[ToMo] 8 Lợi Ích Của Sơ Đồ Tư Duy Đối Với Quá Trình Học Tập ...
Có thể bạn quan tâm
Phùng Cát
~100.000 followers
Theo dõi Nhắn tinThông tin
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích
Chưa có thông tin
Cần tim bạn
Chưa có thông tin
- Đang cập nhật...
Phùng Cát@Kỹ Năng
4 năm trước
[ToMo] 8 Lợi Ích Của Sơ Đồ Tư Duy Đối Với Quá Trình Học Tập Hiệu Quả
Học sinh, sinh viên hiện nay ắt đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để nắm vững các khái niệm mới nhanh nhất có thể, đặc biệt là khi phải chuẩn bị cho tương lai đầy tính cạnh tranh trong thị trường công việc, sẵn sàng ứng tuyển vào các trường đại học top đầu, cũng như đối phó với từng áp lực khi phải thực hiện tốt các bài kiểm tra.
Điều bạn cần bây giờ chính là tìm ra một công cụ nào đó có thể giúp việc học tập và ôn lại kiến thức sao cho hiệu quả khi các cách học truyền thống không còn giúp ích quá nhiều.
Vì vậy, học sinh cũng như giáo viên đều sử dụng bản đồ tư duy như một công cụ học tập hữu ích. Nhờ sơ đồ tư duy, học sinh có thể tiếp cận tài liệu học tập theo cách khác và có được thành quả tốt hơn trong việc xử lý kiến thức mới cũng như ghi nhớ được thông tin lâu hơn.
Sơ đồ Tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy là một quá trình mà người học sử dụng một định dạng đồ họa để ghi lại các ý tưởng và thông tin về một chủ đề cụ thể nào đó. Người học không phải lo lắng về việc họ đưa thông tin vào bất kỳ trình tự cụ thể nào hoặc phải ghi chép từng hàng một.
Sơ đồ Tư duy được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Những người làm trong ngành marketing, nhân viên lập kế hoạch tài chính và các ngành nghề khác đều sử dụng bản đồ tư duy.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày tám cách mà bản đồ tư duy có thể được sử dụng để cải thiện việc học tập tại các trường đại học và phục vụ cho công việc sau này.
1. Ghi bài trong lớp học hiệu quả hơn
Đối với nhiều học sinh, sinh viên, ghi bài là chép lại toàn bộ hết dòng này đến dòng khác những gì mà giáo viên nói. Mục đích chính là ghi càng nhiều thông tin càng tốt với hy vọng nắm bắt được những kiến thức quan trọng. Kết quả là, việc ghi chép thường theo thứ tự thời gian nhưng lại không làm nổi bật được những điểm quan trọng của bài học. Sau đó, bạn sẽ lại phải sắp xếp lại các ý và lựa chọn những gì cần ghi nhớ.
Với sơ đồ tư duy, bạn có thể bắt đầu với chủ đề chính mà giáo viên đang đề cập dựa trên giáo trình hoặc các tài liệu khác. Sau đó, sử dụng bản đồ tư duy để nắm bắt các chi tiết liên quan trong bài giảng. Nhờ vậy, bạn có thể tập trung vào những gì được dạy hơn là viết toàn bộ mọi thứ một cách chi tiết.
2. Giải quyết vấn đề tốt hơn
Học sinh, sinh viên ngày nay thường được yêu cầu dành thời gian trong lớp để giải quyết các bài tập phức tạp.
Với yêu cầu như vậy, có phải bạn thường thử nhiều giải pháp khác nhau trước khi tìm được cách tốt nhất? Nếu không có cách tiếp cận có tổ chức, bạn có thể sẽ lãng phí thời gian, và trở nên chán nản, khi phải làm đi làm lại một công việc vô ích.
Với bản đồ tư duy, bạn sẽ có cách tiếp cận kiến thức có tổ chức hơn. Bạn có thể ghi lại những ý tưởng bạn đã thử và từng bước thực hiện cũng như kết quả trong mỗi lần thử. Sau đó, khi tìm được một ý tưởng phù hợp thì lúc đối mặt với những vấn đề giống vậy trong tương lai, bạn sẽ giải quyết dễ dàng hơn.
3. Nắm chắc ngữ pháp
Cho dù chúng ta đang nói về việc học sinh ở các nước nói tiếng anh học một ngôn ngữ mới, hay những người đọc và viết tiếng Anh, thì việc thông thạo ngữ pháp là điều bắt buộc, nếu không, việc diễn đạt và tiếp nhận ngôn ngữ sẽ vô cùng khó khăn. Vấn đề ở đây là việc học ngữ pháp có thể phức tạp và rất tẻ nhạt. Chẳng hạn như việc học thuộc các động từ bất quy tắc trong tiếng anh cũng là cả một thách thức.
Nhờ cấu trúc phân nhánh từ ý chính, bản đồ tư duy sẽ là một công cụ hữu ích. Chúng bắt đầu với một quy tắc ngữ pháp ở chính giữa và những chi tiết của quy tắc ấy, có thể được minh họa bằng những ví dụ liên quan.
Có một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng khác cần xem xét, đó chính là, bản chất trực quan của bản đồ tư duy có thể làm cho những bài học ngữ pháp nhàm chán và ngột ngạt trở nên thú vị hơn và hấp dẫn hơn.
4. Tóm tắt có hiệu quả
Một cách để giáo viên đánh giá xem học sinh có hiểu những gì họ đã đọc hay không, là yêu cầu họ tóm tắt lại bằng chính ngôn từ của họ. Vấn đề học sinh, sinh viên thường hay gặp phải là những bản tóm tắt này thường viết lại y nguyên những phân đoạn trong cuốn sách và kể lại theo trình tự thời gian của câu chuyện (ví dụ: Huck Finn đã làm điều này, sau đó Tom Sawyer nói điều đó). Mặc dù điều này chứng minh được học sinh có đọc tài liệu, nhưng nó không thể hiện được rằng họ hiểu mọi khía cạnh của cuốn sách, vì nó không hề chứa một dấu hiệu nào thể hiện mức độ hiểu bài.
Khi học sinh, sinh viên lập sơ đồ tư duy thay vì ghi chép từng dòng một, họ bị buộc phải suy nghĩ về các chủ đề và khái niệm hơn là những gì có thể ghi nhớ hoặc sao chép từ sách.
5. Cải thiện vốn từ vựng
Nếu bạn có lượng từ vựng dồi dào, bạn sẽ hiểu được nhiều chủ đề khác nhau. Nếu bạn có lượng từ vựng hạn chế, kiến thức bạn có được cũng sẽ không nhiều. Việc ghi nhớ các từ mới và định nghĩa là một điều không đơn giản với nhiều người.
Bản đồ tư duy có thể giúp bạn đưa các từ vựng lại thành những nhóm giống nhau. Sau đó, khi bạn thành thạo một từ mới, bạn chỉ cần thêm nó vào một trong các nhóm từ mà bạn đã tạo. Nếu nó không phù hợp, thì bạn sẽ cần tạo một nhóm khác để thêm vào.
6. Tạo bản trình bày tốt hơn một cách nhanh chóng
Giáo viên nào cũng đều có xu hướng yêu cầu tất cả các học sinh, sinh viên của mình phải chuẩn bị một bài thuyết trình trước lớp, với mục đích nâng cao chất lượng bài học và tăng khả năng tiếp thu kiến thức. Học sinh sử dụng bài thuyết trình để chia sẻ với mọi người những gì đã học được về một chủ đề cụ thể. Công cụ thường được dùng nhiều nhất chính là powerpoint và slideshare.
Vấn đề nằm ở chỗ, Slideshows chỉ trình bày được duy chỉ một phần của khái niệm chung chung, mà không đưa ra được một bức tranh toàn diện.
Bản đồ tư duy có thể được sử dụng để lấp đầy hạn chế đó và xây dựng những bài thuyết trình tuyệt vời. Chúng có thể được sử dụng để cho thấy mọi chi tiết được liên kết với nhau như thế nào.
7. Thúc đẩy tư duy sáng tạo
Sách giáo khoa, các bài luận và ghi chép truyền thống đều có cấu trúc viết từ trên xuống dưới khiến suy nghĩ của học sinh bị hạn chế. Cấu trúc phân nhánh từ ý chính của sơ đồ tư duy đã mang đến một cách học sáng tạo hơn. Thay vì sao chép y nguyên, áp dụng bản đồ tư duy sẽ giúp bạn đóng góp được nhiều ý kiến hơn.
Hãy suy nghĩ về một bài giảng trên lớp. Thay vì để học sinh, sinh viên ghi chép hoặc thảo luận nhóm, giáo viên có thể cho họ sử dụng bản đồ tư duy với những ô trống để điền vào khi tham gia thảo luận trên lớp. Học sinh, sinh viên khi ấy cần lấy chủ đề làm trọng tâm để tư duy, họ không cần phải cứng nhắc trả lời theo những gợi ý rập khuôn. Điều này giúp họ hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.
8. Giải quyết các khái niệm phức tạp
Một số học sinh, sinh viên học tốt bằng cách nghe giáo viên giải thích những khái niệm cho họ. Những người khác lại có kỹ năng đọc tốt. Có một số người chọn cách học qua việc thực hành và quan sát thực tế, số khác lại học tốt thông qua phương pháp học qua dự án. Bản đồ tư duy hoặc bản đồ khái niệm mang lại hiệu quả như một công cụ cho người học nhìn thấy bố cục các phần hoặc mối liên kết giữa các định nghĩa mới học.
Lấy cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất làm ví dụ. Đó là một chủ đề cực kỳ phức tạp. Việc xây dựng chiến tranh liên quan đến kinh tế, chính trị, chủng tộc,... Sau đó, lại đến các vấn đề của chính cuộc chiến, các liên minh,... Bản đồ tư duy có thể sắp xếp hiệu quả những chi tiết này ở dạng trực quan cho phép học sinh tiếp thu một phần thông tin tại một thời điểm.
Đây chỉ là một số cách mà học sinh và giáo viên có thể áp dụng bản đồ tư duy để cải thiện quá trình học tập. Bản đồ tư duy có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn các khái niệm khác nhau, cải thiện khả năng ghi nhớ, và đơn giản là làm cho việc học trở nên thú vị hơn. Việc áp dụng sơ đồ tư duy vào các lĩnh vực giảng dạy và học tập khác nhau chắc chắn rất hiệu quả.
-----------
Tác giả: Daniela McVicker
Link bài gốc: 8 Ways to Effectively Use Mind Maps in Learning
Dịch giả: Thảo Cát - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Thảo Cát - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,637 lượt xem
Thích 0Không thích 0Chia sẻ Lưu bài Có thể bạn thíchTừ khóa » Sơ đồ Tư Duy Giúp Chúng Ta điều Gì
-
Sơ đồ Tư Duy Là Gì? Cách Vẽ Sơ đồ Tư Duy đẹp, Dễ Ghi Nhớ - Ứng Tuyển
-
Sơ đồ Tư Duy Giúp Chúng Ta: A. Ghi Nhớ Tốt Hơn. B. Giải Các Bài Toán....
-
Sơ đồ Tư Duy Giúp Chúng Ta - Haylamdo
-
1. Sơ đồ Tư Duy Giúp Chúng Ta: A. Ghi Nhớ Tốt Hơn. B. Giải Các Bài Toán
-
Tại Sao Nên Sử Dụng Sơ đồ Tư Duy?
-
Sơ đồ Tư Duy Là Gì? Những điều Cần Biết Về Sơ đồ Tư Duy đẹp Sáng Tạo
-
Sơ đồ Tư Duy Là Gì? Lợi ích Và Cách ứng Dụng Sơ đồ Tư Duy Hiện Nay
-
Cho Biết: Sơ đồ Tư Duy Giúp Chúng Ta? - Hoc247
-
Lợi ích Của Sơ đồ Tư Duy Trong Dạy Và Học
-
SƠ ĐỒ TƯ DUY LÀ GÌ? 5 NGUYÊN TẮC ĐỂ ÁP DỤNG SƠ ... - Acabiz
-
Câu Hỏi Trang 43 SGK Tin Học Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức
-
Lợi ích Của Sơ đồ Tư Duy Và Trình Tự Các Bước để Lập ... - Semtek
-
Sơ đồ Tư Duy Là Gì? Tìm Hiểu Về Sơ đồ Tư Duy
-
Sơ đồ Tư Duy Là Gì. Nêu Lợi ích Của Sơ đồ Tư Duy - Tin Học Lớp 6