Tóm Tắt Bài Chuyện Chức Phán Sự đền Tản Viên - Ngữ Văn Lớp 10

Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngắn nhất ❮ Bài trước Bài sau ❯

Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Với các mẫu Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 10 hơn.

Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Ngữ văn lớp 10

A/ Nội dung bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là trong câu chuyện trong tác phẩm Truyền kì mạn lục kể về câu chuyện xử án nhân vật Ngô Tử Văn trong cuộc chiến đấu tranh chống cái ác.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - mẫu 1

Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng. Từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác quái. Tức giận, Tử Văn châm lửa đốt để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn lên cơn sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ thần bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn, mách chàng về tung tích, tội ác tên hung thần và cách đối phó. Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị. Thổ thần được phục chức, lính đưa Tử Văn về trần gian. Một tháng sau, Thổ thần tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên để tạ ơn.

Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - mẫu 2

Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn là một kẻ sĩ nổi tiếng khảng khái, chính trực, không chịu được sự tác yêu tác quái, làm hại dân của hồn tên tướng giặc bại trận nên đã đốt đền của hắn. Tên hung thần đe dọa và kiện chàng ở âm phủ. Chàng được thổ thần mách bảo về tội ác và tung tích của hắn, đồng thời chỉ dẫn chàng cách đối phó. Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, chàng dũng cảm tố cáo mọi tội ác của tên hung thần. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Cuối cùng công lý được khôi phục, tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Sau đó, Tử Văn được Viên Thổ Công tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.

Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - mẫu 3

Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Xuống âm phủ, trước Diêm Vương, chàng đã dũng cảm vạch trần tội ác của tên hung thần. Công lý được thực thi: tên tướng giặc bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại, sau đó được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.

Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - mẫu 4

Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ nổi tiếng khẳng khái, chính trực vốn không chịu được sự tác yêu quái của hồn một tên tướng bại trận nên đã đốt đền của hắn, trừ hại cho dân. Tên hung thần đe dọa Tử Văn và kiện chàng ở âm phủ. Tử Văn được thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên tướng giặc, đồng thời bày cho chàng cách đối phó với hắn. Tử Văn bị bắt giải xuống âm phủ. Đứng trước Diêm Vương, chàng đã không hề run sợ mà dũng cảm vạch trần mọi tội ác của tên hung thần. Có bằng chứng của thổ thần, mọi lời nói của Tử Văn được minh xác là sự thật. Cuối cùng công lý được thực thi: tên tướng giặc và bọn phán sự vô trách nhiệm bị trừng trị, thổ thần được phục chức, Tử Văn được sống lại. Tiếp sau đó nhờ thổ thần tiến cử Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên chuyên trông coi việc xử án.

Tóm tắt bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - mẫu 5

Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được. Cuối đời Hồ, có tên giặc tử trận vào đền Tản Viên rồi tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn tức giận bèn châm lửa đốt đền. Về nhà, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy tên giặc kia đến dọa nhưng mặc kệ, cứ ngồi thản nhiên. Chiều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ Công. Ông già kể cho Tử Văn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ. Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương tâu rõ đầu đuôi sự việc, lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Diêm Vương tức giận liền sai tên lính đầy tên giặc giả danh kia xuống ngục Cửu U. Tử Văn sống lại, cùng dân làng mua gỗ dựng lại tòa đền. Viên Thổ Công cảm kích bèn mời Tử Văn về làm Phán sự cho Đức Thánh Tản ở đền Tản Viên. Tử Văn nghe nói, vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất ngay sau đó.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

- Hoàn cảnh sáng tác: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được viết vào đầu thể kỉ 16, thể hiện tinh thần khẳng khái, cương trực khi đấu tranh chống lại cái ác, đồng thời lên án tội ác của bọn giặc xâm lược phương Bắc - dù đã chết nhưng không từ bỏ ý định xâm lược, vẫn tiếp tục gây hại cho người dân nước Nam.

- Giá trị nội dung:

+ Qua hình tượng nhân vật người trí thức Ngô Tử Văn và tên giặc ngoại xâm, tác giả đã ca ngợi chính nghĩa và thái độ kiên quyết diệt trừ gian tà của con người.

+ Bài học nhân sinh về chính - tà; thiện - ác.

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Yếu tố kì ảo dày đặc, xen chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…

+ Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.

+ Cách dẫn truyện khéo léo, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

+ Nhân vật được xây dựng sắc nét.

Từ khóa » Chức Phán Sự đền Tản Viên Tóm Tắt