Tóm Tắt Truyện Cô Bé Quàng Khăn đỏ Ngắn Gọn, Hay Nhất - TopLoigiai

Đề bài: Tóm tắt truyện Cô bé quàng khăn đỏ

Lời giải:

Ngày xưa có cô bé quàng khăn đỏ có bản tính ham chơi. Có lần, bà ngoại cô bị ốm nên mẹ bảo cô mang bánh sang biếu bà và nhớ phải đi đường thẳng, không được đi đường vòng nếu không sẽ nguy hiểm. Cô bé quàng khăn đỏ lên đường nhưng vì quá ham chơi nên quên mất lời mẹ dặn nên đi theo đường rừng, cô bé đã gặp sói. Sói lừa cho cô bé đi hái hoa còn mình thì đến nhà bà ngoại cô bé và ăn thịt bà cô bé. Sau khi ăn thịt bà cô bé xong, sói mặc đồ của bà và nằm lên giường chờ sẵn cô bé quàng khăn đỏ đến để ăn thịt. Khi cô bé đến, sói đã nuốt chửng luôn cả cô bé vào bụng. Sau khi được bữa no nê, sói lăn ra ngủ. Đúng lúc đó có bác thợ săn tốt bụng đi ngang qua thấy sói nằm ngủ trên giường thì đã giết sói, cứu bà cháu cô bé quàng khăn đỏ. Hai bà cháu hạnh phúc, đoàn tụ bên nhau.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ nhé!

Mục lục nội dung 1. Tóm tắt truyện cô bé quàng khăn đỏ bằng tiếng anh2. Ý nghĩa truyện Cô bé quàng khăn đỏ3. Bài học từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

1. Tóm tắt truyện cô bé quàng khăn đỏ bằng tiếng anh

Tóm tắt truyện Cô bé quàng khăn đỏ ngắn gọn, hay nhất

Long time ago, there was a little girl who loved wearing red craft so much that people called her Little red ridding hood. One day, she was made to deliver some food for her sick grandma by her mother. Her mother told her to focus on the way and not to wander around. On the way, she met a bad wolf that deceived her by telling her to pick some flowers for her grandma. The wolf came to her grandma's house and ate her. When the girl came back, the wolf ate her as well. Luckily, they were saved by a brave hunter. Little Red realized how wrong she was and promised to never listen to stranger anymore.

2. Ý nghĩa truyện Cô bé quàng khăn đỏ

Cô bé quàng khăn đỏ là một câu truyện cổ tích hầu hết tất cả các em nhỏ đều có ít nhất một lần được nghe. Qua đó bài học lớn nhất dành cho các em chính là phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi không la cà dọc đường. Đặc biệt không nên tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để đảm bảo an toàn cho chính mình. Việc cô bé trong truyện gặp phải chó sói và để chó sói ăn thịt của bà là một ví dụ điển hình cho những em nhỏ không biết vâng lời bố mẹ. Trường hợp không may các em gặp phải kẻ xấu cần phải tìm những người lớn xung quanh để giúp đỡ.

Đây cũng là một lời nhắc nhở đối với các bậc phụ huynh khi trẻ còn nhỏ nên dạy trẻ cách để phân biệt giữa người tốt, người xấu. Đồng thời phải giáo dục cho trẻ nếu không may gặp phải những người xấu thì trẻ nên biết làm cách nào để tự bảo vệ mình.

Câu truyện cô bé quàng khăn đỏ còn đưa ra hình tượng chó sói để đại diện cho cái xấu, cái ác. Qua đó tác giả muốn phê phán những người giả nhân, giả nghĩa lợi dụng lòng tốt, sự tin tưởng của người khác để hại người. Ở đây sói đã lợi dụng cô bé ngây thơ để khai thác các thông tin và làm việc xấu. Khi sói đói bụng không tìm được cho mình thức ăn đành ăn thịt bà và cô bé còn biểu trưng cho những con người thích hưởng thụ nhưng không thích làm việc. Đây là một thói xấu đáng chê trách. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng dành cho những người có lối sống không chân chính chắc chắn không bao giờ tốt đẹp. Và sói đã phải trả giá dưới nòng súng của bác thợ săn.

Bác thợ săn đại diện cho những người tốt trong xã hội, sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn mặc dù rất nguy hiểm và bác cũng chính là người cho cô và bà cơ hội sinh lại lần thứ hai nếu như không có bác thì cả hai người đã chết rồi. Không phải ai cũng may mắn gặp được người tốt giúp đỡ trước kẻ ác xấu như cô bé đâu nên các bé phải hết sức cẩn thận nghe lời ba mẹ không được làm trái lời ba mẹ.

Qua câu truyện Cô bé quàng khăn đỏ đã đem lại bài học đáng giá cho các bé nhỏ và những lời nhắc nhở cảnh tỉnh cho các bậc cha mẹ. Cô bé còn được coi là một cẩm nang để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ. Thực tế không đúng khi bị sói nuốt vào bụng thì không thể sống lại được tuy nhiên câu truyện cho cô bé được cứu sống vời lời nhắc nhở các bé phải biết vâng lời ba mẹ, đi đến nơi về đến chốn, không được la cà các dọc đường, tự nhận biết được đâu là việc tốt để làm, tránh xa các việc xấu, người xấu.

3. Bài học từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ

Bài học cảnh giác trước người lạ

Hình tượng chó sói già độc ác được đưa vào câu chuyện cổ tích là đại diện cho người xấu, thành phần lười lao động chỉ thích ăn sẵn mà không chịu làm việc. Ý đồ của câu chuyện chính là lên án những con người xấu xa, giả nhân nghĩa để chiếm được cảm tình, niềm tin của người khác. Nhất là với những con người xa lạ, không quen biết, trẻ cần phải tránh thật xa.

Bài học và tấm gương người tốt việc tốt

Nếu sói già đại diện cho người xấu thì bác thợ săn là đối tượng người tốt việc tốt mà bố mẹ có thể giúp bé yêu có thêm kiến thức sống. Những người tốt luôn sẵn sàng cứu giúp người gặp hoạn nạn dù có nguy hiểm đến đâu. Trong câu chuyện, cô bé và bà ngoại đã được “tái sinh” một lần nữa nhờ sự cứu giúp của bác thợ săn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày không phải lúc nào chúng ta cũng gặp được may mắn. Chính vì thế mà cha mẹ luôn phải dặn dò bé không được nghe lời dụ dỗ để mắc bẫy đối tượng xấu.

Không được la cà, đi đến nơi về đến chốn

Bài học đắt giá cho các bé yêu là tuyệt đối phải ngoan ngoãn nghe lời người lớn trong nhà và không nghe theo người lạ. Khi đi học, đi chơi bé phải về đúng giờ, không la cà dọc đường để tránh tạo cơ hội cho người xấu gây chuyện.

Người xấu, kẻ lười biếng phải chịu hậu họa khôn lường

Những câu chuyện cổ tích luôn đem lại những bài học cuộc sống có ý nghĩa nhân văn cao. Cô bé quàng khăn đỏ cũng không phải ngoại lệ. Người tốt chắc chắn sẽ gặp may mắn và người xấu nhất định phải gánh chịu hậu quả khó lường.

Những người có lối sống bất chính, lười lao động và luôn muốn hưởng thành quả sẵn đều sẽ phải thất thế trước người tốt. Cụ thể trong câu chuyện, sói giá đã phải bỏ mạng trước nòng súng của bác thợ săn. Chuyện cổ tích này cũng là nguồn động lực cổ vũ bé chăm chỉ học tập, rèn luyện, không lười biếng.

Từ khóa » Tóm Tắt Truyện Cô Bé Quàng Khăn đỏ Tiếng Anh