Tóm Tắt Truyện Ngắn Vợ Nhặt - TOP 5 Mẫu Tóm Tắt Tác Phẩm Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
Tổng quát nội dung có trong bài viết
- 1. Khái quát về tác giả tác phẩm vợ nhặt
- 1.1. Tiểu sử về tác giả tác phẩm vợ nhặt
- 1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả
- 2. Tổng quan về nội dung bài vợ nhặt
- 2.1. Hoàn cảnh sáng tác vợ nhặt
- 2.2. Bố cục của tác phẩm
- 2.3. Phương thức biểu đạt:
- 2.4. Ý nghĩa nhan đề vợ nhặt
- 2.5. Giá trị nội dung bài vợ nhặt
- 2.6. Giá trị nghệ thuật bài vợ nhặt
- 3. Top 5 bài tóm tắt truyện ngắn vợ nhặt
- 3.1. Tóm tắt văn bản vợ nhặt (mẫu số 1)
- 3.2. Tóm tắt truyện ngắn vợ nhặt (mẫu số 2)
- 3.3. Tóm tắt truyện vợ nhặt (mẫu số 3)
- 3.4. Tóm tắt bài vợ nhặt (mẫu số 4)
- 3.5. Tóm tắt vợ nhặt ngắn nhất (mẫu số 5)
Bài viết dưới đây chia sẻ bài tóm tắt kiến thức tác phẩm “Vợ nhặt” ngắn gọn đầy đủ, qua bài viết này các bạn có thể khái quát nội dung tác phẩm, ôn tập và củng cố kiến thức để làm tốt hơn bài phân tích của mình.
1. Khái quát về tác giả tác phẩm vợ nhặt
1.1. Tiểu sử về tác giả tác phẩm vợ nhặt
Kim Lân sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh ra trong một gia đình nghèo ở Từ Sơn, Bắc Ninh.
Năm 1944, ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc và hoạt động nghệ thuật phục vụ cho kháng chiến và cách mạng trong nhiều lĩnh vực: làm báo, viết văn, diễn kịch…
Năm 2001, ông được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
1.2. Sự nghiệp văn học của tác giả
Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn.
Phong cách sáng tác: Kim Lân chuyên viết truyện ngắn, những tác phẩm của ông thường viết về khung cảnh nông thôn và người nông dân.
Những tác phẩm chính:
- Nên vợ nên chồng (truyện ngắn, 1955)
- Con chó xấu xí (truyện ngắn 1962)
2. Tổng quan về nội dung bài vợ nhặt
2.1. Hoàn cảnh sáng tác vợ nhặt
Tác phẩm “Vợ nhặt” được in trong tập truyện ngắn Con chó xấu xí (1962). Ban đầu nó có tên là “Xóm ngụ cư” nhưng do bị mất bản thảo nên vào năm 1954 – khi hòa bình lập lại, Kim Lân đã dựa vào cốt truyện cũ để viết lại tác phẩm này.
Truyện tái hiện lại những nỗi cơ cực, bần hàn của con người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
2.2. Bố cục của tác phẩm
Tác phẩm được chia làm 4 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến …tự đắc với mình): Kể lại chuyện anh Tràng dẫn người thị-người “vợ nhặt” về nhà.
+ Phần 2 (tiếp đến…đẩy xe bò về): Kể lại cuộc gặp gỡ của Tràng và thị và cái duyên trở thành vợ chồng của hai người.
+ Phần 3 (tiếp đến…nước mắt chảy dòng dòng): Tràng ra mắt người vợ nhặt với mẹ mình – bà cụ Tứ. Nỗi niềm lo lắng và sự vui mừng, phấn khích của bà cụ Tứ trước hạnh phúc của con trai.
+ Phần 4 (còn lại): Sự thay đổi của gia đình Tràng vào sáng hôm sau. Niềm tin, sự hi vọng vào một tương lai tốt đẹp của gia đình anh cu Tràng.
2.3. Phương thức biểu đạt:
Tự sự.
2.4. Ý nghĩa nhan đề vợ nhặt
Thường từ “nhặt” người ta dùng để nhặt những vật bị đánh rơi, hay thứ gì đó đã bị vứt đi, nhưng ở đây thì là nhặt “Vợ”. Điều đó đã thu hút, kích thích trí tò mò của người đọc. Qua nhan đề cho ta thấy được số phận bất hạnh và giá trị rẻ rúng của con người trong xã hội lúc bấy giờ.
Nhan đề đã bao quát toàn bộ nội dung cũng như tư tưởng của tác phẩm. Phơi bày một cách chân thực hiện thực cuộc sống xã hội Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Thời điểm này, để duy trì cuộc sống con người có thể dẫm đạp lên chính lòng tự trọng của bản thân.
2.5. Giá trị nội dung bài vợ nhặt
Phản ánh hiện thực cuộc sống xã hội trong nạn đói năm 1945, nghèo túng, bần hàn, đói khát đến độ con người phải bán rẻ cả nhân cách và phẩm giá của bản thân mình để duy trì sự sống.
Thể hiện khát vọng có được hạnh phúc gia đình của con người dù trong hoàn cảnh thê lương, khốn cùng, đói nghèo nhất nhưng vẫn luôn tin vào ngày mai tươi đẹp hơn.
Qua tác phẩm, Kim Lân đã gián tiếp phê phán, lên án, tố cáo những tội ác mà thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra đó là thảm họa nạn đói năm 1945, khiến hai triệu người dân chết đói.
2.6. Giá trị nghệ thuật bài vợ nhặt
Xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo, hấp dẫn, mới mẻ, kết cấu truyện đặc sắc.
Sử dụng khéo léo nghệ thuật đối thoại, độc thoại nội tâm thể hiện nổi rõ tâm lý và tính cách của từng nhân vật.
Ngôn từ phong phú, lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn người đọc, người nghe.
3. Top 5 bài tóm tắt truyện ngắn vợ nhặt
3.1. Tóm tắt văn bản vợ nhặt (mẫu số 1)
Truyện ngắn “Vợ nhặt ” kể về câ chuyện nhân vật Tràng nhặt được vợ trong thời buổi đất nước đang xảy ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Tràng là người ngụ cư nghèo khổ, ngoại hình thô kệch xấu xí, làm nghề kéo xe bò kiếm sống. Bởi lẽ thế nên anh vốn ế vợ từ lâu nhưng một hôm lại “nhặt” được một cô vợ một cách dễ dàng chỉ bằng vài câu hò đùa lúc làm việc và bốn bát bánh đúc. Trên đường dẫn vợ về, Tràng vừa ngượng ngùng lại vừa hãnh diện vì lấy được vợ. Thấy thế, người dân trong xóm ngụ cư vô cùng ngạc nhiên, vui mừng xen lẫn lo lắng, vì trong cái thời buổi lúc bấy giờ thân mình còn chưa lo được giờ lại phải đèo bòng thêm một miệng ăn. Khi về nhà ra mắt mẹ – bà cụ Tứ, bà vừa mừng vừa tủi lại vừa lo; mừng vì con đã lấy được vợ, tủi vì trong thời buổi khốn cùng này người ta mới chịu lấy con mình, lo là vì nhà bà quá nghèo lại thêm một miệng ăn nhưng rồi cũng chúc phúc cho đứa con trai của mình. Sáng hôm sau, nhờ có nàng dâu mới trong nhà mà nhà cửa gọn gàng, sân vườn sáng sủa hẳn, Tràng hạnh phúc như vừa ở giấc mơ đi ra. Anh thấy cảm động vô cùng, anh thấy mình trưởng thành hơn và cần có trách nhiệm với gia đình. Trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, cả nhà Tràng ăn uống rất vui vẻ, đầm ấm dù chỉ là nồi “chè khoán” đắng chát khó ăn do chính tay bà cụ Tứ nấu. Giữa lúc ấy, tiếng trống thúc thuế vang lên, người con dâu bèn kể chuyện người đói ở Thái Nguyên, Bắc Giang đã vùng dậy phá kho thóc Nhật. Lúc đó, trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh đoàn người đói đi trên đê Sộp và lá cờ đỏ bay phấp phới.
3.2. Tóm tắt truyện ngắn vợ nhặt (mẫu số 2)
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân một tác phẩm xuất sắc phản ánh hiện thực cuộc sống đói khát bần hàn của con người trong xã hội những năm 1945. Bối cảnh câu chuyện trong tác phẩm được lấy tại thời điểm diễn ra nạn đói khủng khiếp năm 1945, nó đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân vì thiếu lương thực. Con người lúc bấy giờ rơi vào hoàn canh rất thê lương, đến ăn cũng không có đủ chứ nói gì đến những nhu cầu cơ bản khác.
Trong hoàn cảnh khốn cùng đó, anh cu Tràng – nhân vật chính của truyện với ngoại hình xấu xí, thô kệch, nhà thì nghèo đói lại cưới được vợ, nói là cưới nhưng thực chất là vợ nhặt. Khi thấy Tràng dẫn theo một người phụ nữ về nhà cả xóm ai nấy đều ngạc nhiên xen lẫn lo lắng, nhất là bà cụ Tứ – mẹ của Tràng, vừa mừng vì đứa con trai mình cuối cùng cũng có vợ, nhưng lại vừa lo vì trong hoàn cảnh khốn cùng nuôi thân còn chẳng đủ nay lại thêm một miệng ăn nữa. Nhưng rồi bà cũng đến chúc phúc khuyên nhủ vợ chồng Tràng hãy sống tốt.
Ngày hôm sau, nhà có thêm cô con dâu mới nên nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ hơn hẳn. Bữa cơm đầu tiên khi gia đình có thêm sự xuất hiện của nàng dâu mới chỉ có “nòi chè khoán” nấu bằng cám chát đắng khó ăn nhưng không khí lại rất vui vẻ, đầm ấm. Nòi chè do chính tay bà cụ Tứ nấu thể hiện tấm lòng yêu thương các con của người mẹ và luôn mong sao con mình hạnh phúc.
Đang trong bữa ăn thì tiếng trống thúc thuế vang, lúc này trong óc Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đang tung bay phấp phới và đoàn người đói đang đi trên đê Sộp.
3.3. Tóm tắt truyện vợ nhặt (mẫu số 3)
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kể về câu chuyện nhặt được vợ của một chàng trai với cái tên là Tràng. Trong thời buổi nạn đói khủng khiếp năm 1945 đang hoành hành đã làm hơn 2 triệu người chết, hoàn cảnh vô cùng bi thương, thảm thiết đâu đâu cũng là mùi của chết chóc mà Tràng lại có vợ. Tràng là một người dân ngụ cư nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, ấy thế mà lại lấy được vợ, đúng hơn là nhặt được vợ chỉ bằng vài câu hò vui cùng bốn bát bánh đúc. Khi nghe tin anh Tràng cưới được vợ, cả xóm ái nấy đều ngạc nhiên và lo lắng, đặc biệt là bà cụ Tứ – mẹ của Tràng. Vừa mừng vừa lo khi con trai lấy được vợ, nhưng rồi cũng chúc phúc và dành những lời khuyên răn, dạy bảo hai vợ chồng. Sáng hôm sau thức dậy, thấy sân nhà vườn tược gọn gàng sạch sẽ, Tràng thấy hạnh phúc và thấy bản thân mình cần có trách nhiệm hơn với gia đình. Bữa cơm đầu tiên ăn mừng cho sự xuất hiện của nàng dâu mới trong nhà chỉ có “nồi chè khoán” do chính tay bà bà cụ Tứ nấu tuy chát đắng khó ăn nhưng không khí gia đình rất vui vẻ, ấm áp. Đang trong bữa ăn thì có tiếng trống thúc thuế dồn dập vang lên, nàng dâu mới kể chuyện Việt Minh ở cùng Thái Nguyên, Bắc Giang phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới và những người đi cướp kho thóc để chia cho dân nghèo.
3.4. Tóm tắt bài vợ nhặt (mẫu số 4)
Truyện ngắn “Vợ nhặt” kể về cuộc đời anh cu Tràng một người đàn ông xấu xí, thô kệch, nghèo khổ sống ở xóm Ngụ cư. Cũng chính vì thế mà anh khó có thể lấy vợ trong hoàn cảnh thường chứ không nói gì đến hoàn cảnh khốn cùng khi nạn đói đang hoành hành. Thế nhưng anh lại lấy được vợ, đúng hơn là nhặt được trước sự ngỡ ngàng của người dân trong xóm ngụ cư, bà cụ Tứ – mẹ Tràng và chính bản thân Tràng cũng ngỡ ngàng. Thị chấp nhận làm vợ và theo Tràng về nhà sau mấy câu hò bông đùa của Tràng và bốn cái bánh đúc.
Khi về tới nhà thấy gia cảnh nghèo khó của Tràng Thị đã không bỏ đi mà chỉ nén lại tiếng thở dài. Buổi sáng đầu tiên làm nàng dâu mới trong nhà, Thị đã cùng bà cụ Tứ dọn dẹp nhà cửa, sân vườn và chuẩn bị bữa cơm gia đình. Bữa cơm chẳng có gì ngoài nồi cháo cám chát đắng do bà cụ Tứ nấu nhưng lại rất vui vẻ và đầm ấm. Khi đang ăn, tiếng trống thúc thuế vang lên, Thị kể chuyện Việt Minh phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo, cuối truyện là hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới trong óc Tràng, như mở ra con đường đi theo cách mang trong tương lai của anh Tràng.
3.5. Tóm tắt vợ nhặt ngắn nhất (mẫu số 5)
Tràng một người ngụ cư nghèo khổ, xấu xí sống với mẹ già trong một căn nhà rách rưới, lụp xụp ở xóm Ngụ cư. Công việc kiếm sống hằng ngày của Tràng là đi kéo xe bò thuê. Một hôm, khi đang kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng gặp thị và nhờ mấy câu hò vu vơ bông đùa và bốn bát bánh đúc mà thị đã chấp nhận theo Tràng về làm vợ. Tràng có vợ trong sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên và xen lẫn sự lo lắng của người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ – mẹ Tràng. Sáng hôm sau, Thị cùng bà cụ Tứ dọn dẹp sân vườn, bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình chỉ có nồi cháo cám mà bà cụ Tứ nấu và gọi khéo là chè khoán. Khi đang ăn, tiếng trống thúc thuế lại dồn dập, Thị mới kể chuyện Việt Minh phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo, lúc này trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới, như là mở ra một cánh cửa mới về con đường cách mạng trong tương lai của các nhân vật.
Trên đây là bài tóm tắt kiến thức ngữ văn 12 tác phẩm “Vợ nhặt” ngắn gọn, đầy đủ nhất, các bạn có thể sử dụng bài viết này làm tài liệu cho vệc học tập và nắm vững kiến thức môn ngữ văn của mình. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các bài viết khác mà hoctot.net.vn đã chia sẻ trên website.
XEM THÊM:
Bài văn mẫu: Kết bài vợ nhặt hay nhất
Soạn văn: Phân tích nhân vật thị trong vợ nhặt
Từ khóa » Toms Tắt Vợ Nhặt
-
18 Mẫu Tóm Tắt Vợ Nhặt Ngắn Gọn Và đầy đủ
-
Tóm Tắt Vợ Nhặt (28 Mẫu) - Văn 12
-
Tóm Tắt Vợ Nhặt Hay, Ngắn Nhất (10 Mẫu) | Ngữ Văn Lớp 12
-
Tóm Tắt Tác Phẩm Vợ Nhặt Của Kim Lân
-
Tóm Tắt Vợ Nhặt
-
Tóm Tắt Bài Vợ Nhặt Ngắn Nhất - Ngữ Văn Lớp 12 - Haylamdo
-
Tóm Tắt Vợ Nhặt Lớp 12 Ngắn Gọn Nhất - Daful Bright Teachers
-
Tóm Tắt Tác Phẩm Vợ Nhặt Ngắn Nhất - TopLoigiai
-
Top 3 Tóm Tắt Vợ Nhặt Siêu Ngắn - Toploigiai
-
Tóm Tắt Tác Phẩm Vợ Nhặt Ngắn Gọn Nhất Mới Nhất 2021 - Học Văn 12
-
Tóm Tắt Truyện Vợ Nhặt - Văn Mẫu 12 - Khoa Học
-
Tóm Tắt Vợ Nhặt Kim Lân đầy đủ - Ngữ Văn 12 - Cunghocvui
-
Tóm Tắt Tác Phẩm Vợ Nhặt - .vn
-
Tóm Tắt Vợ Nhặt Ngắn Gọn Súc Tích Mang đầy đủ ý Nghĩa - IIE Việt Nam