Tóm Tắt Nội Dung Vợ Chồng A Phủ - HỌC TỐT
Có thể bạn quan tâm
Tổng quát nội dung có trong bài viết
- 1. Khái quát về tác giả tô hoài vợ chồng a phủ
- 1.1. Tiểu sử tác giả tô hoài
- 1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả
- 2. Tổng quan về tác phẩm vợ chồng a phủ lớp 12
- 2.1. Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng a phủ
- 2.2. Thể loại
- 2.3. Giá trị nội dung tác phẩm vợ chồng a phủ
- 2.3.1. Giá trị hiện thực của vợ chồng a phủ
- 2.3.2. Giá trị nhân đạo trong vợ chồng a phủ
- 2.3.3. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm
- 3. Top 5 bài tóm tắt truyện ngắn vợ chồng a phủ hay nhất
- 3.1. Tóm tắt truyện ngắn vợ chồng a phủ (mẫu số 1)
- 3.2. Tóm tắt nội dung vợ chồng a phủ (mẫu số 2)
- 3.3. Tóm tắt truyện vợ chồng a phủ (mẫu số 3)
- 3.4. Tóm tắt bài vợ chồng a phủ (mẫu số 4)
- 3.5. Tóm tắt tác phẩm vợ chồng a phủ (mẫu số 5)
Bài tóm tắt kiến thức tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà hoctot.net.vn chia sẻ dưới đây giúp các bạn khái quát được nội dung chính cần nắm vững và làm tốt hơn các đề văn viết cảm nhận, phân tích tác phẩm.
1. Khái quát về tác giả tô hoài vợ chồng a phủ
1.1. Tiểu sử tác giả tô hoài
- Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại tại làng Nghĩa Đô, Thủ Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Cầu Giấy, Hà Nội).
- Ông sinh ra trong một gia đình làm thợ thủ công nghèo nên khi trẻ ông đã phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống: gia sư, bán hàng, kế toán…
- Năm 1943 ông tham gia và Hội văn hóa cứu quốc.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động nghệ thuật và làm báo ở Việt Bắc.
- Ông có những đóng góp to lớn vào sự đa dạng của nền văn học Việt Nam.
1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả
Ông bắt đầu sự nghiệp văn học bằng việc viết thơ với tính chất lãng mạn, sau đó ông mới chuyển sang thể loại văn xuôi.
Tác phẩm của ông thiên về những sự thật đời thường, với lối trần thuật hóm hỉnh, vốn từ vựng giàu có lôi cuốn, lay động lòng người.
Những tác phẩm chính:
- Dế mèn phiêu lưu ký
- O chuột
- Quê người
- Nhà nghèo
- Truyện Tây Bắc
- Cát bụi chân ai…
2. Tổng quan về tác phẩm vợ chồng a phủ lớp 12
2.1. Hoàn cảnh sáng tác vợ chồng a phủ
“Vợ chồng A Phủ” ra đời năm 1952 trong chuyến đi thực tế lên vùng Tây Bắc cùng bộ đội và quân giải phóng, được in trong tập Truyện Tây Bắc.
2.2. Thể loại
Truyện ngắn.
2.3. Giá trị nội dung tác phẩm vợ chồng a phủ
2.3.1. Giá trị hiện thực của vợ chồng a phủ
Tái hiện số phận bất hạnh, cực khổ của những người dân nghèo dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi (nhân vật Mị, A Phủ).
Phơi bày bản chất tàn bạo, độc ác của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi(nhà thống lý Pá Tra).
Phác họa lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi Tây Bắc một cách chân thực sinh động (đêm tình mùa xuân).
2.3.2. Giá trị nhân đạo trong vợ chồng a phủ
Thể hiện tình thương giữa người với người và sự đồng cảm sâu sắc của những con người có chung số phận bất hạnh, đau khổ của người lao động nghèo miền núi (nhân vật Mị, A Phủ)
Phê phán tố cáo những thế lực cường quyền, thần quyền chà đạp con người.
Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng được sống, khát vọng hạnh phúc luôn tiềm tàng trong tâm hồn con người. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù có khắc nghiệt đến mấy, thì con người vẫn luôn tiềm tàng sức sống mạnh mẽ, luôn khát khao được sống tự do và hạnh phúc.
Thông qua câu chuyện, nhà văn đã chỉ ra con đường giải thoát khỏi sự bất công, con đường làm chủ vận mệnh của mình cho người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, và những con người lao động cũng đang chịu sự đàn áp, bất công đó chính là con đường cách mạng.
2.3.3. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm
Nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả tâm lí tài tình, cách dẫn dắt tình tiết khéo léo, tinh tế làm cho mạch truyện phát triển tự nhiên, liên tục biến đổi hấp dẫn mà không rối, không trùng lặp
Nghệ thuật miêu tả cùng sự am hiểu phong tục tập quán sâu sắc
Hình ảnh thien nhiên thấm đượm chất thơ.
Lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ tinh tế mang đậm chất miền núi, giọng thơ mộc mạc nhưng lôi cuốn.
3. Top 5 bài tóm tắt truyện ngắn vợ chồng a phủ hay nhất
3.1. Tóm tắt truyện ngắn vợ chồng a phủ (mẫu số 1)
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài viết về cuộc sống người dân vùng cao Tây Bắc. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật đó là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái dân tộc H’mông xinh đẹp, yêu đời có tài thổi sáo rất hay và được rất nhiều chàng trai trong làng theo đuổi. Mỗi khi tết đến, làng mở hội mùa xuân, trai gái đều tụ tập lại nơi đây để hò hẹn, vui chơi, ca hát. Năm ấy, Mị đi chơi và bị A Sử – con trai nhà thống lí Pá Tra bắt về làm vợ, cúng trình ma. Vì năm xưa, cha mẹ Mị không có tiền cưới hỏi phải vay nhà thống lý, nhưng vẫn chưa trả được nợ nên Mị phải trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lý. Lúc đầu Mị không chấp nhận làm vợ A Sử nên đã có ý định ăn lá ngón tự tử, nhưng khi nghĩ về người cha già ở nhà, nếu cô chết đi cha cô vẫn phải gánh nợ nên cô đã từ bỏ ý định đó. Từ đây, cuộc sống của Mị rơi vào bế tắc, Mị sống như một cái xác không hồn, suốt ngày làm việc quần quật hết năm nay qua năm khác, chẳng nói chẳng rằng, cứ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Rồi một mùa xuân nữa lại đến. Hôm ấy, Mị đã trộm uống rượu, Mị say, cô thấy trong lòng phơi phới, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình trong đêm tình mùa xuân Mị nhớ lại hồi mình còn trẻ, Mị muốn ra ngoài đi chơi nhưng bị A Sử phát hiện. Hắn lấy sợi đay trói Mị vào cột nhà. Trong cơn say mê man, tiếng sáo ngoài kia như thúc giục bước chân cô, nhưng cô chợt thấy nhói đau, ê ẩm người Mị mới sực nhớ ra mình đang bị trói. May mắn rằng, Mị được người chị dâu – người phụ nữ bất hạnh cùng kiếp nô lệ cởi trói cho cô.
Còn về nhân vật A Phủ, anh là một chàng trai nghèo, sớm đã mồ côi cha mẹ, là một người rất khỏe mạnh, chăm chỉ lao động, tốt bụng, có lòng nghĩa hiệp thấy chuyện bất bình là ra tay giúp đỡ. Cũng chính vì thế, trong một đêm tình mùa xuân, vì bất bình trước thái độ hống hách, ngang tàn của A Sử mà đánh hắn đến trọng thương nên bị nhà thống lý cùng mấy kẻ a dua bắt vạ phải nộp 100 lạng bạc trắng để đền bù. Nhưng anh không có tiền nên đành chấp nhận ở đợ để trả nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Mọi công việc khó khăn nhọc nhằn trong nhà đều do A Phủ gánh vác. Nhưng trong một lần mải đặt bẫy nhím anh để hổ bắt mất một con bò nên bị thống lí Pá Tra trừng phạt đánh đập dã man rồi trói vào cột nhà, bắt nhịn ăn, nhịn uống và chịu rét chờ khi A Sử bắn được hổ thì sẽ tha.
Lúc đầu nhìn cảnh tượng ấy Mị hờ hững, không uqan tâm, nhưng rồi khi nhìn thấy hai hàng nước mắt chảy xuống gương mặt tiều tụy bầm dập những vết thương của A Phủ, Mị động lòng thương. Cuối cùng cô đã quyết định cắt dây trói cho A Phủ và theo A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài, họ nên đôi vợ chồng. Được các cán bộ giác ngộ cách mạng, hai người đã cùng tham gia cách mạng.
3.2. Tóm tắt nội dung vợ chồng a phủ (mẫu số 2)
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” kể về cuộc đời bất hạnh của hai nhân vật chính là Mị và A Phủ, đại diện cho những người ngông dân nghèo của vùng Tây Bắc. Mị là một cô gái xinh đẹp người dân tộc H’mông, có tài thổi sáo, rất yêu đời và được nhiều trai làng theo đuổi. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mẹ mất sớm, bố mẹ lại có món nợ lâu đời với nhà thống lí, Mị là người hiểu chuyện, dường như cũng phần nào dự cảm được về tương lai nên kiên quyết xin cha cho mình làm nương ngô trả nợ chứ đừng bán cô cho nhà thống lý. Nhưng vào một đêm mùa xuân, Mị đi chơi bị A Sử bắt về trình ma để làm vợ hắn. Không chấp nhận kiếp con dâu gạt nợ, Mị đã có ý định tự tử để tự giải thoát cho bản thân, nhưng vì thương cha, vì món nợ ấy vẫn còn đó nếu cô chết đi, cô đành vứt nắm lá ngón xuống đất và chấp nhận cam chịu cuộc sống như địa ngục trần gian trong nhà thống lí. Ở đây, cô sống như cái xác không hồn, chẳng nói chẳng rằng, làm lụng vất vả quanh năm suốt tháng chẳng được nghỉ ngơi. Bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, lâu dần Mị đã trở lên vô cảm, dửng dưng, cam chịu. Cha Mị chết đi, Mị cũng chẳng còn nghĩ đến chuyện tự tử nữa. Rồi một đêm tình mùa xuân nữa đến, Mị trộm uống rượu, trong men rượu cùng tiếng sáo gọi bạn tình làm Mị nhớ đến lúc Mị còn trẻ. Cô cũng muốn đi chơi, khi đang sửa soạn đi chơi như bao người khá thì bị A Sử phát hiện, hắn liền trói đứng cô vào cột nhà bằng sợi đay và mái tóc dài của cô. Mị đau khổ, xót thương cho thân phận mình còn không bằng con trâu, con ngựa. Cũng đêm đó, A Sử đi chơi, với bản tính hống hách, ngang tàn hắn đã gây sự với trai làng và bị A Phủ đánh trọng thương, Mị cũng vì thế mà được cởi trói để chăm sóc chồng. APhủ – một chàng trai nghèo, sớm mồ côi cha mẹ, nhưng anh là một người vô cùng khỏe mạnh, tốt bụng, chăm chỉ lao động. Sau khi đánh A Sử, A Phủ bị xử kiện, bị đánh đập dã man, bị bắt phạt 100 lạng bạc trắng, A Phủ không có tiền nên trở thành người ở gạt nợ cho thống lí. A Phủ phải làm tất cả những công việc nặng nhọc nhất trong nhà. Mấy năm sau, trong một lần A Phủ đi chăn bò, vì mải bẫy nhím nên để hổ bắt mất một con bò của thống lí. A Phủ một lần nữa bị đánh đập rồi bị trói đứng vào cột, nhịn đói, nhịn khát suốt mấy ngày trời. Ngày nào Mị cũng ra sưởi lửa và nhìn thấy A Phủ ở đó nhưng cô không mảy may để ý gì đến anh. Đến khi Mị nhìn thấy dòng nước mắt chảy dài xuống gò má của A Phủ, Mị nhớ lại cái đêm trước mình cũng bị trói như vậy, Mị động lòng thương. Đỉnh điểm của tình thương dẫn đến việc Mị cắt dây trói để giải thoát cho A Phủ, nhưng nghĩ đến việc mình ở lại thì chắc chắn sẽ chết, Mị quyết định chạy theo và bỏ trốn cùng A Phủ. Hai người trốn sang Phiềng Sa và trở thành vợ chồng. Ở đây, họ được giác ngộ cách mạng và theo cách mạng, đánh Pháp bảo vệ quê nhà.
3.3. Tóm tắt truyện vợ chồng a phủ (mẫu số 3)
Bố mẹ Mị vì không có tiền cưới hỏi nên đi vay nhà thống lý vì vậy mỗi năm phải trả cho nhà thống lí một nương ngô. Mị là cô gái xinh đẹp, yêu đời lại có tài thổi sáo, được nhiều chàng trai trong làng say mê, theo đuổi trong đó có A Sử – con trai nhà thống lí Pá Tra. Vào đêm tình mùa xuân, Mị bị A Sử bắt về làm vợ, từ đó Mị phải sống kiếp con dâu trừ nợ của nhà thống lí. Mị đau khổ, không muốn chấp nhận điều đó nên muốn ăn lá ngón tự tử nhưng vì thương người cha già Mị phải chấp nhận cam chịu cuộc sống của người con dâu trừ nợ. Lâu dần, Mị trở nên vô cảm, chai lì, cam chịu. Rồi một đêm tình mùa xuân nữa đến, Mị đã lén uống trộm rượu, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tìnhbên ngoài, lòng Mị bỗng thấy phơi phới, Mị nhớ lại những ngày Mị còn trẻ, Mị cũng muốn đi chơi nhưng A Sử đã phát hiện và trói đứng cô bằng một thúng sợi đay. A Phủ trong một lần đánh trọng thương A Sử, bị nhà thống lý bắt vạ nộp phạt 100 lạng bạc trắng, vì không có tiền nên anh phải chịu làm người ở trừ nợ nhà thống lý. Trong một lần mải bẫy nhím anh để hổ ăn mất một con bò nên bị đánh và trói đứng giữa sân. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ bị nhịn đói, nhịn khát, Mị thấy động lòng thương khi thấy anh khóc nên quyết định cắt dây trói cứu A Phủ. Mị chạy trốn cùng A Phủ, hai người trở thành vợ chồng và đi theo cách mạng.
3.4. Tóm tắt bài vợ chồng a phủ (mẫu số 4)
“Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện về Mị và A Phủ. Mị cô gái xinh đẹp, nết na, có tài thổi sáo vì thương cha nên cô đã chấp nhận làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Nói là làm dâu nhà giàu có, quyền quý nhưng Mị lại rất khổ, làm quần quật suốt cả ngày, sống cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa trong nhà. Mị nhớ những ngày Mị còn trẻ, Mi được đi chơi, được tự do. A Phủ một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa, vì bất bình trước sự ngang ngược của A Sử, A Phủ đã đánh trọng thương hắn và bị bắt về nhà thống lí Pá Tra. Thấy cảnh tượng A Phủ bị đánh đập và tra tấn dã man dường như đã quá quen thuộc với Mị, Mị thờ ơ, vô cảm. Trong một lần A Phủ đi chăn để hổ ăn mất bò, nên bị trừng phạt, bị đánh đập và bị trói đứng ở cột nhà còn bị bỏ đói. Trong một lần tình cờ Mị bắt gặp dòng nước mắt chảy dài trên mặt của A Phủ. Mị thấy thương mình rồi thương cho người cùng cảnh ngộ của A Phủ. Cô quyết định cắt dây trói giải thoát A Phủ, sau đó cô cũng trốn theo A Phủ. Cả hai trốn đến Phiềng Sa, hai người sau đó thành vợ chồng với nhau và cùng theo cách mạng.
3.5. Tóm tắt tác phẩm vợ chồng a phủ (mẫu số 5)
“Vợ chồng A Phủ” câu chuyện kể về hai nhân vật Mị và A Phủ. Mị cô gái xinh đẹp,hiền lành có tài thổi sáo nhưng phải chấp nhận làm dâu nhà thống lí Pá Tra để trừ nợ cho gia đình. Về làm vợ A Sử, cuộc sống cô như người không hồn, lúc nào cũng lầm lũi làm việc, chẳng nói chẳng rằng. Vào một đêm tình mùa xuân, Mị nghe được tiếng sáo gọi bạn tình, khiến cô thấy lòng phơi phới, bồi hồi và cũng muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói lại vào cột nhà. A Phủ, một chàng trai mồ côi, có thân hình khỏe mạnh và là người chính nghĩa, trong đêm tình mùa xuân ấy, A Phủ thấy bất bình trước sự ngang ngược của A Sử nên anh đã đánh hắn trọng thương. A Phủ bị bắt phạt và làm công tại nhà thống lý để trừ nợ. Nhìn thấy, A Phủ bị đánh đập, bị trói ở cột nhà còn bị bỏ đói, Mị nghĩ về cuộc đời mình. Mị thấy thương mình và đồng cảm với số phận của A Phủ nên cô quyết định cắt dây trói giải thoát cho A Phủ. Mị cùng với A Phủ trốn khỏi nhà thống lý đến Phiềng Sa trở thành vợ chồng sau đó hai người đi theo cách mạng.
Mong rằng bài viết trên đây giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về tác giả cũng như nắm được nội dung chính của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, để từ đó hiểu bài và dễ dàng phân tích tác phẩm hơn.
XEM THÊM:
Bài văn mẫu: Vợ chồng a phủ mở bài hay
Bài chi tiết: Phân tích vợ chồng a phủ
Từ khóa » Tóm Tắt Nhân Vật Vợ Chồng A Phủ
-
Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ Hay, Ngắn Nhất (23 Mẫu)
-
Top 7 Mẫu Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ Hay Nhất
-
Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ Hay, Ngắn Nhất (10 Mẫu)
-
Tóm Tắt Bài Vợ Chồng A Phủ Ngắn Nhất - Ngữ Văn Lớp 12 - Haylamdo
-
10 Mẫu Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ Chi Tiết Nhất, Văn Hay Lớp 12 Chọn Lọc
-
Tóm Tắt Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ Của Học Sinh Giỏi - TopLoigiai
-
Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ Ngắn Gọn Nhất Mới Nhất 2021 - Học Văn 12
-
Tóm Tắt Nhân Vật A Phủ ❤️️ 12 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay Nhất
-
Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ Ngắn Gọn Nhất - Tết Trung Thu King Dom
-
Tóm Tắt Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ ❤️️ 12 Mẫu - SCR.VN
-
Tóm Tắt Nhân Vật A Phủ Ngắn Gọn Nhất - Top Tài Liệu
-
Sơ Đồ Tư Duy Vợ Chồng A Phủ ❤️️ 13 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
-
Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ Theo Nhân Vật Mị - 123doc