Tóm Tắt Phân Tích Bài Tỏ Lòng-Phạm Ngũ Lão Câu Hỏi 138867

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • lamtunglogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      17

    • Điểm

      18

    • Cảm ơn

      16

    • Ngữ văn
    • Lớp 10
    • 20 điểm
    • lamtung - 08:41:21 09/12/2019
    Tóm tắt phân tích bài Tỏ Lòng-Phạm Ngũ Lão
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • kyliebongjEPcflogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      185

    • Điểm

      -215

    • Cảm ơn

      137

    • kyliebongjEPcf
    • 09/12/2019

    Dàn ý phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

    I. Mở bài

    - Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão: Là người văn võ toàn tài, để lại cho đời hai tác phẩmThuật hoài (Tỏ lòng) vàVãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

    - Giới thiệu bài thơTỏ lòng:

    + Ra đời sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược.

    + Bài thơ làm sống dậy khí thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể hiện ý thức làm người và chí hướng lập công của nam nhi.

    II. Thân bài

    1. Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.

    a. Hình tượng trang nam nhi nhà Trần (câu 1)

    - Tư thế “hoành sóc”: Múa giáo

    + Bản dịch nghĩa dịch “cắp ngang ngọn giáo” diễn đạt sự vững trãi, kiên cường, uy dũng, tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính.

    + Bản dịch thơ dịch thành “múa giáo”: Thiên về phô trương biểu diễn, không thể hiện sức mạnh nội lực vì vậy không truyền tải được ý nghĩa hình ảnh thơ trong nguyên tác. - Không gian “giang sơn”: Không chỉ là sông núi mà còn chỉ non sông, đất nước, tổ quốc.

    → Không gian vũ trụ rộng lớn để nam nhi nói chí tỏ lòng

    - Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu – mấy năm

    → Thời gian trải dài, thể hiện quá trình bền bỉ chiến đấu lâu dài.

    ⇒ Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.

    b. Sức mạnh của quân đội nhà Trần (Câu 2)

    - “Tam quân”: Ba quân – tiền quân, trung quân, hậu quân. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.

    - Sức mạnh của quân đội nhà Trần: “tì hổ”, khí thôn ngưu”

    + Quân đội được so sánh với “tì hổ” – hổ báo: loài mãnh thú chốn rừng sâu qua đó cụ thể hóa sức mạnh và sự dũng mãnh, khí thế hừng hực làm chủ của quân đội nhà Trần.

    + Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng.

    → Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.

    ♦ Tiểu kết:

    - Nội dung:

    + Hai câu thơ đầu làm sống dậy thời đại nhà Trần với hào khí Đông A vang núi dậy sông bằng hình ảnh của những người anh hùng vệ quốc tư thế hiên ngang, kiêu dũng tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ cùng lực lượng quân đội hùng hậu khí thế ngút trời.

    + Ẩn sau đó là niềm tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước

    - Nghệ thuật:

    + Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết

    + Sử dụng các hình ảnh ước lệ: Kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu

    + Sử dụng các biện pháp so sánh, ước lệ độc đáo

    2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

    - Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình.

    + Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

    + Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.

    - Phạm Ngũ Lão quan niệm: Thân nam nhi mà không lập được công danh sự nghiệp thì “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.

    + Thẹn: Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ

    + Vũ Hầu: Tức Khổng Minh là tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

    + Phạm Ngũ Lão: Con người từ thuở hàn vi vì lo việc nước quên sự nguy hiểm của mình, hết lòng phục vụ nhà Trần, được phong tới chức Điện Súy, tước Nội Hầu. Vậy mà ông vẫn cảm thấy hổ thẹn.

    → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng.

    → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử đời Trần.

    ⇒ Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

    ♦ Tiểu kết:

    - Nội dung: Hai câu thơ thể hiện nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn. Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ ý chí lập công lập danh của nam nhi đời Trần.

    - Nghệ thuật: Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu”, bút pháp gợi kết hợp với bút pháp biểu cảm.

    III. Kết bài

    - Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ

    - Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề yêu nước nhưTụng giá hoàn kinh sư(Trần Quang Khải),Cảm hoài(Đặng Dung),...

    • Học sinh có thể tham khảo lại nội dungsoạn bài Tỏ lòngđể chọn lọc, tổng hợp các ý chính cần phân tích.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4.5starstarstarstarstar2 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 2
    • reportBáo vi phạm
    • avataravatar
      • lamtunglogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        17

      • Điểm

        18

      • Cảm ơn

        16

      Ặc ặc

    • avataravatar
      • lamtunglogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        17

      • Điểm

        18

      • Cảm ơn

        16

      Mình bảo là tóm tắt mà

    • avataravatar
      • kyliebongjEPcflogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        185

      • Điểm

        -215

      • Cảm ơn

        137

      ????????????????????

    • avataravatar
      • lamtunglogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        17

      • Điểm

        18

      • Cảm ơn

        16

      Không cần phải chi tiết thế này đây

    • avataravatar
      • kyliebongjEPcflogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        185

      • Điểm

        -215

      • Cảm ơn

        137

      ĐỢi tí

    • avataravatar
      • kyliebongjEPcflogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        185

      • Điểm

        -215

      • Cảm ơn

        137

      - Hoàn cảnh sáng tác: Theo Đại Việt sử kí toàn thư, năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành để xâm lược nước ta. Vua Trần mở hội nghị tại bến Bình Than. Sau đó, Phạm Ngũ Lão và một số tướng được cử lên biên ải phía bắc để trấn giữ đất nước... xem thêm

    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • thanhhuyenthanh
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      1090

    • Điểm

      14095

    • Cảm ơn

      1135

    • thanhhuyenthanh
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 09/12/2019

    Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:

    * Dàn ý:

    1. MB:

    - Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão

    - Giới thiệu khái quát bài thơ "Tỏ lòng"

    2. TB:

    - Hình tượng Nam nhi nhà Trần

    + Tư thế "hoành sóc: so sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ. Bản dịch thơ dịch chưa sát nghĩa, làm mất đi khí thế oai phong của quân đội nhà Trần

    + Không gian rộng lớn để nam nhi tỏ chí tỏ lòng

    + Thời gian kéo dài để nhấn mạnh sự kiên trì bền bỉ

    -> thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.

    - Sức mạnh quân đội nhà Trần

    + Tam quân -quân đội nhà Trần

    + Sức mạnh giống như mãnh thú chốn rừng sâu thể hiện khí phách anh hùng

    -> ca ngợi, tự hào về quân đội nhà Trần

    - Nỗi hổ thẹn của Phạm Ngũ Lão:

    + Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ

    + Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng

    + đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử đời Trần.

    - Nghệ thuật

    + Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết

    + Sử dụng các hình ảnh ước lệ: Kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu

    + Sử dụng các biện pháp so sánh

    + Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu”, bút pháp gợi kết hợp với bút pháp biểu cảm.

    3. KB:

    - Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ

    - Liên hệ

    * Bài làm:

    Phạm Ngũ Lão là một danh tướng giỏi của thời Trần, đồng thời ông cũng là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó không thể không kể đến tác phẩm "Thuật hoài". Bài thơ đã ca ngợi ý chí, sức mạnh quân đội nhà Trần đồng thời cũng thể hiện được nỗi lòng của Phạm Ngũ Lão.

    Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một bài thơ chỉ có bốn câu thơ thì tác giả đã làm thế nào để thể hiện hết quan điểm, tình yêu đất nước, trung quân được. Thế nhưng Phạm Ngũ Lão đã rất tài năng khi chỉ qua bốn câu thơ ấy mà truyền đạt tới mọi người những quan điểm tư tưởng của một con người của trời đất của vũ trụ, của một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất. Đồng thời tác giả còn thể hiện chủ nghĩa anh hùng yêu nước của bản thân qua những quan niệm của đại đa số những danh tướng yêu nước trung thành hồi bấy giờ.

    Hai câu thơ đầu tác giả tập trung thể hiện vẻ đẹp hiên ngang trong tranh đấu cũng như vẻ đẹp đoàn kết tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ của những binh lính nhà Trần:

    “Hoành sóc giang san kháp kỉ thu

    Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

    (Múa giáo non sông trải mấy thu

    Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

    Hình ảnh con người nhà Trần hiện lên hiên ngang với ngọn giáo trong tay họ có thể đi bất cứ nơi nào có giặc, hành hiệp trượng nghĩa cứu giúp người nghèo kẻ yếu cũng như đánh đuổi quân xâm lược Mông Nguyên. Xét về vẻ đẹp hiên ngang ấy trong bản dịch chữ “hoành sóc” thành “múa giáo” không lột tả hết được sự hiên ngang ấy. Múa giáo thể hiện sự yếu ớt đồng nghĩa với việc không lột tả được sự hùng mạnh anh dũng của quân đội, con người nhà Trần. Hai chữ “hoành sóc” như khắc tạc lên những con người anh dũng lẫm liệt với ngọn giáo ngang trong tay đi khắp giang sơn để bảo vệ đất nước. Tưởng chừng quân giặc cả thế giới phải công nhận là sức mạnh kia chỉ là một ngọn gió nhẹ trước khí thế ngút ngàn của họ. Chúng mạnh về số lượng cũng như chất lượng, đầy đủ về vật chất nhưng chúng lại thiếu đi sự đánh giá và ý chí vượt qua gian khổ nên chúng phải chuốc lấy thất bại vì đã đánh giá thấp con người nhà Trần. Những con người ấy tuy có nhỏ bé về mặt thể chất hay không đông đảo như số lượng quân của nhà Mông nhưng ý chí của họ thì vượt qua hữu hạn về mặt thế chất và số lượng ấy. Và cứ thế với ngọn giáo ngang trong tay họ đã trải qua biết bao nhiêu mùa thu như thế để bảo vệ đất nước tổ quốc này. Họ góp phần tạo nên một đất nước tươi đẹp như xã hội ngày nay. Hình ảnh ngọn giáo trở nên thật đẹp khi được hiện lên trong cái rộng lớn của không gian và chiều dài của thời gian lịch sử. Hình ảnh ấy cũng như thể hiện được vẻ đẹp của chính tác giả trong những trận chiến nảy lửa, cam go vẫn ngang ngọn giáo để bảo vệ đất nước. Không chỉ đẹp về mặt ngoại hình con người nhà Trần còn hiện lên với vẻ đẹp của khí chất cao ngất, mạnh mẽ lấn át hết cả sao Ngưu trên trời. Sức mạnh của quân đội Sát Thát giống như hổ như báo có thể nuốt trôi cả một con trâu mộng. Hay cũng chính là vẻ đẹp đoàn kết ba quân một lòng khơi dậy trong nhau một tinh thần thép để có thể vượt qua những khó khăn chông gai của cuộc chiến và đi đến một cái kết đẹp và có hậu cho cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ tổ quốc.

    Tiếp đến hai câu thơ cuối tác giả thể hiện quan niệm về chí làm trai của mình trong thời buổi ấy:

    “Nam nhi vị liễu công danh trái

    Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

    (Công danh nam tử còn vương nợ

    Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu)

    Đã sống ở trên trời đất thì phải có công danh với núi sông, đó cũng là một tuyên ngôn khẳng định chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, theo đó ta thấy quan niệm này không chỉ của riêng Phạm Ngũ Lão mà còn có cả tất cả những bậc nam nhi có chí thời bấy giờ. Đó là xu hướng chung, quan niệm chung của họ và cũng chính vì thế mà Phạm Ngũ Lão cũng không nằm ngoài quan niệm đó. Tuy nhiên ở đây tác giả nhấn mạnh thêm quan niệm ấy và mở nó ra với ý nghĩa của cá nhân tác giả mà thôi. Dù là một vị tướng trung thành giống như cánh tay phải của Trần Hưng Đạo, trải qua biết bao nhiêu trận đánh vào sinh ra tử nhưng đối với ông đó vẫn chưa được liệt kê vào những công danh của đất nước. Đối với Phạm Ngũ Lão thì công danh vẫn là một thứ mà còn vương nợ với ông. Và chính vì vương nợ nên ông thấy hổ thẹn khi nghe chuyện về Vũ Hầu. So sánh mình với Vũ Hầu để thấy những cái chưa được của mình, đây không phải là sự ngộ nhận thân phận của mình giống như Vũ Hầu mà đó là cả một tinh thần học hỏi của nhà thơ đối với người tài giỏi. Có một điểm chung là cả ông và Vũ Hầu đều giúp sức cho một người lớn hơn nhưng tác giả muốn nói ở đây là khi Vũ Hầu giúp được cho vị tướng của mình thì Phạm Ngũ Lão lại khiêm tốn nhận mình chưa giúp được gì cho Hưng đạo đại vương nên thấy hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. Đồng thời qua đó ta thấy được sự trung thành và cống hiến hết sức mình của tác giả với Hưng Đạo đại vương. Tuy xuất thân từ một người nông dân nhưng Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được sức mạnh ý chí và trí tuệ của mình khiến cho người ta không thể vịn vào hoàn cảnh xuất thân ấy để mà chê trách được ông.

    Qua đây ta thêm yêu hơn những con người nhà Trần nói chung và Phạm Ngũ Lão nói riêng. Ông không những là một vị danh tướng với vẻ đẹp hiên ngang trừ gian diệt bạo, bảo vệ đất nước hòa bình yên ổn mà còn là một nhà thơ giỏi nữa. Đối với ông mà nói những gì ông làm được vẫn chưa thỏa cái công danh đối với đất nước. Những chiến công mà ông đạt được vẫn chưa thấm vào đâu so với Vũ Hầu, nên khi nghe chuyện ông không khỏi thẹn thùng. Như vậy ta thấy được vẻ đẹp của một vị danh tướng không kể công những gì mình làm được mà còn khiêm tốn nhận còn “vương nợ”. Và ở đâu đó trong những câu thơ của bài ta thấy rõ một tinh thần yêu nước anh hùng của Phạm Ngũ Lão.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4starstarstarstarstar1 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Tóm Tắt Tỏ Lòng Filetype Pdf