Tóm Tắt Nội Dung Các Tác Phẩm Văn Học Lớp 10 Tiêu Biểu!

Văn học lớp 10 thường sẽ không xuất hiện quá nhiều trong các kỳ thi lớn là tốt nghiệp, đại học. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, trong các bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ lớp 10 thì vẫn sẽ có các câu hỏi, bài tập liên quan đến kiến thức văn học lớp 10. Do đó, để có thẻ vượt qua được những kỳ thi, các bạn học sinh cần hiểu, nắm chắc được nội dung các bài học và đây cũng là một trong các cách làm sao để học giỏi văn hơn.

Đối với chương trình văn học lớp 10 thì sẽ phân chia thành 2 kỳ với 2 mảng tác phẩm khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các tác phẩm này qua bài viết dưới đây.

1. Các tác phẩm văn học lớp 10 kỳ 1

1.1. Chiến thắng Mtao Mxây

Mtao Mxây là một tác phẩm văn học sử thi, là một trong các tác phẩm phổ biến, bao gồm có 3 phần. Và đoạn trích chiến thắng Mtao Mxây thuộc phần giữa, kể về việc sau khi về làm chồng 2 chị em tù trưởng Hơ Nhị và Hơ Bhị thì Đăm Săn trở thành một tù trưởng giàu có, uy danh lừng lẫy. Các tù trưởng là Kên kên và Sắt lừa lúc Đăm Săn cùng nô lệ lên rẫy thì đã ra sông lao động sản xuất, kéo người đến cướp phá buôn làng, bắt Hơ Nhị về làm vợ.

Chiến thắng Mtao Mxây
Chiến thắng Mtao Mxây

Cả 2 lần bị phá đó, Đăm Săn đều tổ chức đánh trả và giành được chiến thắng, vừa cứu được vợ, vừa sáp nhập được đất đai của kẻ địch khiến cho oai danh của chàng lại càng thêm lừng lẫy. Sau đó, Đăm Săn đã trở về mở tiệc ăn mừng linh đình.

>> Xem thêm: Câu trần thuật là gì

1.2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy kể việc việc sau khi giúp An Dương Vương xây dựng Loa Thành xong, trước khi ra về thần Kim Quy đã tặng cho ông một chiếc vuốt để làm nỏ thần. Nhờ có nỏ thần mà An Dương Vương đã đánh bại được quân Triệu Đà xâm lược. Triệu Đà sau đó đã cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy và được An Dương Vương đồng ý.

Tuy nhiên, Trọng Thủy lại có âm mưu trộm nỏ thần để mang về phương Bắc và quân Triệu Đà lại phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu bỏ trốn về phương Nam. Lúc đó thần Kim Quy đã hiện lên để kết tội Mị Châu vì giúp Trọng Thủy lấy trộm nỏ thần, vua chém chết con rồi đi xuống biển.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai, Trọng Thủy thì mang xác vợ về chôn ở Loa Thành và xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá đau buồn, thương tiếc Mị Châu nên Trọng Thủy cũng lao đầu xuống giếng mà chết. Sau này người đời mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng thì viên ngọc càng thêm sáng.

>> Xem thêm: Trung tâm luyện thi đại học

1.3. Uy – lít – xơ trở về

Đây là một tác phẩm khá nổi tiếng và rất quan trọng trong chương trình văn học lớp 10 của học kỳ 1. Tác phẩm này kể về việc sau khi hạ được thành Tơ – roa thì Uy – Lít – xơ đã trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh khắp góc bể chân trời 10 năm mà vẫn chưa thể về tới quê nhà. Trong quá trình đó, chàng bị nữ thần Ca – líp – xô cầm giữ chỉ vì yêu chàng. Cảm thương cho số phận của chàng, thần Dớt sai Hécmét đã đến và lệnh cho Ca – líp – xô phải để chàng ra đi.

Sau khi được thả ra, chàng lại tiếp tục bị bão đánh chìm bè, dạt vào xứ Phê – a – ki và được công chúa Nô – xi – ca yêu say đắm, nhà vua thì tiếp đãi tử tế. Uy – lít – xơ theo ý nhà vua kể lại câu chuyện li kỳ, mạo hiểm của mình cùng đồng đội trước đây. Cảm phục, nhà vua đã cho thuyền đưa chàng trở về quê hương I – tác.

Uy – lít – xơ trở về
Tác phẩm Uy – lít – xơ trở về

Khi về đến nhà, chàng cải trang thành người hành khất nên vợ không nhận ra. Và để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, vợ chàng là Pê – nê – lốp đã thách ai giương được chiếc cung của Uy – lít – xơ, bắn xuyên qua 12 chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả những người cầu hôn đều thất bại, chỉ có Uy – lít – xơ lúc đó là thành công, Pê – nê – lốp nhận ra chồng và họ được đoàn tụ cùng nhau.

>> Xem thêm: Cách dạy bé học chữ cái

1.4. Ra – ma buộc tội

Ra – ma buộc tội là tác phẩm nói về vua Đa – xa – ra – tha có 4 người con trai, Ra – ma là con cả và hơn hẳn các em về tài đức. Vì thế, vua cha có ý định sẽ nhường ngôi cho chàng nhưng vì lời hứa với vợ thứ là Ka – kê – I xinh đẹp nên đã đày Ra – ma vào rừng, trao ngôi lại cho con của Ka – Kê – I là Bha – ra – ta.

Sau đó, Ra – ma cùng vợ là Xi – ta, em trai Lắc – ma – na vào rừng sống ẩn dật. Quỷ vương Ra – va – na lập mưu cướp Xi – ta để đem về làm vợ. Mặc cho quỷ vương dụ dỗ, ép buộc nhưng Xi – ta vẫn chống cự kịch liệt. Nhờ có sự giúp đỡ của tướng Ha – nu – man, Ra – ma đã cứu được vợ nhưng lại nghi ngờ tiết hạn mà không muốn nhận lại nàng. Để chứng minh cho lòng chung thủy, Xi – ta đã nhảy vào lửa. Thần lửa biết nàng trong sạch nên đã cứu nàng. Ra – ma và Xi – ta sau đó đã quay trở lại kinh đô.

>> Xem thêm: Dạy tiếng Việt cho người Hàn

Ra – ma buộc tội
Tác phẩm văn học Ra – ma buộc tội

1.5. Tấm cám

Tấm cám có lẽ là câu chuyện cổ tích không còn xa lạ đối với chúng ta. Và truyện này đã được đưa vào chương trình văn học lớp 10 kỳ 1 để các bạn học sinh tìm hiểu về thể loại cổ tích.

Theo câu chuyện, tấm là một cô gái hiền lành, chăm chỉ nhưng cha mất sớm, cô phải ở với dì ghẻ và Cám – con của dì. Tấm đã gặp phải sự xấu xa từ Cám không chỉ một lần mà nhiều lần, như bóc lột hết giỏ tép, giết con cá Bống - người bạn của Tấm. Đến ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm phải nhặt thóc, gạo và không cho đi dự tiệc. Thấy vậy, Bụt hiện lên giúp tấm nhặt thóc, chuẩn bị quần áo đẹp cho cô đi dự hội.

Lúc trở về, tấm đánh rơi 1 chiếc giày, vua nhặt được và nhờ đó mà Tấm được chọn làm hoàng hậu. Đến ngày giỗ cha, tấm trèo lên hái cau và vị dì ghẻ chặt cây, Tấm chết đuối biến thành chim vàng anh. Từ đó mà Cám thế chân đi vào hoàng cung của vua. Cám giết chết chim vàng anh, lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua, Cám chặt cây xoan đào đóng khung cửi thì bị mắng liền đốt đi và vứt tro bên đường. Đống tro tàn đó là mọc lên một cây thị, quả thị chín rơi vào bị của bà lão bán nước.

Tac phẩm văn học Tấm cám
Tác phẩm văn học Tấm cám

Tấm lại chui ra từ quả thị, trở thành người nhà của bà lão. Nhà vua đi qua quán nước thì nhận ra miếng trầu Tấm têm cánh phượng và đón nàng quay trở lại làm hoàng hậu. Sau đó, mẹ con Cám bị trừng trị và Tấm sống cuộc sống hạnh phúc suốt đời.

>> Xem thêm: Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt

2. Các tác phẩm văn học lớp 10 kỳ 2

Sang đến chương trình học kỳ 2 của lớp 10, các bạn học sinh sẽ được khám phá những thể loại văn học mới đó là thơ với các tác phẩm đặc sắc. Cụ thể, nội dung của các tác phẩm đó như sau:

2.1. Phú sông Bạch Đằng

Phú sông Bạch Đằng là một bài thơ nói về những hoài niệm quá khứ và Phú sông Bạch Đằng thể hiện về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng. Đồng thời, bài thơ cũng ca ngợi về truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Trong tác phẩm này cũng chứa đựng những tư tưởng nhân văn cao đẹp thông qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.

>> Xem thêm: Bài viết về mùa xuân

Phú sông Bạch Đằng
Phú sông Bạch Đằng

2.2. Bình ngô đại cáo

Bình ngô đại cáo là một bài thơ khá dài – một bản tuyên ngôn độc lập để thông qua đó vạch tội các của kẻ thù xâm lược, đồng thời ca ngợi chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Bài thơ này chia thành 4 phần với nội dung cụ thể như sau:

- Phần 1 thể hiện về các luận đề chính nghĩa.

- Phần 2 thể hiện bản cáo trạng một cách hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù.

- Phần 3 là một bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Phần 4 là lời tuyên bố độc lập của đất nước.

>> Xem thêm: Giáo viên bản ngữ là gì

2.3. Tựa trích diễm thi tập

Tựa trích diễm thi tập cho thấy niềm tự hào sâu sắc cùng với ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong vấn đề bảo tồn những di sản văn học của tiền nhân. Thông qua đó giúp chúng ta có thái độ trân trọng, yêu quý các di sản văn học của dân tộc.

Tựa trích diễm thi tập
Tựa trích diễm thi tập

Tác phẩm này bao gồm có 3 phần chính đó là:

- Phần 1 nói về nguyên nhân khiến cho thơ văn bị thất lạc.

- Phần 2 nói về thực trạng thơ văn của nước nhà kèm theo tâm sự của tác giả.

- Phần 3 là giới thiệu về người viết, công cuộc sưu tầm trích diễm thi tập.

>> Xem thêm: Trình độ ngoại ngữ bậc 3 là gì

2.4. Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Tác phẩm Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn thể hiện tài năng đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Thông qua đoạn trích này, chúng ta thêm cảm phục, tự hào hơn về người anh hùng này, đồng thời cũng hiểu hơn những bài học đạo lý quý báu mà ông để lại cho đời sau.

Tác phẩm này cũng bao gồm có 3 đoạn với nội dung chính đó là:

Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

- Phần 1 là lời khuyên của vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

- Phần 2 là Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha trong câu chuyện với gia nô và 2 đứa con trai.

- Phần 3 là những công tích lớn của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.

2.5. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Tác phẩm tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ nói về những cung bậc cảm xúc, sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ luôn khát khao, mong muốn được sống trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.

Bài thơ bao gồm có 2 phần đó là:

- Phần 1 thể hiện nỗi cô đơn của người chinh phụ.

- Phần 2 thể hiện về nỗi nhớ chồng nơi phương xa.

>> Xem thêm: Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

2.6. Trao duyên

Trao duyên là một tác phẩm rất hay kể về bi kịch trong tình yêu của nàng Thúy Kiều, thể hiện về tiếng kêu đau đớn của tác giả đối với số phận của con người trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Tác phẩm văn học Trao duyên
Tác phẩm văn học Trao duyên

Nội dung tác phẩm gồm 3 phần:

- Phần 1 nói về việc Kiều thuyết phục, trao duyên của mình cho em gái là Thúy Vân.

- Phần 2 là Kiều trao những kỷ vật, dặn dò em gái.

- Phần 3 là Kiều đau đớn, độc thoại nội tâm.

Trên đây là tóm tắt nội dung của các tác phẩm văn học lớp 10 tiêu biểu dành cho những bạn đang quan tâm. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn có thể học tốt, hoàn thành thật xuất sắc các bài kiểm tra, bài thi của mình nhé.

Từ khóa » Các Văn Bản Học ở Lớp 10