Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 10 Bài 19 - Giảm Phân

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 19Giảm phânBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

VnDoc xin giới thiệu Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 19: Giảm phân để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lý thuyết Giảm phân

  • A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
  • B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 18
  • Giải bài tập trang 80 SGK Sinh học lớp 10: Giảm phân
  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 22

Bài 19 - GIẢM PHÂN

A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN

1. Giảm phân 1:

Gồm kì trung gian và 4 kì phân bào chính thức

a. Kì trung gian 1:

- ADN và NST nhân đôi

- NST nhân đôi thành NST kép gồm 2 Crômatit dính với nhau ở tâm động

b. Kì đầu 1:

- Các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi đoạn NST dẫn đến hoán vị gen

- NST kép bắt đầu đóng xoắn

- Màng nhân và nhân con tiêu biến

c. Kì giữa 1:

- NST kép đóng xoắn tối đa và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, đính với thoi vô sắc ở tâm động

d. Kì sau 1:

- Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào trên thoi vô sắc

e. Kì cuối 1:

- Thoi vô sắc tiêu biến

- Màng nhân và nhân con xuất hiện

- Số NST trong mỗi tế bào con là n kép

2. Giảm phân 2: Diễn biến giống nguyên phân

1-Kỳ trước II - NST vẫn ở trạng thái n NST kép

2-Giữa II - Các NST kép xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo

3-Sau II - Các NST kép tách ra thành NST đơn, phân li về 2 cực

4-Kỳ cuối - Kết quả tạo 4 tế bào có bộ NST n đơn

3. Kết quả:

- Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con có số NST = ½ số NST của tế bào mẹ (n NST đơn)

- Ở động vật:

+ Con đực: 4 tế bào con tạo thành 4 tinh trùng

+ Con cái: 1 tế bào lớn tạo thành trứng, 3 tế bào nhỏ bị tiêu biến

- Ở thực vật: tế bào tạo thành sau giảm phân lại tiếp tục phân bào để tạo thành hạt phấn hay túi phôi

II. Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN

- Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định của loài qua các thế hệ Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân đã tạo ra nhiều biến dị tổ hợp giúp giới sinh vật đa dạng, phong phú → là nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá → Sinh sản hữu tính có ưu thế hơn sinh sản vô tính.

B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. Quá trình giảm phân của một tế bào phải trải qua những giai đoạn nào?

Câu 2. Sự bắt cặp của các nhiễm sắc thể tương đồng có ý nghĩa gì?

Câu 3. Nếu bộ nhiễm sắc thể của một tế bào nào đó không phải là 2n mà là n hoặc 3n thì quá trình giảm phân có vấn đề gì không?

Câu 4. Trình bày những điểm giống nhau giữa quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.

Trắc nghiệm Sinh học 10 bài 19

Câu 1: Ở thời kì đầu giảm phân 2 không có hiện tượng:

A. NST co ngắn và hiện rõ dần

B. NST tiếp hợp và trao đổi chéo

C. Màng nhân phồng lên và biến mất

D. Thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành

Câu 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?

  1. Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I
  2. Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian
  3. Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ
  4. Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc

Những phương án trả lời đúng là

A. (1), (2)

B. (1), (3)

C. (1), (2), (3)

D. (1), (2), (3), (4)

Câu 3: Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân

B. Từ 1 tế bào 2n qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào n

C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội

D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử

VnDoc đã chia sẻ trên đây Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 19. Đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại phần kiến thức đã học áp dụng tốt vào giải bài tập Sinh lớp 10. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

  • Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Toán Trường THPT Chuyên Thăng Long, Lâm Đồng năm học 2019 - 2020
  • Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Toán Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân năm học 2019 - 2020 (đề 2)
  • 10 Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh học
  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 9
  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 17

-----------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 19. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết nêu tóm tắt nội dung lý thuyết của bài học. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 10. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 10, đề thi học học kì 2 lớp 10 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 10 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 18 Tin Học 10