[ToMo] Pixar - Cách Mạng Phim Hoạt Hình Và Những Di Sản Điện Ảnh

Cũng như nhiều thể loại khác nhau ở Hollywood, hoạt hình là một lĩnh vực đang phát triển có ý nghĩa vô cùng lớn trên đa số các phương tiện và loại hình truyền thông. Đã có những tập đoàn thành công trên toàn cầu không chỉ giỏi trong việc đưa các bản vẽ tay và đồ họa máy tính lên màn ảnh, mà còn sáng tạo trong cách kể chuyện của họ. Pixar Animation Studios là ví dụ điển hình về một công ty hoạt hình cực kỳ thành công với vô số các dự án được đón nhận trên khắp thế giới. Có trụ sở tại Emeryville, California và sau đó đã dựng nên vị trí của họ ở trung tâm của Hollywood; nhưng Pixar không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những bộ phim hoạt hình được yêu thích trong ngành công nghiệp này, mà luôn cố gắng kể được những câu chuyện có sức tác động mạnh mẽ đến khán giả.

Nhiều người vẫn thắc mắc: làm thế nào mà tổ chức vốn từng là một công ty phần cứng có tên The Graphics Group trở thành hãng phim hoạt hình thành công nhất? Bài viết này xem xét sự thống trị của Pixar trong lĩnh vực phim hoạt hình từ quy trình sản xuất đến tầm quan trọng của chính các dự án đã hoàn thành và giá trị mà chúng đã mang lại cho Hollywood và văn hóa đại chúng.

Cuộc Đổi Mới Với Việc Làm Phim Hoạt Hình Bằng Cách Ứng Dụng Các Phần Mềm Đồ Họa Trên Máy Tính (Computer Animation) Và Quan Hệ Đối Tác Disney

Trước khi được hoàn thành và phát trên màn hình lớn, hoạt hình ban đầu được xử lý với mỗi khung hình được vẽ bằng tay và hợp nhất với nhau (tham khảo hoạt hình Walt Disney cổ điển). Kỹ thuật này có thể là truyền thống, nhưng tiến bộ công nghệ đã dần làm giảm sự liên quan của nó trong điện ảnh đương đại. Đổi lại, hoạt hình đã dần bị thống trị bởi máy tính. Chìa khóa cho sự thành công của Pixar ngoài cách kể chuyện còn là những đóng góp đột phá của họ trong computer animation. Phim hoạt hình ngắn đầu tiên là Cuộc phiêu lưu của André và Wally B. (1984) chính là một trong những nỗ lực đầu tiên của họ. Quan trọng hơn, Toy Story (1995) đã trở thành tác phẩm hoàn thiện đầu tiên được sản xuất dựa trên công nghệ này.

Toy Story (1995) source: Walt Disney Pictures

Toy Story (1995) – Nguồn: Walt Disney Pictures

Theo một bài báo trên Weebly.com, giấc mơ của Pixar là hãng phim hoạt hình đầu tiên sản xuất phim bằng computer animation. Sau sự kiện được giới phê bình đánh giá cao của Toy Story, họ tiếp tục sản xuất thêm hàng loạt tác phẩm như là những bước tiên phong trong lĩnh vực này.

Pixar lần đầu tiên bắt đầu với tư cách là một công ty nhỏ tại Lucasfilm lúc này chỉ làm việc cho một số bộ phim nhất định, như Howard the Duck (1984) và Star Trek: The Wrath of Khan (1982), trước khi được Steve Jobs mua lại, người bắt đầu thiết lập mối liên hệ của họ với Walt Disney Picture. Tại thời điểm này, Pixar không được Disney mua lại mà chỉ đơn thuần là các đối tác phân phối hợp tác, điều này sẽ luôn đẩy mạnh hoạt động marketing.

Pixar thực sự là một công ty độc lập trong một thời gian dài cho đến khi Disney cuối cùng đã mua lại họ vào năm 2006 với giá 7,4 tỷ đô la. Tuy nhiên, trái ngược với các bộ phim hoạt hình Disney khác (đó là Frozen, Tangled, The Lion King, Beauty and the Beast, v.v.), điểm đặc biệt của Pixar chính là giá trị kể chuyện của họ. Với chiều sâu nội tâm và giá trị đạo đức trong những câu chuyện của họ đồng thời cũng được tiếp thị dưới một tập đoàn lớn như Disney, không có gì ngạc nhiên khi Pixar ngày càng trở nên nổi tiếng.

Niềm Đam Mê Đến Từ Những Nhân Viên

Mặc dù George Lucas và Steve Jobs là những nhân vật được biết đến trong Pixar từ những năm đầu tiên, nhưng giờ đây có một số lượng lớn các nhà làm phim và người kể chuyện đã góp phần vào thành công đáng kể của họ. Trong số này có John Lasseter, Andrew Stanton, Joe Ranft, Bob Peterson, Pete Docter và Lee Unkrich. Có một đội ngũ sáng tạo là nền tảng cho Pixar, vì tư duy giàu trí tưởng tượng của mỗi cá nhân là cơ bản trong việc đưa ra những câu chuyện gốc và viết kịch bản.

Theo một bài báo của tạp chí Time, Ed Catmull, người đồng sáng lập Pixar cho biết: Hãy đặt những người thông minh, đam mê trong một căn phòng, buộc họ xác định và giải quyết vấn đề và khuyến khích họ nói ra tất cả những ý tưởng. Cho đến nay, mỗi trong số sáu cá nhân nói trên đã có một số liên quan trong các dự án của nhau. Ví dụ, Lasseter đạo diễn Toy Story, A Bug, Life (1998) và Toy Story 2 (1999) với Stanton, Docter và Unkrich đóng vai trò là đồng biên kịch hoặc có ý kiến ​​đóng góp cho câu chuyện. Andrew Stanton đạo diễn Finding Nemo (2003) và WALL-E (2008), trong khi Docter và Peterson có sự tham gia tiền sản xuất.

Mặt khác, các đạo diễn đưa ra ý tưởng của riêng mình cho Pixar và sử dụng các ý tưởng sản xuất và lối kể chuyện của họ cho dự án đó. Brad Bird đã viết và đạo diễn The Incredibles (2004) một cách độc lập trong khi sau đó hợp tác sản xuất Ratatouille (2007) với Jan Pinkava, người đã dẫn dắt Geri’s Game(1998)giành giải thưởng Oscar ở hạng mục phim hoạt hình ngắn xuất sắc nhất. Ngoài ra, Pixar thường có sự ưu tiên cho một số cá nhân nhất định, tương tự như nhiều hãng phim khác. Đây chủ yếu là quan hệ đối tác thường xuyên với các nhà soạn nhạc Randy Newman, Thomas Newman và Michael Giacchino đã góp phần không nhỏ trong việc nâng tầm thương hiệu của Pixar. Tất cả các nhà soạn nhạc này đều nhận được giải thưởng Oscar, riêng đối với Pixar, Randy Newman giành giải thưởng cho Monsters Inc. (2001), Toy Story 3 (2010) và Giacchino for Up (2009).

Finding Nemo (2003) source: Walt Disney Pictures

Finding Nemo (2003) – Nguồn: Walt Disney Pictures

Ý tưởng quan trọng nhất đối với Pixar là có một nhóm sáng tạo nhỏ của riêng mình (Lasseter, Docter, Stanton, Unkrich, Peterson) và tất cả tập hợp lại thành một để tạo ra những cốt truyện nguyên bản thu hút vừa tách biệt mà cũng vừa gần gũi với xã hội hiện đại. Các tác phẩm của họ tương tự như các nhà phê bình của Cahiers du Cinema, người đã trở thành đạo diễn ở Pháp trong những năm 1960.

Câu Chuyện Tưởng Tượng Và Kịch Bản Gốc

Một điểm sáng tạo đã làm cho Pixar nổi bật so với bất kỳ hãng phim hoạt hình nào khác đó là cốt truyện cực kỳ độc đáo của họ đã mê hoặc cả thị giác lẫn suy nghĩ trong các ý nghĩa tường thuật. Phần lớn các diễn biến nội dung của họ thường rất bất ngờ, với tình huống hư cấu được thực hiện trong bối cảnh xã hội hiện đại. Ý tưởng là chúng trở nên gần gũi với đời thực khi thoát ly các yếu tố giả tưởng càng nhiều càng tốt.

Ví dụ,bộ phim Ratatouille được đặt ở bối cảnh trung tâm Paris, như chúng ta có thể nhìn thấy từ những bức ảnh phong cảnh của các địa điểm thành phố, bao gồm Tháp Eiffel và Champs-Élysées. Góc nhìn mà đạo diễn Brad Bird đưa ra từ đây là trong câu chuyện nguyên bản bất ngờ về một con chuột với ước mơ trở thành đầu bếp. Trong cốt truyện giả tưởng này, bộ phim đề cập đến một sức hút đầy mê hoặc mà Paris mang đến cho cộng đồng địa phương, cũng như miêu tả chân thực về con người ở đây.

Các ví dụ khác là trong ba phần Toy Story, Finding Nemo và Inside Out (2015). Lấy bối cảnh xung quanh hoàn toàn là hành tinh quen thuộc của chúng ta, nhưng khi tìm hiểu vào chiều sâu của các nhân vật, chúng ta như được đặt vào một thế giới mới khác xa với quan điểm của con người. Vẫn có các nhân vật con người trong mỗi bộ phim này, nhưng những điểm nhấn chính lại là những loài vật khác. Mặc dù vậy, chúng được xây dựng trở thành các nhân vật có cảm xúc y hệt con người với đặc tính riêng của từng loài.

Finding Nemo gợi ra một câu chuyện về cuộc sống dưới nước ​​diệu kỳ, giàu trí tưởng tượng và cũng hết sức vui nhộn. Bộ ba Toy Story cũng làm được điều như vậy nhưng từ góc nhìn của những món đồ chơi quen thuộc và cuộc sống sẽ như thế nào nếu chúng thực sự có thể di chuyển và thể hiện cảm xúc của mình. Inside Out là độc nhất vô nhị, vì nó diễn ra trong tâm trí của một cô bé, với cảm xúc đóng vai nhân vật chính; từ đó đưa ra câu hỏi - sẽ thế nào nếu cảm xúc của chúng ta hoạt động hệt như con người? Dĩ nhiên là điều này không thể xảy ra ở đời thực. Inside Out miêu tả nó như một nét tiêu biểu mang tính giáo dục kỳ diệu và lỏng lẻo về cách chúng ta suy nghĩ và đưa ra quyết định trong cuộc sống.

Trước khi tạo nên những câu chuyện này, Pixar đã phát hành khẩu hiệu của họ trên áp phích hoặc phần giới thiệu mở đầu để thực hiện các chiến dịch quảng cáo. Trong bộ phim gần đây nhấ là The Good Dinosaur (2015), lời mở đầu trọng tâm xuất hiện ở trailer là: "điều gì sẽ xảy ra nếu thiên thạch cái mà đã tiêu diệt khủng long hàng tỷ năm trước, trên thực tế, đã không tấn công vào tất cả?" Đặt trong một dòng thời gian thay thế. The Good Dinosaur nhằm mục đích cho thấy mối quan hệ giữa con người và khủng long trên thế giới sẽ như thế nào nếu loài vật này vẫn còn tồn tại.

Những lời mở đầu tương tự khác bao gồm"Cuộc hành trình bắt đầu" trong Toy Story và"Sau 700 năm thực hiện những gì mình đã xây dựng, anh ấy sẽ khám phá ra ý nghĩa của bản thân mình" trong WALL-E. Ý tưởng chính là Pixar có thể truyền đạtý nghĩa của các bộ phim ngay cả trước khi chúng được phát hành. Ngay cả một số trích dẫn nhất định vẫn còn được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay, chẳng hạn như "Hành trình đang chờ đợi chúng ta ngoài kia!"trong bộ phim Up và "Đi đến vô tận và xa hơn nữa!"trong Toy Story.

Lời thoại là một tài sản quý giá trong các bộ phim hoạt hình, vì chúng ta không thấy bất kỳ sự diễn xuất nào trên màn hình, chỉ có giọng nói của các diễn viên lồng tiếng. Tuy nhiên, mặc dù cấu trúc cốt truyện trong các bộ phim Pixar là một yếu tố quan trọng hơn cho sự thành công của họ, điều này không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi chất lượng hình ảnh nhưng thay vào đó là một ưu thế được nâng cao.

Ratatouille (2007) source: Walt Disney Pictures

Ratatouille (2007) – Nguồn: Walt Disney Pictures

Giá Trị Đạo Đức Của Nhân Vật

Nói về các nguyên tắc đạo đức và cấu trúc ý nghĩa trong các câu chuyện của họ, Pixar đã dẫn dắt và hỗ trợ các nhân vật từ nhiều lứa tuổi và các nhóm văn hóa trong các hoàn cảnh khác nhau. Trong Monsters University (2013), Mike và Sulley đi học đại học trước khi gặp nhau ở tập đoàn Monsters, đạo diễn Dan Scanlon khám phá các giai đoạn của tuổi thiếu niên theo cả một cách thực tế (liên quan đến ước mơ và tham vọng vào đại học) và cách hư cấu (họ đều là quái vật). Mặc dù thể loại được công nhận là bộ phim hài tuổi teen, bộ phim đã được thể hiện dưới một gốc độ độc đáo cho những khán giả trẻ hơn.

Trong Up, Carl và Ellie luôn muốn thực hiện ước mơ thời thơ ấu của mình là đến thăm Thác Thiên đường ở Nam Mỹ nhưng do những rắc rối mà cuộc sống mang lại, họ vẫn chưa làm được điều đó cùng nhau. Đáng buồn thay, Ellie cuối cùng đã chết vì một căn bệnh nào đó, khiến cho Carl trở thành một người góa vợ cô đơn. Các đoạn mở đầu trong Up có thể liên quan mật thiết với chính họ, vì mỗi nhân vật và hoàn cảnh đều có mối quan hệ chặt chẽ với mọi người trong xã hội nói chung. Trong các cặp vợ chồng già thì luôn có một người sẽ qua đời trước người còn lại và cuộc sống thực sự như là một con tàu lượn siêu tốc.

Tuy nhiên, mặc dù Carl không bao giờ đến Thác Thiên đường với Ellie, hành động ông một mình đi đến đó vì người vợ đã khuất của mình cho thấy sự can đảm, ngay cả ở tuổi già, cũng không bao giờ từ bỏ giấc mơ. Sau đó, Carl mạo hiểm ở trong ngôi nhà của mình với rất nhiều quả bóng bay để đến được Nam Mỹ. Trên đường đi, ông gặp Russell, Dug và Kevin; từ đó có một cuộc sống mới sau cái chết của bà Ellie. Điều này rốt cuộc cho thấy một sự thấu hiểu rằng cuộc sống vẫn phải tiếp tục. Mối quan hệ của Carl Lau với Ellie và những quyết định của riêng ông ấy trong suốt bộ phim là trọng tâm của ý nghĩa đạo đức, cái đã góp phần to lớn vào thành công của bộ phim.

Có lẽ sự liên kết quan trọng nhất mà Pixar có với khán giả của họ là thông qua nhân vật Andy trong suốt bộ ba Toy Story, đặc biệt là trong phần thứ ba. Khi được phát hành lần đầu tiên vào năm 1995, Andy như là một người đại diện cho tất cả trẻ em lớn lên trong thập niên 1990 (bao gồm cả bản thân tôi) và, giống như các ngôi sao của loạt phim Harry Potter, những đứa trẻ này lớn lên cùng với Andy. Trong Toy Story 3 khi mà cậu bé sắp sửa chia tay tuổi thơ và bước vào giai đoạn trưởng thành. Pixar gợi ra bộ phim tình cảm gắn bó với trải nghiệm của khán giả qua những hoàn cảnh tương tự, điều mà bất cứ ai cũng phải đi qua.

Truyền tải được cảm xúc là một điểm nhấn ấn tượng đóng góp vào thành công của Pixar về mặt kể chuyện và phát triển nhân vật. Cảm xúc là một từ khóa tốt để mô tả tác động đặc trưng của mỗi bộ phim Pixar, khi họ khám phá nó từ quan điểm của những sinh vật khác nhau ngoài con người. Đồ chơi có cảm xúc, bọ có cảm xúc, quái vật có cảm xúc, cá có cảm xúc, siêu nhân và công nghệ có cảm xúc, phương tiện có cảm xúc, chuột có cảm xúc, robot có cảm xúc, chó có cảm xúc, gấu có cảm xúc và khủng long có cảm xúc. Pixar thậm chí còn đi xa hơn thế - điều gì xảy ra nếu cảm xúc có cảm xúc?

Dù cho các nhân vật có là gì đi chăng nữa, tất cả họ đều được nhân hóa và tạo ra một tác động nhất thời đối với khán giả trong cuộc sống của chính họ. Pixar luôn nổi bật với phương diện này và ngành công nghiệp điện ảnh hiện đang bắt đầu chấp nhận rằng, giống như Marvel và Disney, Pixar đang trở thành một vũ trụ đang phát triển.

Những mảnh ghép gợi mở & Sự liên kết giữa các phim

WALL-E (2008) - source: Walt Disney Pictures

WALL-E (2008)- Nguồn: Walt Disney Pictures

Phần này hoàn toàn không đề cập đến chú thỏ Phục sinh hay dịp lễ hội. Trong điện ảnh, Easter eggs (chi tiết ẩn) được dùng để mô tả một gợi ý có chủ đích, thông điệp hoặc trò đùa bên trong phim có thể kết nối từng bộ phim lại với nhau. Ví dụ về điều này có thể là một đạo diễn đóng vai trò khách mời trong các dự án của họ, chẳng hạn như trong các bộ phim của Peter Jackson hoặc Alfred Hitchcock. Pixar đã giấu các Easter eggs kể từ khi bắt đầu sản xuất những bộ phim ngắn. Một Easter eggs đặc biệt được thấy trong phần lớn các bộ phim của họ là chiếc xe tải Pizza Planet. Bắt nguồn từ Toy Story, nó được thấy trong mọi bộ phim của Pixar cho đến Inside Out.

Một ví dụ khác là mã A113, có nghĩa là phòng học A113 tại Học Viện Nghệ thuật California, nơi mà các thành viên trong tổ sản xuất của Pixar từng học. Tương tự như xe tải Pizza Planet, biểu tượngA113, được nhìn thấy rất rõ ràng hoặc chỉ trong một giây. Ý tưởng khi Pixar thực hiện điều này và tính biểu tượng Easter eggsnàygiống như việc dán một con tem lên phim của họ, có thể nói như vậy. Điều này chứng minh rằng các bộ phim được kết nối với nhau, dù là những câu chuyện có giống nhau hay không, như được lập luận trong một lý thuyết của Jon Negroni.

Pixar nổi tiếng vì liên kết các nhân vật của họ từ các bộ phim khác lại với nhau. Ngay cả trong quá trình sản xuất một số dự án, chúng ta cũng có thể thấy được mối liên kết rõ ràng. Trong một số phim đầu tiên có thể có một vài lỗi nhỏ nhưng làm thế nào mà các hạt sạn "hài hước" đó lại khiến một bộ phim hoạt hình trở nên độc đáo đến vậy? Không có nhiều hãng hoạt hình làm điều này, vì vậy đã làm cho Pixar nổi bật hơn nữa. cho thấy sự sáng tạo của Pixar trong việc nhân cách hóa các nhân vật trong thế giới của họ. Các hạt sạn được tìm thấy trong A Bug's Life, Toy Story 2 và Monsters Inc.

Những Phim Ngắn Khác

Ngoài các bộ phim của họ, Pixar còn sản xuất một số phim ngắn mỗi năm, họ đã thực hiện các dự án này kể từ The Adventures of André and Wally B. Những phim ngắn của họ được phát hành trước các bộ phim chínhthường không liên quan đến nhau. Một số ví dụ bao gồm: Geri’s Game với A Bug’s Life, Day & Night với Toy Story 3, Presto với WALL-E La Luna với Brave (2012). Đây là một cách thu hút khán giả trông đợi một bộ phim Pixar - với nhận thức được rằng một đoạn phim ngắn sẽ được trình chiếu trước.

Ngoài ra còn có những bộ phim ngắn kể về những câu chuyện riêng của các nhân vật từ các bộ phim chính và có những nội dung liên quan chặt chẽ giữa chúng. Bao gồm: Mike’s New Car và Monsters Inc, Jack-Jack Attack và The Incredibles, Riley’s First Date? với Inside Out. Dù những bộ phim ngắn này được phát hành tại nhà, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những bộ sưu tập riêng các đĩa DVD và Bluray trong các cửa hàng. Chúng có thể được gọi đơn giản là “Phim ngắn Pixar: Tập 1” và “Phim ngắn Pixar: Tập 2”. Bên cạnh các bộ phim chính, chúng ta cũng có thể có một cái nhìn bao quát hơn qua những bộ phim ngắn chiếu tại nhà và tận hưởng việc khám phá ra cốt truyện gốc khi theo dõi chúng.

Những Giải Thưởng Và Kỷ Lục Phòng Vé

Tất cả những nỗ lực và niềm đam mê trong các dự án của Pixar đều đã được đền đáp. Mặc dù bộ phim Cars 2 (2011) được xem là thất bại nặng nề đầu tiên của nhà Pixar, và The Good Dinosaur với doanh thu phòng vé không như ý, Pixar vẫn tiếp tục phá kỹ lục và nhận được nhiều giải thưởng trên chặng đường dài. Các đối thủ của họ là DreamWorks Animation và Sony dù thành công trong khá nhiều dự án, nhưng ít ai có thể sánh được với Pixar ở mức độ quan trọng lẫn tài chính. Toy Story 3 đã vượt mặt The Lion King và trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại năm 2010, và đến năm 2013 Frozen đã thay thế vị trí này. Rất có thể họ sẽ giành lại vị trí này với Toy Story 4 (2019)?

Up (2009) source: Walt Disney Pictures

Up (2009)- Nguồn: Walt Disney Pictures

Về giải thưởng, Pixar đã được đề cử và chiến thắng ở một số hạng mục. Trong mười bốn năm qua, nhng b phim hoạt hình đưc cho là hay nhất mi thi đi, bảy bộ phim Pixar đã giành được giải thưởng (Finding Nemo, The Incredibles, Ratatouille, WALL-E, Up, Toy Story 3 and Brave). Cùng nhng b phim khác đã được đề cử cho gii thưng kch bản gốc xut sc nhất (Toy Story, Finding Nemo, The Incredibles, Ratatouille, WALL-E and Up), Nhc phim hay nhất và Ca khúc trong phim hay nhất.

Quan trọng hơn, mặc dù, Up và Toy Story 3 là hai trong số ba b phim đã được đề cử cho Phim hay nhất. B phim còn li là Beauty and the Beast. Xem xét điều này, Hc vin Hàn lâm đã đánh giá rt cao về những gì tiềm năng thực sự của Pixar không chỉ trong hoạt hình mà cả phim nói chung, đây thc s là mt s công nhn danh giá của ngành công nghiệp điện ảnh. Bên cạnh những bộ phim truyện của họ nhận được đề cử tiềm năng, giờ đây còn có thể loại Phim hoạt hình ngắn hay nhất sẽ tiếp tục tôn vinh những câu chuyện Pixar. Một số b phim ngn ca họ đã giành gii thưng, bao gồm Tin Toy,Geri’s Game and For The Birds.

Lời kết

Từ bộ phim ngắn đầu tiên The Adventures of André and Wally B. (1984) đến bộ phim gn đây nht The Good Dinosaur (2015), chúng ta đã thấy Pixar đã phát triển từ một tập đoàn độc lập thành một vũ trụ đang phát triển đang dần để lại nhng di sn khng l. Mặc dù bây giờ thuộc quyền sở hữu của Disney, Pixar vẫn là mt trong nhng tưng đài không bao gi biến mt.

Xét về fandom, Pixar đã có một bước ngoặt thú vị chưa từng xảy ra trước đây. Chúng tôi có người hâm mộ nhượng quyền thương mại, người hâm mộ của các diễn viên và đạo diễn, người hâm mộ thể loại - nhưng bạn có thể kể tên bao nhiêu người hâm mộ của các hãng phim thực tế? Pixar thực sự có thể là một trong số rất ít, vì khán giả và các nhà phê bình đã nhận thức được chiều sâu kể chuyện và phong cách hoạt hình mà họ đã gắn liền với. Giờ đây, trong năm thứ 21 của bộ phim điện ảnh và thứ 32 trong phim ngắn, Pixar đã liên tục sản xuất các dán đc quyn, từ tiền sản xuất đến thực hiện phát hành.

----------

Tác giả: Samuel James

Link bài gốc:What Makes Pixar Great at What They Do

Dịch giả: Chang -ToMo-Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Chang - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

Từ khóa » Phim Của Disney Pixar