Tóm Tắt Kiến Thức Ngữ Văn 8 Ngắn Nhất - Top Lời Giải
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống, tóm tắt kiến thức Ngữ văn 8 theo tác phẩm ngắn nhất bám sát nội dung chương trình học SGK ngữ văn 8, giúp các bạn ôn bài tốt hơn.
Cùng đến với bài viết sau của Top lời giải để ôn tập kiến thức toàn bộ văn 8 nhé:
Mục lục nội dung Tóm tắt Ngữ văn 8: Bài 1. Tôi đi học (Thanh Tịnh)Tóm tắt Ngữ văn 8: Bài 2. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)Tóm tắt Ngữ văn 8: Bài 3. Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)Tóm tắt Ngữ văn 8 các bài tiếp theoTóm tắt Ngữ văn 8: Bài 1. Tôi đi học (Thanh Tịnh)
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh
- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế
2. Sự nghiệp sáng tác
- Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường
- Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)
- Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.
- Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007
- Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển…
- Phong cách sáng tác:
+ Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ:
- “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941
2. Bố cục
- Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi.”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.
- Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.
- Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.
3. Giá trị nội dung
- Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.
5. Sơ đồ tư duy
Tóm tắt Ngữ văn 8: Bài 2. Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng
- Quê quán: Nam Định
2. Sự nghiệp sáng tác
- Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7
- Năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ"
- Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957
- Năm 1980 cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế"
- Những tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ, Trời xanh, Sóng ngầm, Khi đứa con ra đời,…
- Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ:
- Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả.
2. Tóm tắt
Bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng giữa người bố nghiện ngập và người mẹ trẻ trung luôn khao khát có được tình yêu thương nhưng đành ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Khi bố Hồng mất, người mẹ bỏ hai anh em Hồng lại để đi tha hương cầu thực, anh em Hồng luôn sông trong sự ghẻ lạnh của nhà nội. Nhất là bà cô, luôn gieo rắc vào đầu Hồng những rắp tâm tanh bẩn để Hồng ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn thông cảm và yêu mẹ nhiều hơn, em căm thù những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Chiều hôm đó khi vừa tán học, em thoáng thấy bóng dáng mẹ, em liền gọi theo với hi vọng và giọng bối rối. Khi mẹ em quay đầu lại, Hồng sà vào lòng mẹ, trong lòng mẹ, Hồng chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô mà chỉ cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, chan chứa.
3. Giá trị nội dung
- Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc
- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm
- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.
5. Sơ đồ tư duy
Tóm tắt Ngữ văn 8: Bài 3. Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố)
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Ngô Tất Tố (1893- 1954)
- Quê quán: làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội)
2. Sự nghiệp sáng tác
- Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo và viết cho tờ An Nam tạp chí.
- Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo…
- Những tác phẩm tiêu biểu: Lều chõng, Việc làng, Đề Thám…
- Phong cách sáng tác: Ông là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học trước Cách mạng, thơ ông mang đậm dấu ấn hiện thực, ông thường viết cuộc sống người nông dân trong xã hội phong kiến, ở đó luôn có sự bế tắc không lối thoát
II. Tác phẩm
1. Xuất xứ:
- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn- tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố
2. Tóm tắt
Chỉ vì đóng thiếu một suất sưu cho người em trai đã mất mà anh Dậu bị bọn cai lệ bắt trói, bị đánh đập đến ngất đi như một xác chết rồi được khiêng về nhà. Sáng sớm hôm sau, khi anh Dậu còn đang cố húp bát cháo thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sấn sổ định bắt trói anh. Chị Dậu đã hết lời van xin nhưng bọn chúng nhất quyết không buông tha, còn chửi mắng và bịch và ngực chị. Tức nước vỡ bờ, chị vùng lên đánh ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
3. Giá trị nội dung
Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
4. Đặc sắc nghệ thuật
- Nghệ thuật tạo tình huống truyện có tính kịch
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả nhân vật chân thật, sinh động về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí.
- Đoạn trích tiêu biểu cho ngòi bút hiện thực, ngôn ngữ kể chuyện vô cùng linh hoạt.
5. Sơ đồ tư duy
Tóm tắt Ngữ văn 8 các bài tiếp theo
Tác phẩm: Tôi đi học (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Trong lòng mẹ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Tức nước vỡ bờ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Lão hạc (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Cô bé bán diêm (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Đánh nhau với cối xay gió (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Hai cây phong (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Ôn dịch thuốc lá (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Bài toán dân số (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Đập đá ở Côn Lôn (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Muốn làm thằng Cuội (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Hai chữ nước nhà (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Nhớ rừng (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Ông Đồ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Quê hương (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Khi con tu hú (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Tức cảnh Pác Bó (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Ngắm trăng (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Đi đường (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Chiếu dời đô (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Hịch tướng sĩ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Nước Đại Việt ta (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Bàn luận về phép học (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Thuế máu (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Đi bộ ngao du (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Tác phẩm: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy)
Từ khóa » Hệ Thống Kiến Thức Văn 8
-
Tổng Hợp Kiến Thức Trong Chương Trình Ngữ Văn Lớp 8
-
Tổng Hợp Kiến Thức Ngữ Văn 8 Kì 2 Hay Nhất - TopLoigiai
-
[PDF] TỔNG HỢP KIẾN THỨC NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ 1 - Gia Sư VietEdu
-
Kiến Thức Trọng Tâm Tác Giả Tác Phẩm Ngữ Văn 8 đầy đủ
-
Tổng ôn Kiến Thức Ngữ Văn 8 - HỆ THỐNG KIẾN THỨC HK II
-
Hướng Dẫn Teen 2K8 Hệ Thống Kiến Thức Và Phương Pháp Học Tốt ...
-
Hệ Thống Kiến Thức Phần Văn Bản Ngữ Văn Lớp 8 - HOCMAI
-
Hệ Thống Kiến Thức Văn Bản Học Kì I Ngữ Văn Lớp 8 - Thư Viện Đề Thi
-
NGỮ VĂN 8 - HỆ THỐNG KIẾN THỨC VĂN BẢN (TIẾT 3)
-
[Top Bình Chọn] - Tổng Hợp Kiến Thức Văn 8 - Trần Gia Hưng
-
Hệ Thống Kiến Thức Văn Bản Lớp 8 - Học Tốt
-
Chương Trình Trọng Tâm Và Chú ý Quan Trọng Khi Học Văn Lớp 8
-
Làm Chủ Kiến Thức Ngữ Văn Lớp 8 - Phần 2 Bám Sát Chương Trình SGK
-
Hệ Thống Kiến Thức Môn Ngữ Văn Học Kỳ Một Lớp 8 - VnExpress