Tóm Tắt Lý Thuyết Về đột Biến Nhiếm Sắc Thể

I. Đột biến cấu trúc:

1. Khái niệm:

Là những biến đổi trong cấu trúc NST

→ Sự thay đổi số lượng gen, trình tự sắp xếp các gen trên NST đó.

2. Phân loại:

* Mất đoạn:

⇒ Một đoạn NST nào đó bị đứt ra và mất

⇒ Hậu quả: Mất đoạn NST 21 → ung thư máu

Mất đoạn NST 5 → hội chứng mèo kêu

* Lặp đoạn:

⇒ Hiện tượng 1 đoạn NST lặp lại 1 hay nhiều lần

⇒ Cơ chế: sự đứt gãy, nối các đoạn NST một cách ngẫu nhiên

⇒ Hậu quả: Mất cân bằng hệ gen

Làm tăng cường hoặc giảm sự biểu hiện tính trạng

Ví dụ: Lặp đoạn 16A trên NST X ruồi giấm → mắt lồi → mắt dẹt

* Đảo đoạn:

⇒ Đảo đoạn 1 đoạn NST đứt ra và quay 1800

⇒ Cơ chế: Sự đứt gãy và nối đoạn NST 1 cách ngẫu nhiên

Hậu quả: Đảo đoạn chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp của các gen, không làm mất hoặc thêm số lượng gen

⇒ Ít gây hậu quả đến sức sống của sinh vật

* Chuyển đoạn:

⇒ Hậu quả:Nếu chuyển đoạn lớn → gây hậu quả nghiêm trọng, chuyển đoạn nhỏ có lợi cho sinh vật.

Ví dụ: Chuyển đoạn NST 22 và 9 → NST 22 ngắn → ung thư

II. Đột biến số lượng NST:

1. Lệch bội:

- Khái niệm: Là sự thay đổi số lượng NST xảy ra trong 1 hoặc 1 số cặp NST

- Các trường hợp:

2n + 1: Tam nhiễm

2n - 1: Một nhiễm

2n - 2: Khuyết nhiễm (thể không)

2n + 1 + 1: Tam nhiễm kép

* Nguyên nhân và cơ chế:

Do sự rối loạn trong phân bào, các NST nhân đôi nhưng không phân li

Ví dụ: n + 1 x n

→ F1: 2n + 1

* Hậu quả:

2. Đột biến đa bội:

* Khái niệm:

Bình thường bộ NST của tế bào n hoặc 2n, trong thực tế ta cũng có thể gặp những tế bào có bộ NST: 3n; 4n; 5n;..→ đa bội

⇒ Hiện tượng đa bội: Tế bào hay cơ thể có bộ NST tăng lên bội số của n nhưng lớn hơn 2n

⇒ Thể đa bội được hình thành từ cùng 1 nguồn (tự đa bội) hoặc thể đa bội được hình thành từ những nguồn khác nhau → dị đa bội

Mod Sinh học (tổng hợp)

Từ khóa » Các Loại đột Biến Nhiễm Sắc Thể