Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 10 Bài 23 - Trung Tâm Gia Sư Toàn Cầu

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 10 bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 10. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên hiệu quả hơn.

Bài 23. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VSV

A: TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP

– Vi sinh vật có thời gian phân đôi ngắn nên quá trình hấp thu, chuyển hoá, tổng hợp các chất của tế bào diễn ra rất nhanh.

– Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các thành phần tế bào của chính mình như: prôtêin, polisaccarit, lipit và axít nucleic … từ các hợp chất đơn giản hấp thụ từ môi trường.

II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI

1. Phân giải prôtêin và ứng dụng

– Quá trình phân giải các prôtêin phức tạp thành các axit amin diễn ra bên ngoài tế bào nhờ vsv tiết prôtêaza ra môi trường. Các axit amin này được vsv hấp thu và phân giả đểtạo thành năng lượng cho hoạt động sống của tế bào.

– Ứng dụng: phân giải prôtêin của cá và đậu tương để làm nước mắm, nước chấm …

2. Phân giải polisccharit và ứng dụng

a. Lên men êtilic

Tinh bột Nấm (đường hoá) Glucôzơ Nấm men rượu Êtanol + CO2

b. Ứng dụng: sản xuất rượu, bia, làm nở bột mì

c. Lên men lactic

Tinh bột Vi khuẩn lactic đồng hình Axit lactic

Tinh bột Vi khuẩn lactic dị hình Axit lactic + CO2 + Êtanol + Axit axêtic …

– Ứng dụng: làm sữa chua, muối chua, ủ chua các loại rau quả, thức ăn gia súc

d. Phân giải xenlulôzơ

– Vi sinh vât có khả năng tiết ra hệ enzim phân giải xenlulôzơ để phân giải xác thực vật làm cho đất giàu dinh dưỡng và tránh ô nhiễm môi trường.

III. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI

– Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược chiều nhau, nhưng thống nhất trong hoạt động sống của tế bào.

– Con người đã sử dụng mặt có lợi và hạn chế mặt có hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật → phục vụ cho đời sống và bảo vệ môi trường.

B: MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

Câu 1. So sánh lên men rượu và lên men lactic

Câu 2. So sánh quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic.

Câu 3. Người ta đã ứng dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, muối cà? Quá trình đó diễn ra như thế nào?

Câu 4. Tại sao sữa chua lại được ưa thích như thế? Chúng được sản xuất như thế nào? Giải thích hiện tượng: trạng thái, hương và vị được tạo ra từ sữa chua. Viết pt tổng quát.

Câu 5. Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

Câu 6. Việc làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng một loại vi sinh vật không? Đạm trong tương và trong nước mắm có nguồn gốc từ đâu?

Câu 7. Tại sao bánh mì, bánh bao khi làm xong lại trở nên xốp?

Câu 8. Việc làm nem chua dựa trên cơ sở nào?

Câu 9. Vì sao trẻ em ăn nhiều kẹo thường bị sâu răng?

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Lý 10 Bài 23