[ToMo] Tại Sao Những Người Thông Minh Thường Gặp Khó Khăn ...
Có thể bạn quan tâm
Trong suốt nhiều năm chỉ dẫn người khác cách để vượt qua sự ngượng ngùng hay lo âu trong giao tiếp, có một điều kì lạ mà tôi đã để ý được. Quy luật này xuất hiện nhiều đến nỗi tôi tin nó không thể nào chỉ đơn thuần là sự trùng hợp…Tôi gọi phát hiện này là “Sự Lúng Túng Trong Tương Tác Xã Hội Của Những Thiên Tài“. Đây là xu hướng mà những người tài năng một cách đặc biệt lại thiếu hụt những kỹ năng xã hội, và thường xuyên vướng phải mặc cảm tự ti.
Sau khi ngẫm nghĩ về điều này trong một thời gian dài, tôi muốn chia sẻ những phát hiện của mình đến với các bạn. Tại sao những người đặc biệt thông minh lại thiếu hụt kỹ năng xã hội hoặc dễ ngượng ngùng đến thế?
Nếu bạn vẫn còn đang đọc đến đây, có lẽ là bạn cũng đang cân nhắc bản thân mình thông minh hơn đa số những người đàn ông và phụ nữ khác. Có thể bạn nổi trội trong trường lớp hoặc bạn không thể hiểu tại sao tất cả những người bạn của mình chỉ hứng thú với nhạc pop và người nổi tiếng… trong khi bạn hầu như quan tâm nhiều hơn về việc khám phá thế giới theo chiều sâu với trí óc của mình. Tính đến thời điểm này trong đời, trí thông minh có lẽ đã mang đến cho bạn nhiều lợi thế. Nó có thể giúp ích bạn trong trường học, đạt được bằng cấp, làm việc suôn sẻ, và nhiều hơn thế nữa.
Tuy nhiên, trí tuệ này có thể tệ hơn chữ "tệ" khi chúng ta đề cập đến…
Kỹ Năng Xã Hội Và Sự Tự Tin
Tôi xin nhắc lại, chính là tệ hơn chữ tệ. Điều này có thể được ví như việc dùng một chiếc tua vít để đóng một chiếc đinh. Sử dụng sai công cụ cho công việc chỉ khiến bạn thể hiện kém hơn mà thôi, đồng thời, bỏ lỡ nhiều cơ hội đến với thành công.
Vì vậy mà tôi tổng hợp lại danh sách vắn tắt về những cách mà trí thông minh của bạn có thể khiến bạn thất bại trong các tình huống xã hội ra sao..Và bạn nên làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Những Người Thông Minh Tìm Kiếm Thông Tin Hơn Là Phát Triển Kỹ Năng
Ba tôi là một người thợ hàn trong nhiều năm, và tôi đố các bạn biết cách mà ông ấy học hỏi? Đó là thông qua việc luyện tập. Làm một thứ gì đó liên tục là điều giúp bạn phát triển một kĩ năng.
Lẽ dĩ nhiên, bạn CẦN phải thông qua vài quá trình rèn luyện cơ bản, nhưng để đi từ tệ đến khá đối với một kỹ năng… bạn sẽ phải dành ra rất nhiều thời gian và nỗ lực.
Thế nhưng, có nhiều người thiếu hụt kỹ năng giao tiếp xã hội không nhìn nhận theo cách này. Thay vào đó, họ cố gắng tìm kiếm một mảng miếng thông tin kì diệu nào đó để giải quyết hết những vấn đề. Ví như là tìm kiếm một câu hội thoại (ngớ ngẩn) nhằm gây chú ý và bắt đầu cuộc trò chuyện trong bất kì tình huống nào. (Điều này không tồn tại).
Kỹ năng xã hội là KĨ NĂNG.
Nó không phải là THÔNG TIN xã hội.
Nó cũng không phải là HỌC THUYẾT xã hội.
Nó là KỸ NĂNG xã hội.
Bạn không có được nó bằng việc suy nghĩ, bạn có được bằng việc ĐẠT ĐƯỢC. Điều này có nghĩa là bạn sẽ học được nhiều hơn chỉ với 1 tiếng ra khỏi nhà, và thực sự nói chuyện với mọi người hơn là tự “giáo dục” mình trong 10 tiếng.
Bạn sẽ thấy khá hơn với việc luyện tập, thực hành một vài lần trong tuần.
Họ Suy Nghĩ Quá Nhiều
Bạn có từng để ý rằng, bao nhiêu người ngoài kia cực kì tự tin, và cách tương tác tự nhiên của họ đôi khi cũng trông có vẻ như…
Hết sức ngu ngốc!
Và những người thật sự thông minh lại có thể không chắc chắn về những gì cần nói, hoặc sợ sệt mở miệng ra để làm chút trò đùa về bản thân.
Ôi chao, đây quả thật là một thế giới đảo ngược!
Hãy nghĩ về điều này:
Tại sao những người dở tệ ở mảng tư duy logic… có thể là bậc thầy khi nhắc đến giao tiếp? Và tại sao bạn cảm thấy khó khăn để bắt đầu cuộc trò chuyện một cách tự tin khi lẽ ra bạn xứng đáng có được điều này hơn những tên ngu ngốc kia?
Đó là bởi vì việc cởi mở và xây dựng cuộc trò chuyện không phải là một vấn đề cần được giải quyết bằng suy nghĩ. Nó thiên về việc thể hiện cảm xúc tích cực và bất chợt mà bạn đang cảm thấy.
Tôi đã tham gia một vài lớp học kịch ứng tác trong một vài tháng. Đây là thế loại kịch hoàn toàn ngẫu hứng… tất cả diễn viên/học viên không có kịch bản… họ chỉ việc tuôn ra điều đầu tiên họ có được trong đầu.
Tình huống này trông có vẻ như là một ác mộng cho một người thông minh và hay ngượng nghịu… Thế nhưng bạn nên thử nó một vài lần dù nó có vẻ thật có chút đáng sợ.
Bài học lớn nhất mà tôi học được từ những lớp học này là bạn cần dựa hoàn toàn vào việc nói ra điều mình nghĩ theo bản năng, thay vì cố gắng lên kế hoạch những gì cần nói một cách cẩn thận.
Những người ngại ngùng và lo âu là những người có mảng tính cách đối lập nhất với tính từ “bất chợt”.
Nếu bạn không thể nghĩ ra được điều cần nói, bạn có lẽ sẽ tiếp tục suy nghĩ, suy nghĩ và suy nghĩ. Vì thế, hãy sắp xếp lại tâm trí của mình để nảy ra những chủ đề trò chuyện thú vị.
Chưa một lần nhận ra tác hại của việc suy nghĩ quá nhiều chính là lý do cơ bản khiến bạn gặp vấn đề với việc mở lời!
Họ Tự Làm Mình Mất Tự Tin
Một vài nhà tâm lý học gọi tâm trí con người là một cỗ máy mô phỏng. Thực tế, về bản chất, trí não được lập trình để nhớ lại quá khứ hoặc tự mường tượng về tương lai để giúp bạn tồn tại trong cuộc sống.
Nếu bạn có thể hình dung bản thân sẽ chết bất thình lình sau khi leo hết 10 tầng lầu, khả năng cao là bạn sẽ không bắt đầu bước đầu tiên, đúng chứ?
Những người trí tuệ cao sử dụng chiến thuật mô phỏng tương lai và đề phòng nguy hại này khá thường xuyên. Cụ thể như thế nào? Họ sẽ vẽ ra hết những lý do mà mọi thứ sẽ không thành trong các tình huống xã hội.
Họ có thể sử dụng trí tưởng tượng tuyệt vời của mình để hình dung rõ nét tất cả những cách thức tệ hại sẽ xảy ra đến với họ. Và rồi họ tiếp tục cố gắng phát hiện ra chi tiết các điều nhỏ nhặt có thể đi chệch hướng như thế nào.
Ví dụ như, có thể sẽ có một cô gái bạn muốn ngỏ lời mời hẹn hò. Nhưng sau đó tâm trí bạn hình dung ra một sự im lặng đáng sợ sau khi bạn vừa thốt ra câu “Chào em”... Và bạn tiếp tục hình dung cô gái ấy nói “Không anh ạ, em cảm ơn” … sau đó thì cô ấy đồn đại cho tất cả mọi người biết bạn là một tên thất bại và kì dị như thế nào… rồi tiếp đến bạn buộc phải nhìn thấy cô ấy mỗi ngày sau đó… luôn cố gắng lảng tránh cảm giác xấu hổ ấy xuất hiện lần nữa..
Bạn có nhìn thấy viễn cảnh ấy chứ?
Hình dung ra điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khiến bạn thậm chí bỏ qua luôn việc bắt đầu thử. Bạn có thể sẽ lảng tránh rất nhiều buổi tiệc tùng, cuộc trò chuyện và các tình huống xã hội khác nhau, vì nỗi sợ điều-tệ-nhất sẽ xảy ra… tất cả là “nhờ” vào trí óc thông minh đã phần nào “giúp” bạn nhìn vào những “nguy hiểm tiềm tàng”.
Giờ đây, nếu bạn đã suy nghĩ cẩn thận và nghĩ ra được những lí do nghe-có-vẻ-hợp-lí cho việc tại sao mọi thứ sẽ thất bại, bạn sẽ cảm thấy thật đúng đắn khi không bắt đầu, có đúng không nào?
Ý của tôi ở đây là, tại sao bạn lại muốn làm những thứ mà bạn biết sẽ thất bại?
Nghe có vẻ hợp tình hợp lý, nhưng nó thật là một lối nghĩ TỆ HẠI khi bước ra đời thật… và đặc biệt là trong cuộc đấu tranh để vượt qua sự e thẹn và lo âu xã hội.
Bởi vì những người thẹn thùng và mắc chứng lo âu xã hội có xu hướng đánh giá tình hình quá mức cần thiết. Bạn đánh giá quá cao xác suất và hậu quả của một điều tồi tệ sẽ xảy ra.
Thi thoảng, thất bại không hẳn là thứ gì đó to tát như tâm trí bạn tự vạch ra. Bạn mời cô ấy đi chơi, cô ấy từ chối…và cuộc sống vẫn sẽ tiếp diễn. Bạn sẽ cảm thấy tệ trong một vài ngày, và rồi trong vòng 2 tuần tiếp theo có thể bạn sẽ không còn nhớ nhiều đến mảng kí ức đó nữa. Và nhiều thứ khác sẽ xảy đến…
Những thất bại nhỏ là điều cần thiết để giúp bạn nâng cao kĩ năng xã hội. Thất bại trong một cuộc trò chuyện không tệ bằng hậu quả của việc lảng tránh đương đầu với tất cả khó khăn trong cuộc sống…đó mới chính là điều dẫn tới thất bại TO LỚN nhất trong đời.
4. Họ Không Thể Đối Diện Với Nỗi Sợ Hãi Và Những Cảm Xúc Khác
Điểm mạnh của một người thông minh nằm ở tính logic của họ, điều này đồng nghĩa với việc điểm yếu của họ chính là những cảm xúc.
Khi nói đến xử lý cảm xúc…nhiều người thông minh (thông thường là nam giới) trở nên lúng túng và cứng đờ.
Có thể một là họ sẽ bắt đầu áp chế cảm xúc hoặc là chạy trốn khỏi chúng…đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực như sự sợ hãi. Sợ bị từ chối, sợ mở lời và gắn kết với mọi người,...
Nhiều người thà chết trong cô độc hơn là thừa nhận họ không biết cách đối diện với những cảm xúc...hoặc thậm chí chỉ là việc nhờ giúp đỡ!
Nói cho các bạn biết một điều, tôi đã trải qua việc này hàng năm trời. Tôi biết mọi thứ sẽ trông như thế nào. Nhưng sự thực thì bất kỳ ai đều có thể học cách xử trí và thậm chí là kiểm soát thuần thục cảm xúc của họ (thậm chí là nỗi sợ)... nếu họ biết dành thời gian và công sức để học hỏi.
Nếu những gì tôi nói ở đây đúng với bạn, vậy thì, hãy biết giúp đỡ bản thân hết sức… với thời gian, công sức bỏ ra. Đừng bận tâm về việc liệu ai đó sẽ cười chê bạn vì học hỏi những kỹ năng tự lực cánh sinh căn bản. Điều quan trọng là bạn đang làm những thứ mà BẠN cần làm cho BẢN THÂN MÌNH.
Thiết nghĩ lý do tôi thật hiếu kỳ với phát hiện “Sự Lúng Túng Trong Tương Tác Xã Hội Của Những Thiên Tài” là vì tôi đã phải vật lộn với những vấn đề như thế này trong hàng năm trời.
Tôi không nói tôi là người thông minh nhất quả đất này… Nhưng nó luôn làm tôi phát cáu khi một mặt tôi khá ổn trong việc suy luận vấn đề… mặt khác tôi lại không tài nào biết được thiếu sót của mình trong việc trở thành một người hoạt bát và giao tiếp tốt như những người khác.
Vậy là sau khi cứ đập đầu vào tường mãi với chuyện đó trong nhiều năm ròng rã..thử nhiều cách khác nhau...cuối cùng thì tôi đã lóe lên một ý tưởng, rằng là tại sao mình không bắt đầu quan sát và học hỏi những người giỏi giao tiếp xã hội một cách tự nhiên. Bằng việc từ tốn học hỏi những gì các “thiên tài giao tiếp” làm và nói trong các cuộc trò chuyện… và học cách bộ não của họ hoạt động… Tôi bắt đầu nhận ra kỹ năng xã hội không hề liên quan đến logic khoa học chút nào.
Tôi đã làm nhiều thứ sai căn bản, khi tôi cố gắng “sửa” sai bao nhiêu, tôi càng bước đi chậm bấy nhiêu. Phần lớn những gì tôi học được rất khó để tôi thừa nhận… vì bộ não logic của tôi không muốn tin vào nó. Nó kiểu như câu nói này:
“Bạn không thể giải quyết một vấn đề với cùng một mức độ nhận thức đã tạo ra vấn đề đó.”
Đó cũng là những gì mà trở nên tự tin và thành thục giao tiếp trông giống như. Tôi đã mất khá nhiều thời gian, nhưng tôi vẫn bền chí tiếp tục học hỏi, thử nghiệm và đúc kết những gì tôi đã học được cho đến khi bản thân tôi nhận ra được cách để vượt qua sự e thẹn và lo âu chốn đông người…
Tôi đã học được cách để trở nên tự tin và hoạt ngôn hơn bất cứ lúc nào và bất cứ khi nào…
Tôi học được cách để xây dựng vòng tròn bạn bè ngay từ những bước nhỏ bé nhất...
----------
Tác giả: Sean Cooper
Link bài gốc: 4 Reasons Highly Intelligent People Are Often Socially Inept
Dịch giả: My Kiệt - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: My Kiệt - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
Từ khóa » Gặp Khó Khăn Trong Giao Tiếp
-
Những Khó Khăn Trong Giao Tiếp Và Cách Khắc Phục - .vn
-
Khó Khăn Trong Giao Tiếp Của Sinh Viên - Rào Cản Tâm Lý Trong Gia đình
-
Cho Những Ai đang Gặp Khó Khăn Trong Giao Tiếp Potx - Tài Liệu Text
-
4 Rào Cản Hạn Chế Kỹ Năng Giao Tiếp Của Bạn Và Cách Khắc Phục
-
Khó Khăn Trong Giao Tiếp Nhận Thức - Vững Trí
-
Những Sai Lầm Trong Giao Tiếp Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Có Cách Nào điều Trị Tận Gốc Gặp Khó Khăn Khi Giao Tiếp Không?
-
Khó Khăn Trong Giao Tiếp Xã Hội - Rào Cản Lớn Trong Cuộc Sống
-
Những Khó Khăn Trong Giao Tiếp Và Cách Khắc Phục - Tutukit
-
Dấu Hiệu Nhóm Từ Xa Gặp Khó Khăn Trong Giao Tiếp
-
3 Lý Do Chính Khiến Trẻ Gặp Khó Khăn Trong Giao Tiếp - ODPHUB
-
GẶP KHÓ KHĂN TRONG GIAO TIẾP Tiếng Anh Là Gì - Tr-ex
-
Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Khó Khăn Trong Giao Tiếp - Dinhpsy's World
-
5 Rào Cản Cần Khắc Phục Trong Kỹ Năng Giao Tiếp - VNPT School