Tóm Tắt & Review Sách Từ điển Tâm Lý - Shozo Shibuya

Từ điển tâm lý

Bài viết tương tự:

  • Tóm tắt & Review tản văn Tan - Lê Ngọc
  • Tóm tắt & Review sách Mẹ làm gì có ước mơ - Hạ Mer
  • Tóm tắt & Review sách Phi lý trí – Dan Ariely
  • Tóm tắt & Review thơ Nếu như tôi nói nhớ, em có trở về không? - Nhiều tác giả

Tóm tắt & Review sách Từ điển tâm lý – Tính cách và cảm xúc đến từ đâu – Shozo Shibuya

Mục lục

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu tác phẩm
  • 3. Tóm tắt nội dung sách Từ điển tâm lý – Tích cách và cảm xúc đến từ đâu
    • ☆ Phụ thuộc
    • ☆ Yêu thương
    • ☆ Thô thiển
    • ☆ Sự hối tiếc
    • ☆ Thông minh
    • ☆ Mau nước mắt
    • ☆ Ngại giao tiếp
    • ☆ Chan hòa
  • 4. Cảm nhận và đánh giá sách Từ điển tâm lý – Tính cách và cảm xúc đến từ đâu

1. Giới thiệu tác giả

Shozo Shibuya sinh năm 1946, tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ông có bằng Tiến sĩ hệ sau đại học ở Đại học Đô thị Tokyo, chuyên ngành Tâm lý học và Văn học. Ông từng là giáo sư khoa Xã hội học và khoa Nghiên cứu tâm lý học hệ sau đại học tại Đại học Mejiro, và hiện tại đang giữ hàm Giáo sư Danh dự của trường. Các tác phẩm của ông gồm có: Hiểu rõ đến mức thú vị! Tâm lý học về tình yêu, Hiểu rõ đến mức thú vị! Tâm lý học về sự thay đổi, Cuốn sách có thể điều khiển tâm lý, Sổ tay thí nghiệm thú vị về tâm lý, Tâm lý học xấu – Nghiêm cấm lạm dụng, Phương pháp đối xử với người gây rối, Khả năng thương lượng siêu hạng…

2. Giới thiệu tác phẩm

“Tính cách” và “cảm xúc” là những từ ngữ vô cùng quen thuộc, nhưng để bóc tách và phân tích từng loại tính cách và cảm xúc thì không phải chuyện dễ dàng gì.

Khi giao tiếp với người khác, chúng ta luôn cố gắng phỏng đoán tính cách và cảm xúc của đối phương, để điều chỉnh cách ứng xử và xem họ có hòa hợp với ta không. Nhiệm vụ này hao tổn không ít tâm trí, nhưng nhiều khi chúng ta vẫn không thể đọc vị chính xác đối phương. Chúng ta phải trải qua những cuộc đối thoại gượng gạo, nhưng tình huống khó xử, hay tệ hơn là những mối quan hệ đổ vỡ, cũng chỉ vì ta không thể hiểu chính xác tâm tư của người khác để cư xử cho phù hợp. Từ Điển Tâm Lý chính là cuốn sách “vỡ lòng” về tính cách và cảm xúc, giúp bạn trở nên thấu đáo và khéo léo hơn trong giao tiếp.

3. Tóm tắt nội dung sách Từ điển tâm lý – Tích cách và cảm xúc đến từ đâu

☆ Phụ thuộc

“Phụ thuộc là trạng thái tinh thần vô cùng thích một đối tượng hoặc hành động nào đó, gọi cách khác là “nghiện”. Có người mê chơi trò chơi trực tuyến đến quên ăn quên ngủ, đốt tiền vào cờ bạc, mua sắm quá tay, hoặc quá lưu luyến một người đến mức cả ngày luôn nghĩ đến người đó, không dứt ra được.

Tùy thuộc vào đối tượng phụ thuộc, chất gây nghiện (thuốc, rượu, nicotin, đồ ăn) và thứ gây nghiện (cờ bạc, game, internet, tình yêu) mà cách phụ thuộc cũng khác nhau. Nếu bạn cảm thấy mình có biểu hiện như rất khó để thoát khỏi điều gì hoặc gạt bỏ gì đó khỏi suy nghĩ, thì có khả năng là bạn đang bị phụ thuộc vào thứ đó. Và điều cần thiết lúc này là rời xa đối tượng mà bạn nghi ngờ đang bị phụ thuộc.”

☆ Yêu thương

“Đây là từ mang ý nghĩa thể hiện sự lưu luyến với một đội tượng khác giống như yêu, nhưng đối tượng ở đây không giống như trong tình yêu đôi lứa, mà là con cái hoặc thú cưng. Giống như tình yêu, nếu sự lưu luyến trở nên quá mạnh mẽ, người đó sẽ bị phụ thuộc vào đối tượng và không có nhu cầu quan tâm đến bất cứ một thứ gì khác.

Mặt khác, vì vẫn có lòng tự tôn nên khi yêu thương được dành cho những người có vị trí thấp hơn, thì họ vẫn sẽ đối xử tốt với bản thân hơn là với đối tượng nhưng vẫn có khuynh hướng bảo vệ và điều khiển đối tượng. Yêu thương có biểu hiện là sự lưu luyến và thương mến hướng đến đối tượng. Khi sự lưu luyến lớn dần, chúng ta có thể đặt đối tượng hoàn toàn trong sự chăm sóc của mình.”

☆ Thô thiển

“Người kiểu này có biểu hiện nham hiểm, không đàng hoàng như hành vi quấy rối tình dục hoặc nói những chuyện bậy bạ một cách công khai. Hành động của họ là tự phát, cho dù có bị phê bình nhưng vẫn không sửa đổi. Họ chẳng nhận được gì tốt đẹp, mà còn bị nhiều người ghét bỏ, gây cản trở. Vì hành vi đã trở thành thói quen (tùy thuộc vào mức độ không đứng đắn), nên cho dù họ có gặp những điều bất lợi thì cũng rất khó thay đổi và dễ bị mọi người chỉ trích. Vì rất gian xảo và để tiện nên những người thô thiển cũng hám lợi và không ngại dùng thủ đoạn để đạt được mục đích.”

☆ Sự hối tiếc

“Trong các phim có chủ đề du hành thời gian, nhân vật quay ngược lại thời điểm quá khứ khi họ mắc sai lầm hay thất bại, rồi cố gắng sửa chữa cuộc đời mình. Họ tận dụng cơ hội quay ngược thời gian, cố gắng để không bị mắc sai làm hay thất bại nữa. Nếu điều đó là khả thi thì thật quá lý tưởng, nhưng đáng tiếc là khi đã mắc sai lầm hay thất bại thì ta lại không thể quay ngược thời gian được.

Hối tiếc là cảm xúc tiêu cực, nên càng hối hận ta lại càng tự đánh giá thấp bản thân, để rồi lãng phí thời gian quý giá vào việc suy nghĩ xem phải làm gì tiếp theo. Thực ra, kể cả trong đời thật thì bạn vẫn có thể làm lại nếu mắc sai lầm. Nhờ kinh nghiệm từ sai lầm, bạn có thể chuẩn bị sẵn sàng để tránh gặp thất bại giống như vậy vào lần sau.

Chúng ta chỉ làng phí thời gian nếu cứ hối tiếc và dằn vặt bản thân. Điều này chỉ làm lãng phí thời gian. Trong thực tế cuộc sống ta vẫn có thể làm lại nếu mắc sai lầm, điều quan trọng là biết rút ra bài học kinh nghiệm và tận dụng cơ hội để không lặp lại sai lầm trong lần tới.”

☆ Thông minh

“Đặc trưng của người thông minh không chỉ nằm ở kiến thức phong phú mà còn nằm ở cách họ vận dụng kiến thức để học hỏi những kiến thức mới, còn những người chỉ phô trương kiến thức hiện tại thì không phải là người thông minh.

Người thực sự thông minh luôn thấy hứng thú khi bắt gặp những kiến thức mình chưa biết, và trước tiên luôn lắng nghe những ý kiến khác với mình.

Đừng lên mặt và coi những người không có kiến thức là kẻ ngốc, cũng dừng khoe khoang kiến thức và chỉ chú tâm đến lợi ích của bản thân. Ngay cả khi đối mặt với những định kiến và sai lầm, hãy cố gắng đánh giá xem có thể xử lý bằng lý trí hay không.

Đừng quên thái độ học hỏi và khiêm nhường. Người thông minh không chỉ hiểu biết rộng mà còn có thể vận dụng được kiến thức. Tuy nhiên, không thể nói việc khoe khoang kiến thức vốn có của bản thân là một biểu hiện của sự thông minh.”

☆ Mau nước mắt

“Chức năng sinh lý học của nước mắt là vận chuyển dinh dưỡng đến nhãn cầu và giúp ta chớp mắt một cách trơn tru để bảo vệ mắt khỏi vi sinh vật và tia tử ngoại. Tuy nhiên, nước mắt còn tuồn ra do căng thẳng tâm lý, giúp loại bỏ chất thải tích tụ trong cơ thể ra bên ngoài. Hơn nữa, việc khóc sẽ gia tăng chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ giúp trấn tĩnh và giải tỏa căng thẳng tâm lý.

Dù là với cảm xúc nào, việc khóc chắc chắn sẽ giúp giải tỏa căng thẳng tinh thần. Cũng có giả thuyết cho rằng tuổi thọ của nam giới ngắn hơn nữ giới là vì từ bé họ đã được dạy rằng việc khóc trước chỗ đông người là điều cấm kỵ, do đó họ sẽ phải chịu căng thẳng tâm lý hơn là phụ nữ. Vậy nên đôi khi khóc một mình cũng tốt.”

☆ Ngại giao tiếp

“Hầu hết những người ngại giao tiếp nghĩ rằng mối quan hệ con người thật phiền phức, nên họ thường cảm thấy mình không giỏi trong các hoạt động tập thể. Tuy vậy, việc giao tiếp giữa các cá nhân lại không khó khăn đến mức đó.

Họ cảm thấy ngại vì giá trị quan của họ khác với nhiều người, mà họ còn không giỏi trong việc thể hiện bản thân. Do đó, họ vẫn mong muốn được thấu hiểu, dù chỉ là một chút ít.

Để giải tỏa phiền toái trong tập thể, người ngại giao tiếp phải tìm được chỗ đứng của bản thân bằng cách không quá chú trọng vào các mối quan hệ xã giao, hoặc phải hiểu rõ vai trò của mình trong tập thể.

Cảm giác ngại giao tiếp xuất phát từ việc không thích nghi được với các hoạt động đoàn thể. Điều quan trọng là những người này phải tìm được chỗ dung trong tập thể thay vì quá chú trọng vào mối quan hệ con người.”

☆ Chan hòa

“Người chan hòa không ngừng tươi cười và mềm mỏng để tránh tạo áp lực với người khác. Trang phục, kiểu tóc, lối trang điểm của họ không quá cá tính, nhằm tạo ra cảm giác an tâm về ngoại hình. Họ không nhiều lời, nhưng nếu được góp ý thì cũng không tỏ ra khó chịu.

Vì có mối quan hệ tốt đẹp với thiên nhiên và con người nên người chan hòa sẽ sống tích cực và thường được mọi người yêu mến và giúp đỡ. Để có được lối sống chan hòa, trước tiên ta cần suy nghĩ và để ý đến tâm trạng của mọi người. Sự tin tưởng không thể chỉ được gây dựng trong một sớm một chiều, mà sẽ cần một khoảng thời gian để ta được mọi người đánh giá tốt.

Người chan hòa không gây ấn tượng bằng ủy quyền và dễ dàng được tin tưởng vì họ tạo cho mọi người cảm giác an tâm. Để được như thế, điều quan trọng là phải suy nghĩ trước sau và để ý đến tâm trạng của mọi người.”

4. Cảm nhận và đánh giá sách Từ điển tâm lý – Tính cách và cảm xúc đến từ đâu

Với cách trình bày rõ ràng, bắt mắt; văn phong dễ hiểu; nội dung cạn kẽ “Từ Điển Tâm Lý” thực sự là cuốn sách “vỡ lòng” về tính cách và cảm xúc, giúp bạn trở nên thấu đáo và khéo léo hơn trong giao tiếp.

Do được tổng hợp và chắt lọc từ khối kiến thức đồ sộ của các chuyên gia tâm lý và viết lại bằng giọng văn thân thiện, “Từ Điển Tâm Lý” sẽ đem lại cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về tính cách và cảm xúc của con người.

Cuốn sách không chỉ dừng lại ở lý thuyết suông mà còn đưa ra những giải pháp cụ thể hướng dẫn bạn đọc vận dụng kiến thức về “tính cách” và “cảm xúc”, giúp bạn thấu hiểu bản thân và người khác. Từ đó xây dựng những mối quan hệ lành mạnh. Vì vậy, hãy cùng mình tìm hiểu và dành thời gian áp dụng thực tế nhé!

Nếu bạn thấy nội dung phù hợp, hãy mua sách ủng hộ tác giả nha

Từ điển tâm lý

Xem giá ưu đãi

Tóm tắt & Review sách Từ điển tâm lý – Tính cách và cảm xúc đến từ đâu – Shozo Shibuya

Cungdocsach.vn

Click to rate this post![Total: 3 Average: 5] Cảm nghĩ của bạn 5.106

Từ khóa » đọc Sách Từ điển Tâm Lý