Tóm Tắt Lý Thuyết Và Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn ( đầy đủ)
Có thể bạn quan tâm
TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ LỰC HẤP DẪN
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Lựchấpdẫn :Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau một lực. Lực đó gọi là lực hấp dẫn
2. Định luật vạn vật hấp dẫn:
a, Phát biểu định luật (SGK)
b, Biểu thức: \( \large F_{hd}=G\frac{M_{1}M_{2}}{r^{2}}\) (1)
Trong đó :
G: là hằng số hấp dẫn; G = 6,67.10-11 Nm2/kg2
c, Điều kiện áp dụng định luật.
Biểu thức (1) chỉ ápdụng đúng cho hai trường hợp
+ 2 vật coi như hai chất điểm
+ Vật hình cầu, đồng chất; khi đó r là khoảng cách giữa hai tâm của hai vật
3. Biểu thức của gia tốc rơi tự do :
+ ở độ cao h: \( \large g=\frac{G.M_{D}}{(R_{D}+h)^{2}}\)
+ ở gần mặt đất: h << RĐ \( \large \rightarrow g_{0}=\frac{G.M_{D}}{{R_{D}}^{2}}\)
B. BÀI TẬP MẪU
Bài 1: Hãy tra cứu bảng số liệu về các hành tinh của hệ mặt trời (§35) để tính gia tốc rơi tự do trên bề mặt của hỏa tinh, kim tinh và Mộc tinh. Biết gia tốc rơi tự do ở bề mặt trái đất là 9,81 m/s2.
Bài giải
Gia tốc trọng trường ở trái đất gTĐ = \( \large \frac{GM}{{R_{TD}}^{2}}\) (1)
Gia tốc trọng trường ở hoả tinh gHT = \( \large \frac{GM_{HT}}{{R_{HT}}^{2}}\) (2)
Lập tỉ số (2)/(1) ta được:
\( \large \frac{g_{HT}}{g_{TD}}=0,11.\left ( \frac{\frac{12750}{2} }{\frac{6790}{2}}\right )^{2}\rightarrow g_{HT}=0,388.g_{TD}=m/s^{2}\)
Gia tốc trong trường của Kim tinh. gKT = \( \large \frac{G.M_{KT}}{{R_{KT}}^{2}}\) (3)
Lập tỉ số (3)/(1) ta được :
\( \large \frac{g_{KT}}{g_{TD}}=0,82.\left ( \frac{\frac{12750}{2} }{\frac{12100}{2}}\right )^{2}=0,91\rightarrow g_{KT}=0,91g_{TD}=8,93m/s^{2}\)
Gia tốc trọng trường của Mộc tinh gMT.\( \large \frac{G.M_{MT}}{{R_{MT}}^{2}}\) (4)
Lập tỉ số (4)/(1) ta được :
\( \large \frac{g_{MT}}{g_{TD}}=318.\left ( \frac{\frac{12750}{2} }{\frac{142980}{2}}\right )^{2}=2,55758\rightarrow g_{MT}=2,5758.g_{TD}\) \( \large =25,27m/s^{2}\)
BÀI 2 : Cho biết khối lượng Trái dất là M = 6.1024 Kg, khối lượng của một hòn đá là m = 2,3kg, gia tốc rơi tự do là g = 9,81m/s2. Hỏi hòn đá hút Trái đất với một lực bằng bao nhiêu ?
Bài Giải
Với vật có trọng lượng m= 2,3 kg thì Trái Đất tác dụng lên vật một trọng lực là: P = m.g = 2,3.9,81 = 22,6 (N)
Theo định luật III Newton, hòn đá sẽ tác dụng lên Trái Đất một lực F = P = 22,6 (N).
BÀI 3: Sao Hỏa có bán kính bằng 0,53 bán kính Trái Đất và có khối lượng bằng 0,1 khối lượng Trái Đất. Tính gia tốc rơi tự do trên sao Hỏa. Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là 9,8 m/s2.
Bài Giải
Ta có: \( \large g_{H}=\frac{GM_{H}}{{R_{H}}^{2}}=\frac{G.0,1M_{D}}{\left ( 0,53R_{D} \right )^{2}}=\frac{0,1}{0,53^{2}}.g=3,5m/s^{2}\)
BÀI 4: Tính độ cao mà ở đó gia tốc rơi tự do là 9,65 m/s2 và độ cao mà ở đó trọng lượng của vật chỉ bằng 2/5 so với ở trên mặt đất. Biết gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là 9,83 m/s2 và bán kính Trái Đất là 6400 km.
Bài Giải
Độ cao mà ở đó gh = 9,65 m/s2 : \( \large g_{h}=\frac{GM}{\left ( R+h \right )^{2}};g=\frac{GM}{R^{2}}\)
\( \large \rightarrow \frac{g_{h}}{g}=(\frac{R}{R+h})^{2}=\frac{9,65}{9,83}=0,98\rightarrow R=\sqrt{0,98}(R+h)\) \( \large \rightarrow h=\frac{R}{\sqrt{0,98}}-R=0,01R=64,5km\)
Độ cao mà ở đó \( \large P_{h}=\frac{2}{5}P:P_{h}=\frac{GM_{m}}{(R+h)^{2}}=\frac{2}{5}P=\frac{2}{5}.\frac{GM_{m}}{R^{2}}\)
\( \large \rightarrow \frac{R}{R+h}=\sqrt{\frac{2}{5}}\rightarrow h=\frac{R}{\sqrt{\frac{2}{5}}}-R=0,58R=3712km\)
BÀI 5: Tính gia tốc rơi tự do và trọng lượng của một vật có khối lượng m = 50 kg ở độ cao 7/9 bán kính Trái Đất. Biết gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất là 10 m/s2 và bán kính Trái Đất là 6400 km. Ở độ cao bằng 7/9 bán kính Trái Đất nếu có một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất thì vệ tinh bay với tốc độ dài bằng bao nhiêu và cần thời gian bao lâu để bay hết một vòng?
Bài Giải
Gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật ở độ cao bằng 7/9 bán kính Trái Đất:
\( \large g_{h}=\left ( \frac{R}{R+\frac{7}{9}R} \right )^{2}=\left ( \frac{9}{16} \right )^{2}g=3,2m/s^{2};P_{h}=m_{gh}=160N\)
Tốc độ dài của vệ tinh: Fht = m.\( \large \frac{v^{2}}{r}\) = Ph = mgh \( \large \rightarrow v=\sqrt{fg_{h}}=\sqrt{\left ( R+\frac{7}{9} R\right )g_{h}}=\frac{4}{3}\sqrt{Rg_{h}}=6034m/s\)
Chu kỳ quay của vệ tinh: T = \( \large \frac{2\pi r}{v}=\frac{2\pi .\frac{16}{9}R}{v}\) = 11842 s = 3,3 giờ.
Bài 6: Ở độ cao nào so với mặt đất thì gia tốc rơi tự do bằng một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt đất ? Cho bán kính trái đất là R= 6400km
Bài giải
Theo đề bài ta có :
\( \large \Leftrightarrow\) 2R2 = R2 + 2Rh + h2 \( \large \Leftrightarrow\) h2 + 2Rh – R2 = 0 \( \large \Leftrightarrow\) h2 + 12800h – 40960000 = 0
Giải phương trình ta được h \( \large \approx\) 2651 và h \( \large \approx\) -15451
Vì h > 0 nên h = 2651km
Vậy ở độ cao h = 2651km so với mặt đất thì gia tốc rơi tụ do bằng một nửa gia tốc rơi tự do ở mặt đất
C. Bài tập áp dụng:
Bài tập1: Hai quả cầu bằng chì, mỗi quả có khối lượng 45 kg; bán kính 10 cm. Lực hấp dẫn giữa chúng có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu ?
Đ/s: Fhd max = 3,38.10-6N
Bài tập2: Tìm gia tốc rơi tự do ở nơi có độ cao bằng nửa bán kính Trái Đất. Cho biết gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g0 = 9,81 m/s2.
Đ/s: g = 4,36 m/s2
Bài tập3: Mặt trăng có khối lượng 7,5.1022 kg. Trái Đất có khối lượng 6.1024kg. Khoảng cách giữa các tâm của chúng là 384000 km .
a. Tính lực hấp dẫn giữa chúng ?
b. Trên đoạn thẳng nối liền giữa các tâm Trái Đất và Mặt Trăng ở điểm cách tâm Trái Đất bao nhiêu thì lực hút giữa hai thiên thể này lên cùng một vật cân bằng nhau ?
Đ/s: a, Fhd=2.1020N
b, cách Trái Đất 3456 km
Bài tập 4: Có hai chất điểm cùng khối lượng m đặt tại hai điểm A; B ( AB = 2a) . Một chất điểm khác m’ có vị trí thay đổi trên đường trung trực của đoạn AB .
a. Lập phương trình của lực hấp dẫn tổng hợp tác dụng lên m’ theo m ; m’;a và theo khoảng cách h từ vị trí của m’ đến trung điểm I của AB.
b. Tính h để lực hấp dẫn đạt giá trị cực đại ?
Đ/s: a, \( \large F_{hd}=\frac{2Gmm'h}{\left ( a^{2}+h^{2} \right )^{3/2}}\)
b, \( \large h=\frac{a}{\sqrt{2}}\rightarrow F_{hdmax}=\frac{4Gmm'}{3\sqrt{3}.a^{2}}\)
Từ khóa » Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn Có đáp An
-
Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn Chọn Lọc, Có đáp án
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn – định Luật ...
-
50 Bài Tập Lực Hấp Dẫn - Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn Mức độ Vận Dụng
-
Bài Tập Lực Hấp Dẫn Dạng 2 - Tính Trọng Lượng Của Vật Thay đổi Theo ...
-
Bài Tập Vật Lý Lớp 10 Lực Hấp Dẫn, Vật Lý Phổ Thông
-
40 Câu Trắc Nghiệm Lực Hấp Dẫn Có Đáp Án - Thư Viện Học Liệu
-
BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN Doc - 123doc
-
Chuyên đề Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn Và Định Luật Vạn Vật ... - Hoc247
-
Tổng Hợp Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn Và Lực đàn Hồi - Hocmai
-
Phương Pháp Giải Một Số Dạng Bài Tập Về Lực Hấp Dẫn – định Luật Vạn
-
Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn Có đáp án Năm 2021 - VIETWIKI.VN
-
Cách Tính Lực Hấp Dẫn Giữa Hai Vật Hay, Chi Tiết | Vật Lí Lớp 10
-
Bài 11 : Lực Hấp Dẫn. Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn
-
25 Bài Tập Lực Hấp Dẫn. Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn File Word Có Lời ...