Tóm Tắt Nhân Vật Bà Cụ Tứ Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai

Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Tóm tắt nhân vật bà cụ Tứ ngắn gọn nhất. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Mục lục nội dung Tóm tắt nhân vật bà cụ Tứ - Bài mẫu 1Tóm tắt nhân vật bà cụ Tứ - Bài mẫu 2Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt

Tóm tắt nhân vật bà cụ Tứ - Bài mẫu 1

Câu chuyện kể về những năm 1945 khi nạn đói khủng khiếp đang hoành hành. Những con người thiếu ăn sống vật vờ và chết đói. Hoàn cảnh bi đát như vậy nhưng Tràng chàng trai bề ngoài xấu xí đã có vợ, họ gặp nhau đều là những người cùng chung cảnh ngộ. Ai nấy đều bất ngờ trong khi mẹ Tràng (bà cụ Tứ) đón nhận người con dâu tâm trạng vừa mừng, vừa lo âu nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo con mình. Bà cầu chúc và hi vọng hai đứa sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngày hôm sau bà cụ Tứ và cô dâu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Tràng thấy vậy càng hiểu mình phải có trách nhiệm với nhà và với người vợ mới. Bà cụ Tứ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám, tuy đơn sơ nhưng lại vô cùng vui vẻ, ấm áp. Tiếng trống dồn dập vang lên và trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh người dân bị đói đang kéo nhau đi phá kho thóc Nhật chia cho người nghèo, phía trước đó là lá cờ đỏ bay phấp phới trong gió.

Tóm tắt nhân vật bà cụ Tứ - Bài mẫu 2

Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ , người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.

Sau khi Tóm tắt nhân vật bà cụ Tứ, mời các bạn tham khảo bài văn mẫu Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Top lời giải.

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt

Vợ nhặt là một trong những tác phẩm xuất sắc viết về người nông dân của nhà văn Kim Lân. Bằng ngòi bút nhân đạo của mình, người nghệ sĩ ấy không chỉ khắc họa những hình ảnh chân thực đến mức xót xa về người nông dân mà qua đó còn nói lên niềm cảm thương sâu sắc trước số phận bấp bênh, khốn cùng của họ. Trong tác phẩm, cả ba nhân vật Tràng, Thị và mẹ Tràng đều có những nỗi niềm riêng, những khổ tâm riêng, song sau tất thảy trong tâm hồn họ vẫn ánh lên những vẻ đẹp đáng được trân trọng. Nhân vật bà cụ Tứ- mẹ Tràng là nhân vật có tâm lí diễn biến khá phức tạp được nhà văn diễn tả rất thành công.

Bà cụ Tứ trước hết là một người đàn bà, nghèo khổ, góa chồng, sống cùng con trai ở xóm Ngụ Cư, cậu con trai tên Tràng, dù đã lớn những anh cu khá ngờ nghệch, lại xấu xí, thô kệch. Hai mẹ con sống với nhau, cùng nhau trải qua những gian khổ của cuộc sống thiếu thốn xã hội những năm 1945. Bà chưa bao giờ dám nghĩ anh cu Tràng con mình sẽ có vợ dù lòng bà rất muốn có một người con dâu bởi bà biết con mình thế nào, hoàn cảnh của gia đình ra sao.

Khi anh cu Tràng dắt vợ về chờ đợi mẹ trong căn nhà rách nát ấy, lúc về tới nhà, thấy một người đàn bà đang ngồi ở đầu giường của cậu con trai, bà rất ngạc nhiên. Và càng ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng chào mẹ từ miệng người đàn bà ấy. Anh cu Tràng biết mẹ chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra bền cất tiếng “ Kìa nhà tôi nó chào u….Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”. Tiếng nói ấy, lời khẳng định ấy được cậu con trai của bà thốt ra, bà vẫn chưa thể tin được đây là sự thật, cố nhìn cho kĩ người đàn bà vẫn đang ngồi nơi đầu giường: “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay sang nhìn con tỏ ý không hiểu”. Hóa ra con bà đã có vợ, một đứa vừa xấu, vừa nghèo như cu Tràng lại có kẻ nhận theo về ư? Lòng bà vẫn chưa hết ngạc nhiên, còn đong đầy những câu hỏi thắc mắc pha lẫn tò mò.

Khi dần hiểu ra mọi chuyện, biết Tràng nhặt được người đàn bà kia về làm vợ, bà chỉ biết “cúi đầu nín lặng” mà thôi. Xót thương biết bao cho số kiếp của con trai bà, bà nhớ về người chồng năm xưa của mình, nhớ về người con gái bà từng có những đã qua đời, bà càng thương, càng tủi, càng xót xa. Là một người mẹ, bà thương con vô bờ, bà biết con trai mình từ nay cũng đã yên bề gia thất, có mừng đấy chứ, nhưng mừng thì ít mà lắng lo thì nhiều. Bà trách phận mình làm mẹ lại chẳng thể cho con lấy một ngày ấm êm, cũng chẳng có gì lo cho con khi con lấy vợ. Bà cũng nặng lòng biết bao khi người chết vì đói thì nhiều, mạng sống mỏng manh như sợi tóc treo ngàn cân, nhà thì thiếu thốn, khốn khó mà con trai lại lấy vợ lúc này. Rồi bà khóc vì thương con, thương cô con dâu mới , hai đứa rồi sẽ ra sao, có chăng vượt qua được kiếp nạn đọa đày này. “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt”. “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá!...” “ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...”. “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân”. Làm sao có thể nói hết những yêu thương mà tấm lòng bà cụ dành cho con, những lời dịu dàng, chân thành được thốt lên từ trái tim ấm áp và sâu tận tâm can của người mẹ khiến ta không khỏi nghẹn lòng. “Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.

Là một người từng trải, bà hiểu được rằng nếu không có nạn đói xảy ra, chắc gì con mình đa có vợ, đói khát thế, người ta mới tìm đến con mình. Dẫu vậy, thứ hạnh phúc nhỏ bé mà anh Tràng có được vẫn mang đến cho bà, cho gia đình nhỏ sự ấm áp. Dù biết phía trước còn những gập ghềnh, bà vẫn động viên con, khuyên lơn con. Bà dặn con phải sống yêu thương, thuận hòa, đùm bọc san sẻ nhau vượt qua cơn hoạn nạn. Trong lời dặn dò ấy, chứa chan cả một niềm tin rồi mai sẽ khác, rồi tương lai sẽ lại bình yên: “Rồi ra may mà ông giời cho khá…” ai giàu ba họ ai khó ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau. Bà cụ “nói toàn: chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này".

Trong buổi sáng sau ngày cô con dâu về, bà cố gắng dậy thật sớm, nhổ sạch vườn cỏ trước nhà, quét dọn lại nhà cửa, vườn tược. Hơn ai hết, bà xem công việc ấy như một sự yêu quý và trân trọng của mình dành cho người con dâu mới đến, bà đón con trong niềm vui để con đỡ tủi phận mà an lòng. “Cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa”. Bữa sáng đầu tiên đã con dâu là một nồi cháo cám, dù là một món ăn chát đắng những bà vẫn cố mỉm cười vui vẻ để động viên con. Đu nghèo khó đến thế, nhưng trong bữa ăn của buổi sáng hôm ấy ta vẫn cảm nhận được không khí gia đình đầy ấm áp, tình cảm mẹ con vẫn dạt dào.

Nhân vật bà cụ Tứ lấp lánh trong tác phẩm những đức tính cao đẹp của người phụ nữ, người mẹ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, lòng nhân hậu, vị tha, tình thương yêu con vô bờ bên và sự kiên cường trong ý chí. Trong gian nan, giữa ngàn sự chết chóc, trăm vạn mối lo toan, bà vẫn lạc quan, vẫn không nuôi hy vọng và niềm tin vào một ngày mai tốt đẹp.

Bằng cách kể chuyện hấp dẫn, sự thấu hiểu tâm lý, lòng người đã giúp nhà văn đi sâu vào từng ngõ ngách tâm hồn của nhân vật, để khi đọc những trang văn viết nên từ ngòi bút ấy, ta được sống với những cảm xúc cùng nhân vật để cùng hạnh phúc, cùng lo lắng, cùng khóc, cùng cười. Thật cảm ơn Kim Lân đã dành cho những người nông dân lam lũ một tình yêu thương vô bờ và bền chặt đến vậy.

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Tóm tắt nhân vật bà cụ Tứ do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

Từ khóa » Tóm Tắt Bà Cụ Tứ