Tóm Tắt Khuyến Cáo điều Trị Suy Tim EF Giảm Cuả Hội Tim Mạch ...
Có thể bạn quan tâm
Bs Trương Duy Nghĩa -
1. Trong trường hợp không có chống chỉ định, bệnh nhân suy tim EF giảm nên được điều trị bằng liệu pháp kết hợp, bao gồm các loại thuốc sau:
a. ARNI (hoặc ACEI / ARB)
b. Chẹn β
c. MRA (thuốc đối kháng thụ thể corticoid khoáng)
d. Thuốc ức chế SGLT2.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ trung bình)
2. Ưu tiên sử dụng thuốc liều tối ưu đã được chứng minh là có lợi trên lâm sàng. Nếu những liều này không thể đạt được thì sử dụng liều tối đa có thể dung nạp được.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
3. Nên sử dụng ARNI (Angiotensin Receptor–Neprilysin Inhibitor) thay cho ACEI (thuốc ức chế men chuyển) hoặc ARB (thuốc chẹn thụ thể agiotensin) cho bệnh nhân suy tim EF giảm, bệnh nhân vẫn còn triệu chứng mặc dù đã điều trị nội khoa tối ưu, nhằm làm giảm triệu chứng, tử vong do biến cố tim mạch và số lần nhập viện do suy tim.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
4. Bệnh nhân nhập viện do suy tim mất bù cấp với EF giảm nên chuyển từ ACEI hoặc ARB sang ARNI, khi ổn định và trước khi xuất viện.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ trung bình)
5. Bệnh nhân nhập viện với chẩn đoán mới của suy tim EF giảm nên được điều trị bằng ARNI như liệu pháp đầu tay, thay thế cho ACEI hoặc ARB
(Khuyến cáo yếu; mức chứng cứ trung bình)
6. Sử dụng càng sớm càng tốt một cách an toàn có thể ACEI hoặc ARB (cho những người không dung nạp ACEI) ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp với suy tim hoặc phân suất tống máu thất trái (LVEF) < 40%.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
7. Nên khởi trị chẹn β ngay khi có thể sau khi chẩn đoán suy tim, ngay trong lần chẩn đoán đầu tiên, với điều kiện bệnh nhân ổn định về huyết động. Bác sĩ lâm sàng không nên đợi cho đến khi xuất viện để bắt đầu điều trị bằng thuốc chẹn β ở những bệnh nhân đã ổn định.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
8. Bệnh nhân có các triệu chứng suy tim NYHA độ IV nên được điều trị ổn định trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc chẹn β.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
9. Thuốc chẹn β nên được bắt đầu ở tất cả bệnh nhân có LVEF < 40% với nhồi máu cơ tim trước đó.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ trung bình)
10. Điều trị thuốc MRA cho những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp và LVEF < 40% có các triệu chứng suy tim hoặc bệnh tiểu đường, để giảm tỷ lệ tử vong chung, tử vong tim mạch, và nhập viện cho các biến cố tim mạch.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
11 Sử dụng thuốc ức chế SGLT2, như dapagliflozin hoặc empagliflozin, cho những bệnh nhân bị suy tim EF giảm, có hoặc không kèm theo bệnh tiểu đường type 2, để cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống, và giảm nguy cơ nhập viện do suy tim và / hoặc tử vong tim mạch.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
12. Sử dụng thuốc ức chế SGLT2, như empagliflozin, canagliflozin, hoặc dapagliflozin, cho bệnh nhân tiểu đường type 2 có xơ vữa động mạch để giảm nguy cơ suy tim nhập viện và tử vong
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
13. Sử dụng thuốc ức chế SGLT2, như dapagliflozin, cho bệnh nhân tiểu đường type 2 trên 50 tuổi với các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch để giảm nguy cơ nhập viện do suy tim.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
14. Sử dụng các chất ức chế SGLT2, như canagliflozin hoặc dapagliflozin, cho bệnh nhân bị bệnh thận albumin niệu, có hoặc không kèm theo bệnh tiểu đường type 2, để giảm nguy cơ nhập viện suy tim và sự tiến triển của bệnh thận.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
15. Nên sử dụng ivabradine cho bệnh nhân suy tim EF giảm vẫn còn triệu chứng mặc dù điều trị nội khoa tối ưu, nhịp tim lúc nghỉ là nhịp xoang > 70 l/p để ngăn ngừa tử vong do biến cố tim mạch và nhập viện do suy tim.
(Khuyến cáo mạnh; mức chứng cứ cao)
16. Nên xem xét bổ sung vericiguat, một chất kích thích guanylate cyclase hòa tan (sGC) đường uống, vào các liệu pháp suy tim tối ưu cho bệnh nhân suy tim EF giảm có các triệu chứng tiến triển và nhập viện do suy tim trong 6 tháng qua, để giảm nguy cơ nhập viện do suy tim tiếp theo.
(Khuyến cáo có điều kiện; mức chứng cứ trung bình)
17. Sử dụng digoxin ở những bệnh nhân bị suy tim EF giảm và rung nhĩ, kiểm soát nhịp thất kém và / hoặc các triệu chứng dai dẵng mặc dù liệu pháp chẹn β tối ưu, hoặc khi thuốc chẹn β không dung nạp, trong giai đoạn suy tim mạn tính, suy tim mới khởi phát hoặc suy tim phải nhập viện.
(Khuyến cáo yếu; mức chứng cứ thấp)
18. Sử dụng digoxin ở những bệnh nhân nhịp suy tim EF giảm với nhịp xoang, tiếp tục có các triệu chứng từ trung bình đến nặng mặc dù liệu pháp nội khoa tối ưu để làm giảm các triệu chứng và giảm số lần nhập viện.
(Khuyến cáo yếu, mức chứng cứ trung bình)
19. Hydralazine và isosorbide dinitrate được xem xét điều trị cho những bệnh nhân suy tim EF giảm không thể dung nạp ACEI, ARB, hoặc ARNI vì tăng kali máu, rối loạn chức năng thận hoặc có các chống chỉ định khác, trong các tình trạng sau:
- i. Suy tim mạn tính (Khuyến cáo mạnh, mức chứng cứ trung bình)
- ii. Suy tim mới khởi phát (Khuyến cáo yếu; mức chứng cứ thấp)
- iii. Nhập viện do suy tim (Khuyến cáo yếu; mức chứng cứ thấp)
20. Việc điều trị Hydralazine và isosorbide dinitrate nên được xem xét bổ sung cho điều trị nội khoa tối ưu khi thích hợp cho bệnh nhân da đen mắc suy tim EF giảm và các triệu chứng tiến triển.
(Khuyến cáo mạnh, mức chứng cứ trung bình)
21. Sau khi chẩn đoán suy tim EF giảm, liệu pháp điều trị chuẩn nên được bắt đầu và chuẩn đến mức liều mục tiêu hoặc liều tối đa có thể dung nạp được, với đánh giá lại LVEF trước khi cân nhắc cấy ICD hoặc CRT.
(Khuyến cáo mạnh, mức chứng cứ trung bình)
Tin mới hơn:- 19/07/2021 19:58 - Suy tuyến thượng thận trong hồi sức tích cực
- 15/07/2021 09:19 - Bệnh lý thận và thai kỳ
- 11/07/2021 09:14 - Tiếp cận chẩn đoán và điều trị thuyên tắc huyết kh…
- 01/07/2021 20:03 - Hướng dẫn lâm sàng xử trí xuất huyết tiêu hóa trên…
- 28/06/2021 14:03 - Buồn nôn và nôn nghén trong thai kỳ
- 13/06/2021 20:26 - Hở eo tử cung
- 13/06/2021 10:35 - Tiếp cận mới trong điều trị suy tim - đái tháo đườ…
- 07/06/2021 18:01 - Thai ở sẹo mổ lấy thai (CESAREAN SCAR PRENANCY – C…
- 27/05/2021 19:56 - Tổng quan về các vấn đề chăm sóc giảm nhẹ trong un…
- 24/05/2021 18:41 - Siêu âm bơm nước buồng tử cung
Từ khóa » điều Trị Suy Tim Ef Giảm
-
Điều Trị Suy Tim Giai đoạn C - Hội Tim Mạch Học Việt Nam
-
Điều Trị Suy Tim Và Điều Trị Suy Tim Giai đoạn A
-
Suy Tim (HF) - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thuốc điều Trị Suy Tim - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[PDF] CẬP NHẬT XỬ TRÍ SUY TIM MẠN
-
Điều Trị Suy Tim Theo Từng Giai đoạn Bệnh | Vinmec
-
Suy Tim EF 41% Là Suy Tim độ Mấy? - Vinmec
-
Chẩn đoán Và điều Trị Suy Tim Mạn | Tim Mạch Học
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Suy Tim Mạn Tính - Health Việt Nam
-
Esc21 Suy Tim - Việt Ngữ - Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
-
Khuyến Cáo Về Chẩn đoán Và điều Trị Suy Tim (Phần 1) | BvNTP
-
[PDF] Khuyến Cáo Về Chẩn đoán Và điều Trị Suy Tim Của Hội Tim Mạch Học