Tóm Tắt Nội Dung Bài Thơ Tây Tiến ( Quang Dũng ) - HỌC TỐT

Tóm tắt nội dung bài thơ tây tiến
Tóm tắt nội dung bài thơ tây tiến

Tổng quát nội dung có trong bài viết

Toggle
  • 1. Giới thiệu về tác giả Quang Dũng
  • 2. Giới thiệu về tác phẩm Tây Tiến
    • 2.2. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
    • 2.2. Bố cục của bài thơ tây tiến
    • 2.3. Giá trị nội dung
    • 2.4. Giá trị nghệ thuật bài tây tiến
  • 3. Đọc – hiểu và phân tác phẩm Tây Tiến
    • 3.1. Phân tích 14 câu đầu bài tây tiến (Đoạn 1)
    • 3.2. Những kỷ niệm của đoàn quân (8 câu thơ tiếp – Đoạn 2)
    • 3.3. Hình tượng, vẻ đẹp của người lính Tây Tiến (8 câu thơ tiếp – Đoạn 3)
    • 3.4. Lời thề gắn bó với vùng núi Tây Bắc (4 câu thơ còn lại – Đoạn 4)
4.8/5 - (52 bình chọn)

Tham khảo thêm: Soạn bài Tây Tiến

Bài tóm tắt nội dung kiến thức bài thơ Tây Tiến dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh hiểu, nắm bắt dễ dàng và đầy đủ hơn những kiến thức trọng tâm cần biết về tác phẩm.

1. Giới thiệu về tác giả Quang Dũng

  • Quang Dũng (1921-1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh ra tại Phượng Trì- Đan Phượng-Hà Tây nay thuộc Hà Nội.
  • Là một nghệ sĩ đa tài với nhiều thể loại từ làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc…nhưng được biết đến nhiều hơn với vai trò là nhà thơ.
  • Phong cách nghệ thuật: Hồn thơ phóng khoáng, hồn nhiên, tinh tế lại vừa lãng mạn, hào hoa.

2. Giới thiệu về tác phẩm Tây Tiến

2.2. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm

  • Tây Tiến là tên của một đoàn quân được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ cùng quân đội Lào bảo vệ khu vực biên giới.
  • Những người lính Tây Tiến hầu hết là những thanh niên trẻ Hà Nội đều có chung lòng yêu nước.
  • Quang Dũng cũng tham gia vào đoàn quân Tây Tiến và được làm đội trưởng. Năm 1948, Quang Dũng chuyển đơn vị công tác tới nơi khác, vì quá nhớ thương đơn vị cũ nên ông đã chắp bút viết lên bài thơ này.

2.2. Bố cục của bài thơ tây tiến

Bài thơ được chia làm 4 phần tương đương với 4 khổ thơ:

Phần 1 – 14 câu thơ đầu: Nói về khung cảnh thiên nhiên của vùng núi rừng Tây Bắc và những cuộc hành quân đầy gia khổ của những người lính.

Phần 2 – 8 câu thơ tiếp theo: Nói về tình quân dân đẹp đẽ và những kỷ niệm trong buổi liên hoan.

Phần 3 – 8 câu thơ tiếp theo: Hình tượng người lính Tây Tiến đầy khí phách cùng tâm hồn lãng mạn.

Phần 4 – Còn lại: Lời thề gắn bó với vùng núi Tây Bắc.

2.3. Giá trị nội dung

  • Phác họa lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ của vùng Tây Bắc.
  • Ca ngợi vẻ đẹp đậm chất bi tráng nhưng cũng vô cùng lãng mạn của người lính Tây Tiến, họ luôn mang trong mình khí phách anh hùng, lý tưởng cao đẹp, một vẻ đẹp đậm chất người lính cụ Hồ.
  • Thể hiện tình quân dân gắn bó thắm thiết của người lính Tây Tiến với nhân dân quê hương Tây Bắc trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp.

2.4. Giá trị nghệ thuật bài tây tiến

  • Bút pháp tạo hình đa dạng, giàu tính gợi hình đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp hùng vĩ, đầy thơ mộng cùng với đó người lính Tây Tiến hiện lên với những đường nét khỏe khoắn, mạnh mẽ. Đó chính là nét sáng tạo trong nghệ thuật thơ của Quang Dũng.
  • Sự kết hợp tài tình giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, đậm chất bi tráng đã tạo lên một giọng điệu rất riêng cho thơ của Quang Dũng. Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mỹ vô cùng phong phú; ngôn ngữ độc đáo, sinh động gợi tả gợi cảm, vừa có nét cổ kính lại vừa mới lạ; giọng điệu khi thì hùng hồn đanh thép, khi thì hồn nhiên vui tươi.

3. Đọc – hiểu và phân tác phẩm Tây Tiến

3.1. Phân tích 14 câu đầu bài tây tiến (Đoạn 1)

Con đường hành quân gian lao và vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc

  • Nỗi nhớ nhung da diết của nhà thơ được thể hiện qua hai câu thơ đầu:
      • Từ láy “chơi vơi”, cùng vần “ơi” như gợi ra một không gian xa xăm của nỗi nhớ đồng thời diễn tả một cảm xúc khá mơ hồ, khó định hình được nhưng lại rất thực.
      • Điệp từ “nhớ” lặp đi lặp lại trong toàn bài thơ nói lên nỗi nhớ về đồng đội về núi rừng tha thiết, mênh mông, sâu thẳm. Nỗi nhớ ấy thường trực bao trùm lên cả thiên nhiên lẫn con người.
  • Vẻ đẹp của thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc (bức tranh thiên nhiên tây tiến):
      • Hàng loạt địa danh được liệt kê: Sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông. Đó là nơi đoàn quân đã đi qua, là những vùng đất xa xôi, hùng vĩ đầy hiểm trở và tiêu biểu của vùng núi rừngTây Bắc.
      • Cảnh núi rừng hiểm trở được khắc họa qua hình ảnh “sương lấp đoàn quân”, “Dốc lên khúc khuỷu”, “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, “mưa xa khơi”, “cọp trêu người”… => địa hình đầy hiểm trở, khó khăn.
      • Nhưng đây cũng là một nơi đầy thơ mộng,trữ tình và ấm áp tình người, được thể hiện qua “thơm nếp xôi”, “cơm lên khói”, “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”, một vẻ đẹp lãng mạn, bình dị và mang lại hương vị ngọt ngào, nồng ấm.
  • Hình ảnh người lính trên đường hành quân đầy gian khổ:
      • Người lính đã phải chịu nhiều gian khổ, vất vả, hy sinh:
          • “đoàn quân mỏi”: sự khó khăn, mệt mỏi vì đi hành quân trên những con đường vô cùng hiểm trở nơi đây.
          • “không bước nữa”, “bỏ quên đời”: biện pháp nói giảm nói tránh kết hợp ẩn dụ nói về sự ra đi thanh thản, sự hy sinh quên mình của người lính.
      • Tâm hồn các anh vẫn luôn hồn nhiên yêu đời và đầy sự lãng mạn: cảm nhận mùi hoa về trong đêm, mùi thơm của nếp xôi.
  • Bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn khắc họa lên chân dung người lính vô cùng chân thực và sinh động

3.2. Những kỷ niệm của đoàn quân (8 câu thơ tiếp – Đoạn 2)

  • Tình quân dân thắm thiết và những kỷ niệm trong đêm liên hoan:
      • Cảnh đêm liên hoan lung linh rực rỡ, tưng bừng, nhộn nhịp được thể hiện qua các hình ảnh “hội đuốc hoa”, “Khèn lên”, “Kìa em”…

=> Âm thanh, ánh sáng, vũ điệu hòa vào nhau tạo lên một khung cảnh hết sức lãng mạn.

=> Với bút pháp đầy tài hoa của tác giả cùng những chi tiết vừa thực vừa ảo đã cho ta thấy vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hóa, sinh hoạt và phong tục của đồng bào vùng biên giới, đồng thời còn thấy được tình quân dân thắm thiết và tâm hồn lạc quan, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến.

  • Vẻ đẹp con người và cảnh vật vùng núi Tây Bắc:
      • + “hồn lau”, “dòng nước lũ”, “chiều sương”… gợi tả vẻ đẹp thiên nhiên như có linh hồn phảng phất trong gió trong cây.
      • + “dáng người trên độc mộc” đã gợi lên một hình ảnh với dáng vẻ khỏe khoắn, đầy hiên ngang của con người

=> Qua những câu thơ trên đã phác họa lên cái vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang dã, thiêng liêng của thiên nhiên cùng cái vẻ đẹp hiên ngang, hùng dũng của con người.

3.3. Hình tượng, vẻ đẹp của người lính Tây Tiến (8 câu thơ tiếp – Đoạn 3)

  • Vẻ đẹp oai hùng, lẫm liệt:
      • Hình ảnh dữ dội nhưng đầy mạnh mẽ của người lính: “đoàn binh không mọc tóc, “dữ oai hùm”,..
  • Vẻ đẹp hào hoa:
      • “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thể hiện tâm hồn trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời cùng một trái tim luôn khát khao có được tình yêu của người lính.
  • Vẻ đẹp bi tráng:
      • “đoàn binh không mọc tóc”, “Quân xanh màu lá”, “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”…=> sự khốc liệt của chiến tranh làm nổi bật lên sự hy sinh của người lính.
      • “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, “Áo bào thay chiếu, anh về đất”, “khúc độc hành”…

=> cống hiến cả thanh xuân của mình, một sự cống hiến cao cả, họ ra đi rất thanh thản, coi cái chết nhẹ tựa như lông hồng.

3.4. Lời thề gắn bó với vùng núi Tây Bắc (4 câu thơ còn lại – Đoạn 4)

  • Hai câu đầu thể hiện tinh thần quyết tâm của người lính “không hẹn ước”, “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.
  • Hai câu thơ cuối là lời thề sắt son của người lính; tâm hồn và tình cảm của họ vẫn luôn gắn bó với con người, thiên nhiên vùng Tây Bắc.

=> Nhịp thơ chậm rãi, giọng thơ buồn nhưng đoạn thơ vẫn toát lên vẻ hào hùng.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc soạn bài cũng như tiếp thu và cảm nhận những giá trị sâu sắc của tác phẩm.

XEM THÊM:

Soạn văn: Phân tích bài thơ tây tiến của quang dũng

Tham khảo: Kết bài tây tiến hay nhất

Từ khóa » Nghệ Thuật đoạn 4 Tây Tiến