vàng Thì Chủ Trang Trại ...

Tôm sú giống phải là tôm từ bao nhiêu ngày tuổi? Trường hợp tôm sú giống mắc bệnh đầu vàng ở tôm thì cần dùng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào để kiểm tra (trích dẫn rõ văn bản giúp tôi)? Xin cám ơn. Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Tôm sú từ bao nhiêu ngày tuổi thì mới được xem là tôm sú giống?
  • Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm sú giống trong quá trình nuôi trồng thủy sản ra sao?
  • Tôm sú giống mắc bệnh đầu vàng ở tôm thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
  • Tôm sú giống có biểu hiện mắc bệnh đầu vàng thì chủ trang trại nuôi tôm sú giống cần dùng loại thuốc thử và vật liệu thử nào để kiểm tra?

Tôm sú từ bao nhiêu ngày tuổi thì mới được xem là tôm sú giống?

Theo tiểu mục 1.3 Mục 1 QCVN 02-34-1:2021/BNNPTNT về Giống tôm nước lợ, tôm biển - Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng quy định về tôm sú giống như sau:

"1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với tôm bố mẹ, tôm giống PL15 trở lên của loài tôm sú (Penaeus monodon); tôm bố mẹ, tôm giống PL12 trở lên của loài tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei/Litopenaeus vannamei) (Mã HS chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất, ương dưỡng, khai thác từ tự nhiên, nhập khẩu tôm bố mẹ, tôm giống của loài tôm sú và tôm thẻ chân trắng nêu tại mục 1.1 tại Việt Nam.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Tôm sú giống PL15 là tôm 15 ngày tuổi kể từ ngày đầu tiên của giai đoạn hậu ấu trùng.
1.3.2. Tôm thẻ chân trắng giống PL12 là tôm 12 ngày tuổi kể từ ngày đầu tiên của giai đoạn hậu ấu trùng.
1.3.3. Dị hình là hiện tượng tôm có hình dạng khác biệt so với hình dạng bình thường của tôm ở cùng giai đoạn phát triển"

Như vậy, tôm sú giống PL15 phải từ 15 ngày tuổi kể từ ngày đầu tiên của giai đoạn hậu ấu trùng thì mới được xem là tôm sú giống.

Tôm sú giống có biểu hiện mắc bệnh đầu vàng thì chủ trang trại nuôi tôm sú giống cần dùng loại thuốc thử và vật liệu thử nào để kiểm tra?

Tôm sú giống có biểu hiện mắc bệnh đầu vàng thì chủ trang trại nuôi tôm sú giống cần dùng loại thuốc thử và vật liệu thử nào để kiểm tra? (Nguồn ảnh: Internet)

Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm sú giống trong quá trình nuôi trồng thủy sản ra sao?

Theo Mục 2 QCVN 02-34-1:2021/BNNPTNT về Giống tôm nước lợ, tôm biển - Phần 1: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với tôm sú giống như sau:

"2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm giống
Tôm giống phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định trong Bảng 2:
Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm giống
2.3. Tình trạng sức khỏe
Tôm bố mẹ và tôm giống không bị nhiễm một trong các bệnh quy định tại Bảng 3:"
Các loại bệnh trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng

Từ Quy chuẩn trên thì đối với tôm sú giống thì chủ trang trại nuôi tôm sú giống phải đảm bảo tỷ lệ dị hình ở tôm không lớn hơn 0,5%. Ngoài ra, ra phải đảm bảo tình trạng sức khỏe của tôm sú giống, tránh cho tôm mắc phải những loại bệnh như bệnh đốm trắng (White Spot Disease), bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Disease), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) và bệnh vi bào tử trùng ở tôm.

Tôm sú giống mắc bệnh đầu vàng ở tôm thì sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 8710-4:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 4: Bệnh đầu vàng ở tôm quy định về triệu chứng lâm sàng của tôn khi mắc bệnh đầu vàng như sau:

"5 Chẩn đoán lâm sàng
..
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Tôm ăn nhiều bất thường rồi đột ngột ngừng ăn và chết sau 2 ngày đến 4 ngày. Tỷ lệ chết có thể lên đến 100% sau 3 ngày đến 5 ngày nhiễm bệnh.
Tôm bị bệnh tập trung ở rìa ao hoặc gần mặt nước, toàn than màu nhợt nhạt.
Phần giáp đầu ngực có màu vàng và toàn thân nhợt nhạt."

Theo đó, tôm sẽ ăn nhiều bất thường rồi đột ngột ngừng ăn và chết sau 2 đến 4 ngày. Tôm bị bệnh tập trung ở rìa ao hoặc gần mặt nước, toàn than màu nhợt nhạt và hần giáp đầu ngực có màu vàng và toàn thân nhợt nhạt.

Tôm sú giống có biểu hiện mắc bệnh đầu vàng thì chủ trang trại nuôi tôm sú giống cần dùng loại thuốc thử và vật liệu thử nào để kiểm tra?

Theo Mục 3 TCVN 8710-4:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 4: Bệnh đầu vàng ở tôm quy định về thuốc thử và vật liểu thử khi tôm mắc bệnh đầu vàng như sau:

"3 Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích được công nhận, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ các trường hợp có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung
3.1.1 Etanol, từ 70 % đến 100 % (C2H6O).
3.1.2 Dung dịch muối đệm phosphate (PBS)
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng RT - PCR (Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction) và realtime RT - PCR
3.2.1 Cặp mồi RT - PCR, gồm mồi xuôi và mồi ngược.
3.2.2 Cặp mồi Realtime RT - PCR, gồm mồi xuôi và mồi ngược, Dò (Probe).
3.2.3 Kít tách chiết ARN
3.2.4 Kít nhân gen RT - PCR
3.2.5 Kít nhân gen (Realtime RT-PCR).
3.2.6 Dung dịch đệm TE (Tris-axit etylendiamintetraaxetic).
3.2.7 Thang chuẩn AND (Ladder)
3.2.8 Nước tinh khiết, không có nuclease.
3.2.9 Dung dịch đệm TAE (Tris-brorate - EDTA) hoặc TBE (Tris-acetate - EDTA) (xem A.1).
3.2.10 Chất đệm tải mẫu (Loading dye 6X)
3.2.11 Chất nhuộm màu, ví dụ: Sybr safe.
3.2.12 Agarose"

Khi tôm có biểu hiện mắc bệnh đầu vàng thì chủ trang trại nuôi tôm sú giống cần sử dụng thuốc thử và vật liệu thử để kiểm tra nhanh trình trạng sức khỏe của tôm sú giống.

Cần lưu ý là chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích được công nhận, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương được nêu trên trừ các trường hợp có quy định khác để đảm bảo quá trình kiểm tra cho kết quả chính xác nhất.

Từ khóa » Tôm Sú Giống Tphcm